Những kiến trúc khéo léo nhưng bị quên lãng, câu trả lời cho sự tiêu thụ năng lượng quá mức hiện nay.
Sự phục hồi của môi trường thiên nhiên trong kiến trúc bởi giáo sư Alan Short chính là thành quả của 30 năm nghiên cứu và được coi là chiến thắng về công trình xanh của Short và những ngành Kiến trúc, Thiết kế, Ứng dụng Toán học và Khoa học Trái đất tại trường đại học Cambridge.
Những tranh cãi trong thiết kế xây dựng đã luôn ở đây, ông Short nói. Những nhà lãnh đạo nghĩ có thể giải quyết vấn đề năng lượng và xây dựng bằng sự cải tiến. Nhưng chúng ta không thể. Với nhiệt độ toàn cầu đang ngày một tăng, chúng ta sẽ tiếp tục lãng phí nhiều và nhiều hơn nữa năng lượng để duy trì những tòa nhà cho đến khi chúng ta khán kiệt.
Short đang kêu gọi cho một sự tái tạo trong việc thiết kế những tòa nhà chọc trời và những tòa nhà công cộng, vì giờ đây cho tất cả đều trông cậy vào hệ thống điều hòa để lọc không khí hay được biết đến là hệ thống cứu trợ sự sống.
Thay vào đó, ông cho thấy hoàn toàn có thể cung cấp ống thông gió và máy làm lạnh thiên nhiên trong một toà nhà lớn, khi chúng ta nhìn lại, tìm kiếm trong quá khứ, trước khi sự lan rộng của hệ thống điều hòa, cái mà theo các nhà phát minh "bớt gay gắt hơn và bớt hùng hổ hơn" 
Short chỉ ra rằng phần lớn các tòa nhà dùng để ở bây giờ, nó cần phải kín và có điều hòa. Sự sử dụng năng lượng và khí carbon thải ra và tạo ra là rất lớn và thực sự không cần thiết. Những tòa nhà ở phương Tây chiếm khoảng 40-50% lượng sử dụng năng lượng, tạo ra khí thải carbon và phần còn lại của thế giới đang cố gắng theo kịp để đánh bại con số đó. Short coi kính, kim loại và điều hòa tầng cao như một biểu tượng cho tình trạng của nó hơn là một đường lối thực tế mà chúng ta yêu cầu.
Trọng tâm quyển sách của Short là sự phát triển và phức tạp của nghệ thuật và khoa học trong hệ thống thông khí của các tòa nhà trong khoảng thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, bao gồm thiết kế khéo léo trong các bệnh viện và những thiết kế thú vị của John Shaw Billings bao gồm cả bệnh viện John Hopkins đầu tiên trong thành phố US của Baltimore (1873-1889).
"Chúng tôi đã dành 3 năm để phác thảo bản thiết kế cuối cùng của Billings, ông Short cho biết. Chúng tôi đã cho nguồn bệnh vào luồng không khí, làm mẫu bởi ai đó bị viêm phổi (lao) ho vào những người được bảo trợ và chúng tôi nhận thấy rằng hệ thống thông khí trong căn phòng giúp những bệnh nhân khác an toàn.
Chúng tôi khám phá ra những bệnh viện vào khoảng thế kỉ thứ 19 đã tạo ra 24 lần sự thay đổi không khí trong vòng 1 giờ đồng hồ,con số tương đương bây giờ,dưới sự điều khiển của máy móc. Chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể  xây phân khu dựa trên những nguyên lí ngày nay.
Mỗi phòng không phải thích hợp cho tất cả bệnh nhân. Phân khu chung dành cho một bệnh nhân cụ thể, người già mất trí nhớ chẳng hạn, nó hoạt động hiệu quả như những bệnh viện thời nay nhưng lại gây ra nhiều cuộc tranh cãi liên quan đến chi phí năng lượng.
