Trump đã sai từ cái nhìn đầu tiên?
Bài viết không mang mục đích đả kích, chính trị hay chính sách. Bài viết chỉ thuần tính kinh tế và tranh luận ở góc độ cá nhân. Chúc bạn đọc vui vẻ chấp nhận và tự do suy ngẫm nhé!
Đầu tiên, mình xin khẳng định rằng những kết luận trong bài viết không hề mang mục đích chính trị, mà chỉ thuần là kiến thức về kinh tế. Hơn nữa, đây là bài viết được lấy cảm hứng nhiều từ một tác giả khác mà mình rất hâm mộ, tên của tác giả sẽ được đề cập ở cuối bài viết.
Để giới thiệu sơ lược, tổng thống Donald Trump (D.T.) là tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, nhậm chức vào năm 2017 - 2021. Lúc mới nhậm chức, D.T. đã từng đề cập lý do tại sao ông đưa ra chính sách như vậy: Bởi vì các việc làm ở Mỹ đã bị mất vào tay của người Trung Quốc vì vấn đề giá nhân công rẻ và giá hàng hoá cũng rẻ hơn. Sau đó, vụ việc nổi bật trong suốt khoảng thời gian D.T. nắm chức Tổng thống là việc áp đặt mức thuế cao cho hàng hoá xuất khẩu từ Trung Quốc.
Đã từng có ý kiến cho rằng chủ nghĩa bảo hộ là một cách thức để phát triển cho kinh tế với những ví dụ như nước Đức dưới thời Hitler, Trung Quốc bảo hộ mậu dịch cho các công ty, quốc hữu hoá hoặc trợ cấp cho doanh nghiệp để tăng trưởng. Tuy nhiên, quan điểm của tác giả là: Protectiontism never worked and never will - (tạm dịch: Bảo hộ mậu dịch chưa từng hiệu quả và sẽ không bao giờ hiệu quả).
Ý tưởng của D.T. là: Trung Quốc thao túng giá sản phẩm, khiến giá sản phẩm rẻ, vì vậy tôi sẽ đánh thuế cao để hàng hoá Trung Quốc cao bằng với sản phẩm của Mỹ. Nhìn qua thì lập luận này có vẻ chặt chẽ, nhưng nếu bạn đọc những phân tích tiếp theo mình đưa ra, bạn sẽ nghĩ khác.
Mình đã từng ngồi trò chuyện với nhiều người, trong đó, mình nhớ nhất câu hỏi: Làm sao để biết một nền kinh tế đang phát triển? GDP? GDP đầu người? Chỉ số chứng khoán (Dow Jones, VNIndex, ... )? Chỉ số lạm phát? Có thể vậy, nhưng mình chắc chắn cái chính xác nhất để đo mức độ phồn thịnh của một quốc gia là chất lượng cuộc sống (Standard of Living).
Chất lượng cuộc sống có thể hiểu là: bạn có đủ tiền để trang trải cho những chi phí cần thiết. Khi một hàng hoá trở nên quá đắt đỏ, bạn phải chi tiêu eo hẹp lại những hàng hoá khác, để có thể duy trì cuộc sống. Giả như bình thường bạn ăn sáng 30k, ăn trưa 30k, ăn tối 30k và 10k để đi chơi. Nay bởi vì giá gửi xe tăng lên khiến 10k thành 20k, bạn phải ăn sáng ít lại. Tiêu chuẩn của cuộc sống sẽ thay đổi chỉ khi thu nhập của bạn thay đổi hoặc giá của mặt hàng thay đổi. Vậy Trung Quốc đã làm hại kinh tế Mỹ, hay ngược lại?
