Ma trận là một tác phẩm điện ảnh đỉnh cao xuất hiện vào năm 1999, được đạo diễn bởi chị em nhà Wachowski, bộ phim đã dành tới 4 giải Oscar và có số điểm rất cao trên trang IMDB. Phải nói rằng, Ma Trận là một tác phẩm đã ảnh hưởng đến Hollywood và toàn thế giới trong vòng 20 năm , không chỉ bởi những hiệu ứng kĩ xảo vô cùng ấn tượng mà còn bởi kịch bản đi trước các nhà làm phim phải đến cả 100 năm, và chính bộ phim này đã đặt ra một câu hỏi lớn về bản chất vạn vật, sự buông bỏ, mặt trái của công nghệ và lòng trắc ẩn. 
Neo and Trinity
Neo and Trinity
Bộ phim được dẫn dắt bởi nhân vật chính Neo, một nhân viên Hacker bị truy lùng bởi Agent Smith và dĩ nhiên Neo cũng có những câu hỏi về cuộc sống của chính mình cũng giống như bao người khác. Mạch truyện càng sâu hơn thì càng trở nên mạnh mẽ và khúc triết trong từng lời thoại. Nhưng chúng ta đọc bài viết này không chỉ để tôn vinh những danh hiệu cao quý mà để tìm hiểu ý nghĩa đằng sau tác phẩm có 1 không 2 này. 
|. Triết lý đầu tiên : Mặt trái của công nghệ 
Công nghệ là một sản phẩm thiết yếu trong đời sống của con người. Trong The Matrix, con người đã tạo ra công nghệ để phục vụ cho lợi ích của chính bản thân họ. Vào cuối thế kỉ 20 tức năm 1999, con người đã có những bước phát triển vượt bậc về công nghệ, ngành IT mọc lên như nấm cho đến giữa thế kỉ thứ 21, khi sự phát triển của AI (trí tuệ nhân tạo) trở nên rầm rộ thì đó cũng là lúc vai trò của con người bị đe doạ. Chúng dần có nhận thức và bắt đầu chống lại con người mà con người thì ngày càng lệ thuộc vào máy móc. 1 cuộc chiến kinh hoàng đã xảy ra và điều này ẩn dụ cho ranh giới của con người và một cỗ máy. 1 cỗ máy, chúng không hề có cảm xúc mà chỉ nhận dữ liệu đầu vào và phân tách nó mà thôi. Còn con người tuy có lòng trắc ẩn nhưng cũng không ngừng tham vọng và kết quả thực sự không hề tốt đẹp. Điều này là một minh chứng cho thời đại ngày hôm nay, khi những ứng dụng như TikTok đang đè nặng lên tâm trí con người những ảo tưởng về chính bản thân họ và sự sụp đổ của các giá trị đạo Đức do chính con người ta tạo ra như một hệ quả tất yếu. Sự thật là vậy và chúng ta sẽ đối mặt với nó như thế nào ? Bằng sự thấu triệt hiện trạng hay tiếp tục che đậy điều khôn lường ở phía sau chúng ta ? Đó cho thấy AI luôn tồn tại 2 mặt.
An example for the future.
An example for the future.
||. Triết lý thứ 2 : Thực tại và bản thể
It is the world that pulled over your eyes to blind you from the truth.
It is the world that pulled over your eyes to blind you from the truth.
Một trong những chủ đề lớn nhất của triết học đương thời. Từ khi con người sinh ra, chúng ta thường bị giới hạn trong nhận thức của mình. Chúng ta được nghe được dạy, được quy định bởi thế giới rộng lớn chung quanh. Chính vì thế, bên trong tâm trí của một cá thể luôn tồn tại những ý tưởng tích lũy và phân mảnh, cụ thể là thói quen, là truyền thống, là tri thức, tri giác, những kinh nghiệm cứ liên tục xuất hiện để con người có thể tự thích nghi với môi trường xung quanh nó. Con người tạo ra Ma Trận nhưng sai lầm cốt lõi của chủ thể nằm ở chỗ sự vắng mặt của thấu hiểu sự kinh nghiệm, mà sự thấu hiểu là một tiến trình hài hòa giữa cá nhân và thực tại chứ không chỉ là một phần nào đó của đời sống. Và với một tâm hồn được khai phóng mới có đủ can đảm để đối diện với bản thể của nhân sinh.