Giáo sư Short cho rằng cách lối suy nghĩ và lối hành động của thiết kế này đã hoàn toàn lạc lối, sự bất cẩn trong thiết kế cho rạp hát, nhà opera và những tòa nhà khác nơi mà một nửa âm thanh của tòa nhà đã bị lấy đi để đảm bảo mọi người có không khí trong lành.
Rất nhiều những ý tưởng khó hiểu về thiết kế bệnh viện và các tòa nhà trong thể kỉ 19 được đưa ra bởi sự sợ hãi trong việc bảo vệ mọi người trước những khí độc, có thể phát tán mầm bệnh. Khí độc được cho là nguồn cơn chính của bệnh dịch trong hàng thế kỉ và thường được giải thích là sự lây lan của những bệnh truyền nhiễm từ Middle Ages cho tới sự bùng phát dịch tả ở London và Paris trong những năm 1850. Không khí bẩn đã được cho rằng là lí do chính của sự ốm yếu, dẫn tới bệnh tật và cái chết. Một sự lèo lái thuận lợi cho bệnh viện.
Trong khi đó giả thuyết về khí độc trong suốt thời gian dài không được chứng minh, Short đã dành 30 năm để ủng hộ sự quay lại của những thiết kế mẫu của các tòa nhà này.
Ngày nay, khi mà một số lượng lớn khoảng không của các tòa nhà và chi phí xây dựng đã vượt xa cả hệ thống điều hòa."Nhưng tôi vẫn thiết kế và xây dựng một chuỗi các tòa nhà trong suốt ba thập kỉ qua những cái mà tôi cố gằng tái tạo một vài điểm và rồi kết quả bắt đầu xuất hiện.
"Để tiến tới với nguồn năng lượng thấp, ít carbon trong tương lai, chúng ta nên nhìn lại những thiết kế trong quá khứ, trước khi một lượng lớn năng lượng được sử dụng và carbon thải ra như hiện những thiết kế hiện nay. Chúng ta sẽ nhận ra có rất nhiều thứ chúng ta đã bỏ lỡ"
Thành công trong thử nghiệm phương pháp của Short bao gồm tòa nhà Queen tại đại học Montfort ở Leicester. Bao gồm 2000 nhân viên và học sinh, tòa nhà đã được thông khí một cách tự nhiên, tự làm lạnh và bao gồm hai phòng lớn cho những thính giả, mỗi phòng hơn 150 người. Chiến thắng của tòa nhà là đã sử dụng một lượng nhỏ nguồn điện khi so sánh với những tòa nhà khác ở Anh.
Short khẳng định rằng những tòa nhà chọc trời bằng kính ở London và quanh thế giới sẽ trở thành những khoản nợ trong vòng 20, 30 năm tới nếu khí hậu và giá thành của năng lượng tăng lên như dự đoán.
Ông đã thuyết phục rằng làm lạnh bằng phương pháp tự nhiên trong các tòa nhà chọc trời có thể áp dụng được ở gần như mọi khí hậu. Ông và nhóm của mình đã làm việc trên những tòa nhà lai tạo trong những khí hậu khắc nhiệt nhất ở Thượng Hải và Chicago- được xây dựng với hệ thống chuyển đổi không khí tự nhiên và sự hỗ trợ của máy điều hòa, cái mà bất ngờ thay có thể tắt đi hơn một nửa thời gian trong những ngày xuân và hè.
"Quyển sách của tôi là một quyển sách nhìn về quá khứ, về việc làm thế nào chúng ta tới được đây và làm thế nào để chúng ta có thể tái tạo lại hình ảnh thành phố, văn phòng, nhà ở trong tương lai. Có rất nhiều lí do thuyết phục để thực hiện nó. Bộ y tế nói rằng những bệnh viện mới nên thông khí tự nhiên, nhưng họ đã không làm vậy. Có lẽ bây giờ là lúc để chúng ta thay đổi tầm nhìn.
Bài này mình đọc trong sách Cambridge Ielts 14
PEEKABOO