Điều khiến mình trăn trở và thấm thía nhất trong suốt hơn 1 năm nay, đó chính là sự trưởng thành. Bởi mình mới tốt nghiệp hơn 1 năm nay, vừa chính thức bắt đầu ra đời và lăn lộn, nên mình đã trải qua phần nào, cũng đã hiểu được và nhìn thấy được phần nào cái gọi là "trưởng thành" ấy.
Điều đầu tiên của việc trưởng thành, đó là sự thay đổi. Sự thay đổi trước tiên về môi trường và về hoàn cảnh bản thân, khiến con người ta cũng đổi thay. Mình và các bạn Đại học của mình, đã trải qua nhũng đổi thay khi chúng mình đi thực tập xong, rồi lại dõi theo từng ngày đến buổi tốt nghiệp. Đứa nào cũng rối rít viết CV, chuẩn bị hồ sơ rồi đi apply hết chỗ này đến chỗ khác, mình cũng không ngoại lệ. Tất nhiên, có đứa may mắn tìm được chỗ làm trong thời gian ngắn hoặc ở lại chỗ thực tập làm khi tốt nghiệp, rồi gắn bó được tới giờ, nhưng có đứa phải mất rất lâu mới có được một công việc như ý hay "tạm" như ý, có đứa cũng phải nhảy 2, 3 việc mới tìm được "chốn dung thân". Mình là đứa phải nhảy việc, rồi có một thời gian ngưng mấy tháng để học thêm chứng chỉ. Cái lý do mình nhảy việc thì một phần mình tự xin nghỉ cũng có, mà bị người ta mời nghỉ cũng có luôn. :((
MÌnh đã không giấu giếm điều đó, vì lúc đấy mới thực sự là khởi đầu cho sự trưởng thành của mình. Những lần phải rời công việc, phản ứng đầu tiên của mình là thấy sững sốt, nhục nhã, lo lắng và tiếc nuối. Mình đã gần như trầm cảm, đêm hay mất ngủ và có lúc nghĩ đến cái chết. Điều đầu tiên mình đối mặt, chính là việc thông báo và nói chuyện với gia đình. Mình đã phải trong tâm thế đón nhận bất kỳ phản ứng, câu hỏi nào từ cha mẹ, ông bà, anh em và họ hàng. Mình cũng chật vật mất mấy tuần để suy nghĩ về vấn đề của bản thân và ổn định tinh thần, chưa kể lúc đó dịch Covid bắt đầu bùng phát rồi, công việc ai cũng khó khăn. Mình đã nghĩ kỹ về nguyên nhân mình phải ra đi, đó phần lớn là do sự chủ quan, thiếu cẩn thận và sự yếu kém, thiếu kỹ năng sống trong ứng xử, giao tiếp, nhất là ở nơi công sở. Mình dẫn đối mặt bằng cách thay đổi suy nghĩ và thái độ, mình cố gắng giữ thái độ tích cực, hướng theo giờ giấc và thói quen sinh hoạt bình thường và quan tâm đến sức khỏe thể chất. Mình cũng phải thay đổi suy nghĩ như phải tự giác nhiều hơn, phải chú ý hơn và quan tâm đến những vấn đề xung quanh hơn, nếu có quyết định làm gì thì nên làm càng sớm càng tốt, bớt trì hoãn do dự vì đó là nguyên nhân lớn cho những sai lầm của mình. Đồng thời mình cũng chuẩn bị CV kỹ lưỡng hơn, nghiên cứu về các công việc trên mạng, duy trì học ngoại ngữ và tranh thủ trao dồi các kiến thức, chứng chỉ còn thiếu. Kỷ luật là điều khó khăn với mình trong thời gian này, nhưng nghĩ đến khó khăn trước mắt, nghĩ đến những điều dang dở cần phải làm và thời gian tuổi trẻ, mình đã phải gồng lên và ép bản thân phải vượt qua hết. Điều trưởng thành đầu tiên mình trải qua đó là phải dũng cảm, nghiêm túc đối mặt với vẫn đề bản thân và tìm mọi cách để giải quyết, không thể trông chờ vào điều gì siêu nhiên, biết vượt qua nỗi sợ và cả thể diện nữa. 
Trong lúc lạc lõng và khó khăn nhất, gia đình là niềm an ủi lớn nhất cũng mình. Gia đình buồn và thất vọng về mình lắm, những vẫn đứng ra hỗ trợ về vật chất và tin thần. Mình không phải đau đầu về chi phí ăn uống hay điện nước, mình vẫn có ai đó bên cạnh mà tâm sự, sẻ chia. Mình đã thật may mắn biết bao, nên mình cố gắng giúp đỡ mọi người từ những việc nhỏ nhất trong nhà và mình cảm thấy được đọng lực mạnh mẽ để sớm ổn định, giúp đỡ gia đình những việc lớn hơn. Mình nhận ra rằng trưởng thành cũng là lúc nhận ra những gì mình đang có và biết cách trân trọng, giữ gìn những điều đó. Những điều ta có dù là nhỏ nhất, bình dị nhất cũng là nguồn lực lớn nhất khi gặp trở ngại.
