Xin chào mọi người, mình là 1 người anh có 2 đứa em họ mà mình rất cưng, cách mình hơn 13 tuổi. Chúng là sinh đôi long phụng, nghe cưng nhở. Vui thay chúng cũng quấn mình, thích chơi với mình, khi nào rảnh là mình sẵn sàng qua chơi với chúng cả ngày.
2 đứa này được gia đình cấp cho công cụ giải trí phổ thông mà đại đa số trẻ em hiện nay đều được, đó là chiếc TV. Chiếc TV này không có gắn cáp, mà kết nối internet và thường xem bằng youtube là chủ yếu. Chúng được tiếp xúc với rất nhiều nội dung giải trí khác nhau trên youtube. Trong những nội dung đó để bàn trong bài viết này, chính là nội dung về game của các streamer và youtuber nổi tiếng. Việc tiếp xúc các nội dung về game này nên 2 đứa nhà mình biết sự tồn tại của kha khá game và các thể loại game như: Play Together, Free Fire, Liên Quân, Liên Minh, Minecraft, GTA V, Call of Duty, Roblox và hàng loạt game và các thể loại game có thế giới mở hấp dẫn với trẻ em. Khi chúng được biết sự tồn tại thì chúng cũng được biết những game này chơi trên thiết bị nào.
Mình có dư điều kiện 1 tí: 2 chiếc điện thoại, 1 ipad, 1 laptop gaming. Sở hữu kha khá những thiết bị giải trí phổ thông ở thời đại bây giờ. Vì điều kiện đó nên khó có thể tránh khỏi việc mỗi lần mình sử dụng điện thoại chúng đều nhìn vào và nghĩ chiếc điện thoại này có thể chơi game.
Mình cho chúng chơi game trên các thiết bị di động của mình, đứa con gái thì ipad và đứa con trai thì laptop gaming, những ngày ăn tiệc gia đình thì mỗi đứa 1 cái điện thoại vì mình không mang vác nặng khi ăn tiệc. Mình cho chúng chơi game được 4 tháng. Trong học kỳ, thứ 6 mỗi tuần mình qua nhà chúng và cho chúng chơi. Tại thời điểm viết bài này đang là nghỉ hè nên việc mình qua ngẫu nhiên hơn, có tuần mình qua hết 4 ngày. Đa phần qua từ trưa đến tối.
Trẻ em chơi game trong mắt chúng ta như thế nào?
Trẻ em chơi game trong mắt chúng ta như thế nào?
Vào trọng tâm, mục đích bài viết này để mình nêu quan điểm trong góc nhìn của mình khi quan sát những đứa em chơi game ở độ tuổi học sinh tiểu học và biết những quan điểm về tác hại khi cho trẻ em chơi game ở độ tuổi này.
Những góc nhìn dưới đây là những cách mà 2 đứa nhà mình tìm kiếm niềm vui từ game và những điều mà người lớn cần lưu ý khi chăm sóc trẻ em để chúng được phát triển với 1 tâm trí lành mạnh.

1. Bắt chước

Khởi đầu của việc chúng chơi game chính là chúng được biết về game. Chúng bắt chước chơi những game mà được xem trên youtube và bắt chước lại hoặc tìm những tình huống, màn chơi, nhân vật giống như trong video để tái hiện lại những gì chúng xem để cảm giác được vui như khi xem video.
Từ điều này mình để ý rằng các hành vi của người lớn thực sự quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Từ bé đến giờ mình luôn đặt câu hỏi trong đầu việc có 1 tấm gương quan trọng như thế nào, giờ mình thực sự hiểu thực tế như thế nào.
Trẻ em luôn muốn vui vẻ nên chúng bắt chước những điều mà người khác làm khi vui vẻ. Khi tức giận cũng vậy, nếu người lớn tức giận và đánh trẻ để chúng nghe lời. Nếu giữa đám sinh đôi này gặp phải chuyện mà không nghe lời nhau thì chúng cũng sẽ làm như vậy. Thực sự là làm như vậy vì mình chứng kiến 2 ranh con này bem nhau chục lần không thương tiếc gì nhau vì không chịu nhường nhau. Lời nói cũng thế, nếu có chửi thề thì chúng cũng sẽ biết chửi thề, mình chứng kiến rõ ràng khi vừa chiều chúng cho chơi thử liên quân và biết những gì chúng đã nghe, tất nhiên mình cấm chúng chơi những game như thế này cho tới khi mình duyệt và chắc lên cấp 2 ấy. Các tâm trạng buồn sầu cũng vậy, thanh thiếu niên vẫn có thể bị ảnh hưởng như việc mình chứng kiến những chàng trai buồn cô gái buồn tình đăng những dòng trạng thái và story nhạc buồn, mình cũng có thời kì như vậy vì mình thấy buồn mà không biết làm gì, tình cờ chứng kiến có người làm thế và mình nghĩ "ồ, thì ra khi buồn là làm thế".
Có tấm gương tốt để noi theo là tốt, nhưng kèm theo đó nên cung cấp thông tin để có thể hiểu đang noi theo những gì và tự phát triển những phần của riêng mình, phần mà không thuộc riêng ai, theo mình đó chính là sự trưởng thành.
Chốt vấn đề này: "Không có lửa sao có khói" ~~