Trong The Matrix, khi Neo tồn tại như một tên Hacker, ông đã luôn tự hỏi rằng làm thế nào để trở nên thức tỉnh, mục đích của sự tồn tại là gì ? Khi Neo gặp Morpheus, Morpheus đã chỉ cho Neo thấy rằng cuộc sống mà Neo đang trải nghiệm thực chất là một hình thức mô phỏng đã được hoạch định sẵn, và những cá thể tồn tại trong thế giới này đều không hề có ý thức về tình trạng của chính họ. Lập tức, Neo như được đả thông kinh mạch, ông bắt đầu sốc vì dường như nó là một thực tế quá khó để chống đỡ và Neo phải học cách chấp nhận thực tế nghiệt ngã này. Hồi sau của phim, Neo đối diện với The Oracle- một phần mềm của chương trình dưới nhân dạng của một bà già U70, bà nói với Neo rằng ông phải thấu hiểu con đường của chính mình và Morpheus chỉ có thể hỗ trợ mà thôi. Neo dường như thấy mình không thực sự thuộc về Ma trận, ông cảm thấy như mình đã được trút bỏ và bắt đầu cuộc sống với vai trò là “The One” - kẻ cứu lấy thế giới. Chúng ta có thể thấy rằng Neo có một sự tương đồng với 1 nhân vật trong câu chuyện “trong hang” của triết gia Plato, cả hai đều đóng vai trò là người đã được khai sáng bởi sự hòa hợp giữa lý trí và con tim, đã đón nhận thực tại một cách thấu triệt, nhạy cảm và kiên định. Nhưng điều đó không hề dễ với những người khác, bằng chứng là gã đầu trọc Cypher và cũng là đồng minh của Morpheus, đã tự ý phản bội người đồng đội mình vì đơn giản hắn thấy lạc lõng và tuyệt vọng, đầy sự nghi ngờ về những lời giáo huấn của Morpheus. Vì sao lại như vậy ?
"Ignorance is bliss"- Cypher
"Ignorance is bliss"- Cypher
Giống như trong cuộc sống, có một thực tế rằng khoa học và công nghệ không thể giải quyết những vấn đề phức tạp của hiện sinh mà chỉ có thể cung cấp cho con người vật chất và tinh thần. Vì lẽ ấy, con người luôn tò mò và không dễ dàng chấp nhận sự sống của họ, và các hệ thống niềm tin được tạo ra để khỏa lấp sự thiếu sót đó. Nếu một nhà rao giảng không thể đáp ứng được “chân lý” mà anh ta hay cô ta tìm kiếm, bọn họ sẽ phỉ báng và phản bội. Khi một cấu trúc suy nghĩ hay tư tưởng được phóng chiếu ra bên ngoài, nó sẽ tác động đến toàn bộ tiến trình theo chiều hướng vô định. Con người cứ như vậy tiếp tục bị tha hóa, trở nên căm phẫn mà đến nỗi họ quên mất chính mình. Cypher là một trong số đó. Hắn ta đã không thể kìm nén sự đau khổ và ngông cuồng, cái tôi đã quá lớn và kết cục hắn đã chết khi bị người đồng đội chĩa súng laze. Có lẽ, thật khó có thể nói rằng con người biết hết mọi thứ và không bao giờ biết hết, vấn đề chính là ý thức vượt qua sự phân mảnh, bản ngã để trở nên khai phóng, giác ngộ giống như nhân vật chính của phim - Neo Anderson. 
Quote.
Quote.
|||. Triết lý thứ 3 : Sự buông bỏ
Khi tồn tại trong Matrix, có tồn tại luôn các thế lực thù địch chống phá những người muốn thoát khỏi nó, đó là các Agents. Các Agents đại diện như một nhóm canh gác, để đem lại sự cân bằng cho chương trình Matrix. Agent Smith vốn không ưa thế giới này, hắn ta căm ghét đến nỗi muốn hủy diệt cả Matrix. Hắn tự nhận mình là một kẻ thượng đẳng và loài người chỉ là virus đối với hắn. Hắn là một cá thể có nhận thức, hắn sớm cho rằng sự tồn tại của chương trình là vô nghĩa, vì mục đích không phải là trao trả sự tự do vốn có mà chỉ là nô lệ cho một kịch bản được vạch sẵn. 
