Trẻ em thời nay gặp nhiều vấn đề hơn trước?
Xã hội ngày nay đang ngày một yêu cầu cao về nguồn nhân lực. Với hàng tá những kĩ năng mà 10 năm trước chưa từng nghe tên như kĩ năng...
Xã hội ngày nay đang ngày một yêu cầu cao về nguồn nhân lực. Với hàng tá những kĩ năng mà 10 năm trước chưa từng nghe tên như kĩ năng giao tiếp, tư duy phản biện,... Rồi nhiều lớp học kỹ năng mềm mọc lên như nấm đang cho thấy rằng những đứa trẻ ngày nay gặp nhiều vấn đề hơn thời trước. Vậy đâu là nguyên do cho những vấn đề trên?
1. Đô thị hóa, ngày càng ít chỗ chơi.
Có thể thấy ở những thành phố phát triển như Hà Nội hay Hồ Chí Minh, việc những đứa trẻ tìm một chỗ để chạy nhảy, hít không khí sạch thật sự khó. Loanh quanh cũng chỉ vào công viên nước, đi uống trà sữa,... những nơi đó đều cần tiền nên cũng chả thể đi nhiều được. Ở cái thời chăn trâu, những đứa trẻ con đi học về có thể chạy ra đồng, đuổi nhau ngã sõng soài ra đất, chơi mấy trò chơi tuổi thơ. Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm nó hình thành từ đây chứ đâu.
2. Học nhiều.
Học ở trường chính ra cũng chả nhiều. Nhưng vấn đề ở chỗ ngày càng có nhiều cuộc thi, nhiều học bổng, hệ thống trường Chuyên lớp chọn nên sự cạnh tranh ngày càng cao. Đứa trẻ ôm ước mơ của cha mẹ cần phải dành thời gian học bài nhiều hơn mới có thể đạt được danh hiệu, huy chương, bằng khen mà chưa chắc chúng đã thích. Khả năng học vấn của chúng ngày càng được tôi luyện, tuy nhiên những kĩ năng mềm khác ngày càng thui chột. Điển hình nhất có lẽ là khả năng giao tiếp, phản ứng chậm với những sự thay đổi. Mình trước kia cũng học trường Chuyên nên cũng thấy khá nhiều đứa bạn gặp những vấn đề này (Chỗ này mình không vơ đũa cả nắm nhé).
3. Hệ thống giáo dục, thi cử cũ kĩ.
Ở đây chắc ai cũng là học sinh, ai cũng hiểu được cảm giác ngồi học thuộc bài, lên bảng kiểm tra miệng là như thế nào (Nhất là mấy môn Sinh, Sử, Địa). Ngay kể cả Văn học, một môn học dành cho sự sáng tạo, tự do về ngôn ngữ cũng bị bó buộc theo cách dạy của giáo viên. Thật ra viết thế nào cũng được, nhưng muốn được điểm cao thì phải viết theo ý của thầy/cô thôi. Ở những nước khác, những môn học như vậy đã được chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm, đọc nắm bắt ý chính hết rồi. Tư duy giáo dục Việt Nam vẫn lạc hậu vậy bảo sao đứa trẻ lớn lên sống không có chính kiến.
4. Gọi dạ bảo vâng
Những đứa trẻ cứng đầu, hay cãi lại thường bị cho là hư, khó dạy bảo. Bố mẹ tự cho mình cái quyền luôn đúng, nói gì là con phải răm rắp nghe lời. Còn ở trường, giáo viên là luôn những người có quyền lực, nắm quyền sát sinh (điểm số) trong tay. Bục giảng luôn được xây cao hơn so với nền nhà để thể hiện quyền uy của giáo viên, tạo ra một hình ảnh khó gần trong mắt học sinh. Vậy nên mấy thằng học sinh hay cãi lời thầy cô thườn bị trù . Bằng chứng cho thấy những thằng thông minh nghịch ngợm thường kết quả học tập không cao, hạnh kiểm cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Với tư duy lạc hậu như vậy, những đứa "con ngoan" lớn lên với tư duy phản biện cực kì yếu, khó xác định được hướng đi của bản thân trong tương lai.
5. Gia đình chăm lo quá kĩ, tất cả chỉ vì sự học
Nhiều gia đình quan sát, chăm bẵm con quá kĩ ngay cả khi chúng đủ lớn, không cho chúng sự tư do, một môi trường để phát triển. Mình có đứa cháu đang học cấp 2, ngày ngày đều được ba mẹ đưa đi đón về, không cho đi xe đạp vì sợ tai nạn, không cho chơi đá bóng vì sự gãy chân, chả mấy khi cho đi chơi vì sợ giao du với đám bạn xấu. Thằng cháu mình lớn lên chả có gì ngoài mấy con chữ với mấy cái bằng khen, luôn tự ti về bản thân.
Bọn trẻ con thời nay mặc dù học nhiều nhưng lại thiếu nhiều, kiến thức gia tăng nhưng trí tuệ cảm xúc lại suy giảm. Với việc công nghệ ngày càng phát triển giúp cho cái đất nước nhỏ bé này phát triển hơn, nhưng với việc tư duy giáo dục cũng như chất lượng sống chưa đáp ứng được khiến cho những đứa trẻ ngày nay đối diện với nhiều vấn hơn trước. Thú thật là lắm lúc cũng thương chúng nó lắm.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất