Mọi người cũng biết, tranh luận là tốt. Ai tham gia tranh luận cũng mong suy nghĩ của mình giúp ích được cho người khác, chứ không mong áp đặt người khác phải theo ý mình. Tuy nhiên, nói thì dễ làm mới khó, nhiều khi muốn tự soi chiếu mình mà cũng không biết phải bắt đầu từ đâu. Vì vậy, mình xin trình bày một số "cơ sở lý thuyết" mình góp nhặt được mấy năm qua để việc tự soi chiếu bản thân dễ dàng hơn. Chúng là các khái niệm trong tâm lý học xã hội và tâm lý học nhận thức.
- Naïve realism: tin rằng cách ta quan sát thế giới là khách quan và không thiên kiến; nhìn những ai bất đồng với mình là chưa hiểu rõ vấn đề hoặc phi lý. Cái này rất hay, vì nó đụng đến vấn đề cốt lõi của logic là cả hai bên đều cùng phải nhất trí. Naïve realism được xem như là một trong bốn khám phá quan trọng nhất trong ngành tâm lý học xã hội.
- Egocentrism: không nhận ra là cái mình nhìn khác với cái người khác nhìn. Cái này khác với ái kỷ (egotism) 
- Illusion of transparency: luôn nghĩ rằng những thứ mình nói ra người khác sẽ hiểu hệt như mình. Có một thí nghiệm thế này: người tham dự sẽ được chia thành 2 loại: người gõ và người nghe. Nhiệm vụ của người gõ là sẽ chọn ra một bài hát và gõ nhịp của nó lên bàn. Nhiệm vụ của người nghe là đoán bài hát. Khi được hỏi là người nghe sẽ đoán trúng được bao nhiêu, người gõ đoán là khoảng 50%. Thật ra tỉ lệ đoán trúng chỉ khoảng 3%.
- Self-conscious emotions: những cảm xúc được sinh ra khi ta có ý thức về bản thân, như xấu hổ, mặc cảm, tội lỗi, ghen tỵ, kiêu hãnh, v.v. Trong đó kiêu hãnh/tự hào (pride) kiểm soát ta thường xuyên.
- Thought-terminating cliché: những câu nghe thì hay, nhưng không giúp ích được gì

Những thứ có thể làm khi tranh luận: 

- Socratic questioning: giả ngu và đặt câu hỏi mà ai cũng biết câu trả lời. Vì khi người được hỏi bị buộc phải trả lời những câu hỏi ngu ngu đó, thì họ mới tự nhận ra được vấn đề mình mắc kẹt là gì
- Assume good faith: ngay cả khi rõ mười mươi là họ đang có ý xấu, thì mình vẫn luôn tìm ra được điểm tốt trong đó, và giúp họ làm việc tốt đó. Còn những cái xấu họ làm thì đơn giản là phớt lờ. Vì khi họ làm vậy, thì  họ đang mong mình phản ứng lại. Nhưng nếu mình không phản ứng lại, thì  họ mới không làm điều đó nữa.
- Perspective-taking: luôn đặt mình vào góc nhìn của người khác (làm được điều này thì sẽ được xem là trưởng thành :P) 
Mọi người có thể đọc thêm các bài khác của mình ở Tumblr cá nhân. Bài này cũng sẽ được cập nhật trên đó thường xuyên hơn.