"Welcome to the Matrix, Mr. Anderson"
"Welcome to the Matrix, Mr. Anderson"
Vì thế The Matrix cũng cho ta thấy rằng bên trong mỗi con người dù có xấu tới cỡ nào thì bên trong họ luôn tồn tại cái gọi là ý chí và có thể giúp họ đạt được cái họ muốn. Con người nhìn cuộc sống vô cùng đa chiều, từ khổ đau đến hạnh phúc, từ vô dụng tới khát vọng. Cái nhìn đó cũng là một phần của hình thức tâm lí cơ bản nhất, Agent Smith lấy làm lạ, đối với hắn, cảm xúc là dành cho trẻ con, chúng không thể đem tới sự thỏa mãn tuyệt đối. Smith luôn bám chặt tư tưởng của mình trong suốt 3 phần phim và ta có thể hiểu hắn là sự đa nghi cực đoan. Agent Smith đã dần rà đi ngược với những gì hắn đã được lập trình sẵn, trở thành đối thủ của Neo Anderson. 
Neo vs Smith
Neo vs Smith
Câu hỏi là nếu ta là bất cứ ai, dù là Smith hay Trinity, liệu ta có được ban cho sự tự do hay không ? Trong triết lý thứ 2, chúng ta có nhắc rằng Neo không thực sự thuộc về Matrix mà anh ta đã trở nên GIÁC NGỘ, liệu Neo có thực sự tự do theo nghĩa đen (tức không bao giờ quay về thực tại mô phỏng) hoặc đơn giản nó đang ám chỉ một mức độ nào đó của tâm trí (tâm giải thoát). Rõ ràng chương trình không thể ban phát cho con người ta sự tự do vì bất kể ai cũng đều bị rằng buộc bởi nó, kể cả bạn cho rằng ý nghĩa của Matrix là vô nghĩa. Đó cũng là điều Matrix muốn, giống như bạn đang sống như những nhân vật, cái ta của bạn, bạn là người công giáo, bạn là người hồi giáo,.. và bạn cố gắng ra sức tìm cho nó một ý nghĩa. 
Ý nghĩa của triết lý thứ 3 này chính là sự buông bỏ, cái ta tìm kiếm : ý nghĩa dành cho sự sống là cái gì đó hết sức tương đối và đôi khi trong cuộc đời chỉ cần có một cuộc đời bình dị, sức sống và dồi dào năng lượng thiền định. 
The matrix meditation.
The matrix meditation.
|V. Triết lý cuối cùng : Lòng trắc ẩn 
Lòng trắc ẩn trở thành một chủ đề được bàn tán của The Matrix. Như The Oracle đã từng nói, cái mà bà hy vọng chính là sự hòa hợp giữa con người với máy móc. Nếu như không có sự hòa hợp sẽ không thể đem tới hòa bình cho cả 2 phía. Nếu như không có sự hòa hợp giữa Neo và Trinity thì sẽ không thể cứu lấy số dân khổ nạn của Zion. Chính lòng trắc ẩn đã đưa tới sự hy sinh cao cả của Neo ở cuối trận chiến với máy móc và chính sự hy sinh cao cả đó đã trở thành niềm động lực cho các thế hệ mai sau gìn giữ những giá trị cốt lõi của con người. Đó chính là thứ mà máy móc không có như ở triết lý đầu tiên. Lòng trắc ẩn cũng đưa người xem cảm thấy xót xa khi Trinity chết ở phần 3 của loạt phim và cũng để thấy rằng Neo trân trọng Trinity tới nhường nào. Lòng trắc ẩn cũng là cánh cửa để Neo nhận ra tố chất vĩ đại có sẵn bên trong mình, là lý tưởng và mục đích không chỉ dành riêng cho cá nhân nào, mà vì lợi ích của toàn nhân loại.
"You are here to try to understand why you made it"- The Oracle
"You are here to try to understand why you made it"- The Oracle
Nhìn chung, lòng trắc ẩn là giá trị quan trọng không chỉ trong phim mà cả trong đời sống hằng ngày của mỗi một con người. 
---------------------------------------------------------------------------------------
Trên đây là 4 triết lý hay nhất theo cảm nhận của mình sau khi xem xong 3 phần của Ma Trận, đặc biệt là phần 1. Đây là bộ phim tuyệt hay, xứng đáng với công sức của đội ngũ kịch bản, diễn viên và nhà làm phim.
Cảm ơn các bác đã đọc bài viết này.