Ờ thì y như tiêu đề, đây là câu hỏi mình từng đặt ra trong đầu sau khi trải qua vài cuộc tranh cãi lớn nhỏ khác nhau (ai cũng nhiều kinh nghiệm y như mình vậy). Theo mình thì sẽ có 3 loại chính sau:
1. Hai phe đều rất lý trí - Tranh cãi trong trường hợp này chắc không nên được coi là tranh cãi. Nó giống như phản biện, thảo luận văn minh hơn về một vấn đề xung đột nào đó - Mình thấy nhiều nhất trong môi trường công việc hoặc với bạn bè - Đôi khi vấn đề không được thống nhất sẽ dễ đẩy cuộc nói chuyện lên thành hai loại tiếp theo
2. Một phe lý trí, một phe cảm xúc Mình lại chia nó ra thành 3 loại nhỏ: - Phe lý trí không thèm nghe: Mình thường thấy ở những cuộc tranh cãi mà phe lý trí là "bề trên", không tôn trọng phe cảm xúc (trường hợp này mình chưa tìm được cách giải quyết) - Phe lý trí vô duyên: Phe lý trí rất tôn trọng và muốn phe cảm xúc hiểu ra vấn đề nhưng đa số các hành động toàn là "đổ thêm dầu vào lửa". Phe lý trí lúc này sẽ thường bị chê là khô khan, không hiểu cảm xúc đối phương. Cách giải quyết thì phe lý trí tốt nhất im lặng và chịu trận cho đến khi phe cảm xúc hạ hỏa rồi nói chuyện tiếp - Phe lý trí tinh tế: Phe lý trí lúc này giống như là tạt gáo nước lạnh vào đối phương. Đưa ra những câu nói, câu hỏi rất đúng trọng tâm và chọn lựa thời khắc thích hợp. Sau đó, 2 bên thường sẽ giải quyết được vấn đề (thằng bạn thân mình rất pro trong mấy vụ này. mình học mãi sao chưa thành tài nhỉ)
3, Hai phe cảm xúc Đa số các mối quan hệ đều rất dễ tan vỡ khi gặp trường hợp này. Vấn đề hay gặp ở đây thường là do cái tôi, diễn đạt, kiến thức, góc nhìn,.. hơn là sự tôn trọng giữa 2 phe. Mình lại chia ra làm 2 loại nhỏ: - Cả 2 phe đều đẩy sự căng thẳng lên cao. Không ai chịu nhường ai và khi lên đến đỉnh điểm sẽ thường "động tay động chân" hoặc làm ra những hành vi không lường trước được - Cãi nhau 1 lúc, 1 phe bắt đầu nhường. Nếu phe còn lại không hạ hỏa mà lại cảm xúc càng tăng thì phe nhường sẽ tìm cách chấm dứt cuộc nói chuyện này lại. Nếu phe còn lại bắt đầu hạ hỏa thì cuộc nói chuyện có thể tiếp tục để giải quyết vấn đề hoặc chấm dứt cuộc nói chuyện Đây sẽ thường là thử thách cho 2 phe sau cuộc tranh cãi khi 2 phe đều đánh giá xem "mình có mong muốn kéo dài mối quan hệ này không?", "ai sẽ xuống nước trước?", "mình là người đúng hay là người sai?", "mình có đặt góc nhìn bản thân ở phía người ta không?". Thành công vượt qua giai đoạn khó khăn này, mình thấy tình cảm hòa hợp lại sẽ tốt hơn nhiều, thông cảm, thấu hiểu cho nhau hơn so với 2 loại trước
3. Lời kết Mình vẫn nghiêng về việc dùng lý trí trong 1 cuộc tranh cãi hơn là việc dựa trên cảm xúc. Tranh cãi trong cuộc sống thật sự không tránh khỏi. Chỉ là sau mỗi vụ việc này, bản thân mỗi người có cố gắng thay đổi vấn đề hay chỉ tìm cách né tránh nó thì đó lại là vấn đề khác :) Mình rất mong mọi người bình luận, chia sẻ góc nhìn của bản thân về vấn đề này nha. Mình xin cảm ơn!