2. Tò mò

Những game có xây dựng thế giới điển hình như Minecraft, GTA V, Subnautica thực sự lôi cuốn đám nhà mình và 1 loạt đám khác mình biết. Những game thế này thường xây dựng những vật thể tương tác được nên chúng rất thích chơi vì tò mò xem cách hoạt động những vật thể này như thế nào, bên trong những căn nhà có gì, ở xa xa con đường có những gì, các NPC trong thế giới game sinh hoạt như thế nào. Mình rất cần biết thêm những game được phát triển theo hướng như thế này mà dành cho trẻ em để phục vụ cho mục đích giáo dục theo cách tự nhiên nhất cho chúng, nếu bạn có hãy chia sẻ giúp mình nhé.
Từ sự tò mò này thì theo mình giống như góc nhìn của đứa trẻ với thế giới xung quanh vậy. Những sự tò mò và khám phá của 2 đứa nhà mình trong game giống như chúng tò mò ở bên ngoài, mặt này thì mình thấy đây là lợi ích lớn của game cần được khai thác thêm cho mục đích giáo dục. Đồng thời đi kèm theo những nội dung với thể loại game như vậy từ các kênh giải trí để khuyến khích chúng chơi hơn. Để trẻ em khám phá thế giới trong game cũng tốt, nhưng theo thời gian nếu duy trì việc này mà không có sự trải nghiệm với thế giới bên ngoài, sẽ tạo khoảng cách của sự quan tâm của chúng với thế giới, khiến chúng thờ ơ và không hiểu các hoạt động ngoài trời mà ta đã tạo cho chúng.
Từ đây thì gia đình có trẻ em nên giành thời gian để cho chúng ra ngoài chơi nhiều hơn, tốt nhất là những nơi có không gian rộng lớn với những vật thể tương tác đơn giản như xích đu hoặc cầu trượt là được, đảm bảo chúng sẽ tự nghĩ nhiều cách nghịch cho cái đó, hoặc trái bóng, đĩa ném những vật dụng giải trí có tính tương tác liên tục để kích thích suy nghĩ của chúng. Việc ra ngoài chơi còn để chúng vận động để thỏa mãn được sự tò mò, kết bạn (mình nói ở mục sau), kích thích tư duy (suy nghĩ xem nghịch thế nào cho vui).
Còn các địa điểm dành cho người bận rộn không tiện suy nghĩ được thì công viên gần bạn chẳng hạn, hồ bơi (miễn là sạch càng ít thuốc tẩy càng tốt vì mình từng vào hồ bơi có thuốc tẩy và đó là trải nghiệm không vui vẻ mấy) nên ưu tiên hồ bơi có nhiều trẻ em nhé vì sẽ có nhiều tác động tốt cho chúng lắm (vẫn phải để ý những đứa trẻ có ảnh hưởng không tốt ngoài đó, em trai mình lần đầu mình dắt đi bơi vô tình gặp bạn cũ, thanh niên chạy lại giỡn và bắt đầu chửi thề những từ ngữ từ bạn cũ dạy), các trung tâm thương mại có hoạt động, những trung tâm giải trí cho trẻ em như Vincom có Tini world, các quán cà phê gia đình. Mình ở Sài Gòn và hiện mình có ấn tượng mạnh về 1 cửa hàng mua sắm đồ dùng ngoài trời tên Decathon ở Vincom Mega Mall quận 2. Ở đấy cho mọi người sử dụng hàng trưng bày thoải mái và họ bán tất tần tật những thứ liên quan đến hoạt động ngoài trời mình ngạc nhiên vì họ có sự am hiểu rõ từng hoạt động vì bán quá nhiều thứ từ cơ bản đến nâng cao, cửa hàng rất là rộng và nhiều trẻ em trong đó hay lái scooter của cửa hàng để dạo luôn, 1 nơi mình rất đề xuất dẫn trẻ em vào để giải trí cũng như trải nghiệm sản phẩm, tin mình đi người lớn còn ghiền nữa, đây không phải quảng cáo nhé.
Biết rằng có những địa điểm mình kể sẽ tốn phí. Đừng ngại cho khoản chi này vì chỉ cần đi 2 - 3 lần cũng góp phần rất lớn trong quá trình phát triển của trẻ. Riêng mình từ lúc sinh ra đã được đi đây đó trải nghiệm hàng loạt thứ nên với mình các thiết bị điện tử không là gì với những niềm vui mình đã trải qua và sẽ tự tạo ra. Đồng thời có nhiều gia đình bận rộn dù có dư điều kiện nhưng lại thiếu thời gian nên không thể đáp ứng điều này, đây là vấn đề cá nhân nên mình không hiểu rõ và không thể giúp được, nếu muốn thì bạn sẽ tìm được cách. Ví dụ đơn giản như với trải nghiệm trong gia đình mình thì mình là người dẫn 2 đứa này đi hoạt động ngoài trời (nhờ anh họ) hoặc người em khác của mình. Đứa trẻ này chơi thân với bạn cùng lớp, phụ huynh bạn cùng lớp và phụ huynh em mình kết thân với nhau và phụ huynh bạn cùng lớp hay đảm nhiệm việc cho em mình có hoạt động ngoài trời cùng con họ (kết bạn với phụ huynh của bạn thân con mình).
Chốt vấn đề: Tạo môi trường để kích thích trẻ em có thói quen chủ động và cân bằng thế giới thực và ảo nếu để trẻ chơi game là rất quan trọng

3. Khám phá

4. Xã hội

5. Sự quan tâm

6. Sự cạnh tranh

7. Sự phân tích

(còn tiếp)