Có được công việc rồi, bắt đầu thực sụ đi làm và thực sự gắn với công việc thì thử thách trưởng thành mới bắt đầu. Mình bắt đầu làm quen với công việc, có đôi chút khó khăn nhưng mình vẫn có thể vượt qua đợt thử việc và vẫn vẫn đáp ứng yêu cầu công việc , dù có chậm và cập rập hơn so với mọi người. Nhưng với tính chất công việc là nhập liệu và làm việc nhóm nhiều để đảm bảo chất lượng, độ chính xác công việc, nên mình cũng phải lưu ý nhiều đến việc giao tiếp. Mình không thể hòa đồng ngay, dù bây giờ mình gần gũi hơn với gần như mọi người trong team, chỉ "gần như" thôi vì vẫn có người không thích, phân biệt đối xử với mình và ngược lại mình cũng không thấy thoải mái khi tiếp xúc với những người đó. Gặp và gần gũi với các anh chị nơi công sở, thực sự mình mở mang tầm mắt, thấy được những điều tích cực mới lạ trong lối sống của mọi người, cũng như những góc khuất, theo mình, khá tiêu cực. Mình đã thực sự bị stress, chông chênh trước những điều đó, mình luôn trăn trở giữa việc cố gắng tự làm được công việc của mình và phối hợp với mọi người,  cũng như cân bằng con người riêng của mình và thay đổi để hòa hợp với tập thể.
Dần dà, mình nhận ra tập trung nhiều hơn vào công việc của mình, vẫn để ý đến người khác, đến những gì họ nói nhưng không can thiệp hay suy nghĩ quá nhiều, chính là cách để tồn tại. Khi mình nỗ lực hòa đồng với mọi người, nhưng mình nhận ra mình không thể làm hài lòng "tất cả". Mình đã chấp nhận điều đó để sống bao dung và tích cực hơn. Mình học cách trân trọng và mạn dạn thể hiện sự biết ơn với người mình thực sự yêu quý (vì họ tử tế với mình) và học cách kiên nhẫn, bỏ qua, nhưng không quá sợ hãi mà "nhây" hơn với những người không ưa mình. Việc tập trung nhiều hơn, nghĩ nhiều hơn cho bản thân giúp mình dần bước qua những tiêu cực trong quan hệ với mọi người xung quanh. Suy cho cùng, việc thế giới này đối xử với mình, cũng không quan trọng bằng việc chính mình đối với bản thân mình mà. Đi làm thực sự rồi thì quá trình trưởng thành cũng trở nên nhanh hơn.
Gần đây nhất, đang lúc công việc chỉ mới vào lề thói, vẫn còn bao bộn bề về tinh thần và cuộc sống, thì bà ngoại mình đột ngột qua đời. Bà mất vì tuổi già và bệnh tật, nhưng bà ra đi đột ngột khiến mình bàng hoàng trước tiên, rồi mới đến đau buồn, thương nhớ. Điều mình đau và thương nhớ nhất chính là những lần đầu tiên, khi mới vào cấp 3, vào Đại học hay mới đi làm, bà đều hỏi: "Ở trường/chỗ làm, có ai bắt nạt con không?". Bởi bà lo cho đứa cháu khù khờ, ngây thơ do được bảo bọc từ bé, có lúc ương bướng và không nghe lời, sẽ khiến người ngoài thấy phiền hay xem thường, làm tổn thương. Lúc nào ngoại hỏi thì mình cũng rất chạnh lòng, nhưng lại thường đánh trống lảng chuyện khác vì thấy phiền và sợ ngoại lo nghĩ không đâu. Mình hối hận vì đã không thành thật và gần gũi hơn với ngoại. Âu cũng là một phần của trưởng thành, khi ta tìm cách để trông vững vàng, trông mình ổn và để những người thương yêu mình yên tâm hơn. Dù đau lòng nhưng đó là thực tế mà mình phải bước vào. Trong khoảng thời gian đó, mình đã vô cùng yếu đuối, nhạy cảm dễ nóng vội và hối hận rất nhiều. Có nhiều điều mình muốn nói và làm cùng ngoại, nhưng không kịp mất rồi. Giờ chỉ có thể tự nhủ mình phải làm ngay những điều tốt đẹp cho chính những người thương yêu còn lại.

"...trưởng thành với mình vẫn là việc đối mặt, chấp nhận để rồi thích nghi với bất kỳ thay đổi và bước ngoặc trong cuộc sống."
Phải mất khá lâu mình mới vượt qua những khó khăn về cuộc sống và tinh thần. Dù mọi thứ đã ổn hơn, bản thân cũng quen với nhịp sống mới, nhưng mình vẫn luôn thấy bất an và cảm nhận khó khăn vẫn ở đó. Lúc nào cũng tự nhủ phải luôn chuẩn bị cho bất kỳ những sự thay đổi hay đảo lộn nào. Rốt cuộc, trưởng thành với mình vẫn là việc đối mặt, chấp nhận để rồi thích nghi với bất kỳ thay đổi và bước ngoặc trong cuộc sống. Chậm rãi bước ra khỏi cái vỏ bọc được che chở từ gia đình, mình bước ra dù rất ngu ngơ và chênh vênh, nhưng vẫn có thể tự hào vì mình đã đứng lên và đi được đến hôm nay. Chỉ mong rằng mình vẫn có thể tiến lên và trưởng thành hơn mỗi ngày.
Tái bút: Gửi thật nhiều yêu thương và đông viên cho những ai đã và đang suy sụp trong cuộc sống, nhất là sau đại dịch. Nếu các bạn vẫn đứng lên và vẫn làm được những gì mình cần làm hay nên làm, các bạn đã là những chiến binh rất dũng cảm rồi. Vì mình đọc tin 1/3 người trưởng thành ở Mỹ có dấu hiệu trầm cảm trong đại dịch khi họ bị mất đi việc làm, bị hạn chế tiếp xúc xã hội hay phải chịu vấn đề bệnh tật, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Mình cũng như thế, cũng phải vượt qua các vấn đề về sức khỏe thể chất, tính thần, vượt qua cả sự do dự và sự lười biếng để viết nhưng điều này, để có thể biết rằng qua những trở ngại ấy, chúng ta đã đi được bao xa.
Trinh Trinh - 2/5/2021