Nếu ta nói Trung Quốc lợi dụng thuế của người dân để trợ cấp cho các doanh nghiệp tại Trung Quốc, khiến giá cả hàng hoá Trung Quốc giảm đi đáng kể. Vậy chẳng phải: người Mỹ chỉ dùng 20k ăn sáng, 20k ăn trưa và 20k ăn tối, để dành được 40k làm những chuyện khác sao? Trung Quốc sẽ tăng chất lượng sống của Mỹ lên nhiều lần bằng cách cắt bớt chất lượng sống của người dân Trung Quốc, phải không? Điều này có thực sự là một cuộc chiến của Trung Quốc gây ra không?
Trở lại thế kỷ 19, một sự kiện chúng ta ai cũng được học ở phổ thông: sự kiện chiến tranh vô sản, công nhân đập phá máy móc vì nghĩ rằng nó lấy đi công việc của họ. Đúng là thực tế, máy móc đã lấy đi công việc của nhiều người trong xã hội. Nhưng về mặt tích cực, máy móc mang lại nhiều tiện ích hơn, thời gian sản xuất nhanh hơn, hàng hoá tuôn trào, giá cả hàng hoá giảm đi đáng kể. Những người mất việc bởi vì sự thay đổi về công nghệ quá nhanh, khiến họ không đủ kiến thức để tiếp thu những thành tựu đó. Việc bị đào thải khỏi thị trường lao động sẽ diễn ra không sớm thì muộn. Chính máy móc giúp chúng ta tốt hơn, thế hệ con cháu như mình tiếp cận công nghệ như bạn, sử dụng chúng thành thạo và trở lại thị trường lao động như lúc trước.
Máy móc là phát minh của con người với mục tiêu nâng cao chất lượng sống, tăng sức mua của đồng tiền, của người dân. Một mục tiêu cao cả đánh đổi bằng sự thất nghiệp trong vài thập kỷ. Máy móc không có lỗi, lỗi ở người sử dụng nó cơ.
Vậy thì, từ những năm 2000 đến nay, con người phát triển máy móc đến nhường nào? Chúng ta có kết nối 4g, có Facebook, Google, Amazon, có công nghệ vận chuyển không người lái, ... Giao dịch thương mại chính là thành tựu mà chúng ta đạt được. Cũng như máy móc, giao dịch thương mại sinh ra với mục tiêu là giảm giá cả hàng hoá, giúp thị trường cạnh tranh một cách công bằng. Biết bao hiệp định thương mại FTA đã mất bao nhiêu mồ hôi nước mắt của doanh nghiệp và quốc gia để ký kết. Biết bao công nghệ được làm ra phục vụ cho mục đích giao dịch đa quốc gia. Trump says no to most China. Và ông đổ lỗi do giao dịch thương mại, ông thực hiện biện pháp thuế để đánh đổ mọi thứ. Chẳng phải, ông đang "đánh đập" những máy móc vô tội hay sao? Như tác giả nói: International Trade is not responsible for the job loss as increases in efficiency and technology. (tạm dịch: Giao dịch thương mại không có lỗi khi gây ra thất nghiệp chỉ vì nó mang lại tiện nghi và công nghệ.)
Mình sẽ không bàn đến chính sách mà D.T. nên làm khi còn là tổng thống (Of course :))) hihi). Nhưng mình biết, có gì đó sai sai khi bác ra quyết định Trade War với Trung Quốc, một hành động mang nhiều tính quyền uy hơn là giải quyết vấn đề. Có thể sau này mình sẽ viết một bài về Tại sao lâu rồi chúng ta không thấy chiến tranh? để giải thích nhiều hơn. Thôi, mặc dù vậy, D.T. đã kết thúc kỳ tổng thống Mỹ, và càng lên cao không khí càng loãng mà ^^ mình đâu ở trển đâu sao mà biết hết được.
Tác giả mình muốn nhắc đến là bác Mike Meloney. Bác này mình rất thích những video bác nói, nó rất sạch về cả nội dung lẫn hình thức. Rất recommend cho các bạn học và làm việc trong chuyên ngành tài chính - đầu tư.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất