Trạng Tí, các Gollum, Kẻ mưu mẹo, và Đức Vua trở lại.
Tôi đọc Chúa Nhẫn hơi muộn, chỉ sau khi xem phim. Nhưng từ lần đầu đọc đã hooked up, quay sang tìm đọc cả các phần tiền truyện lẫn...
Tôi đọc Chúa Nhẫn hơi muộn, chỉ sau khi xem phim. Nhưng từ lần đầu đọc đã hooked up, quay sang tìm đọc cả các phần tiền truyện lẫn các tác phẩm phái sinh.
Có một chương thuộc tiền truyện mà đến tận giờ, lần nào nhớ lại cũng mỉm cười:
Có một chương thuộc tiền truyện mà đến tận giờ, lần nào nhớ lại cũng mỉm cười:
Chương về “Những câu đố trong bóng tối”.
Ông già hobbit Bilbo Baggins đang chạy trốn đám yêu tinh thì bị rơi từ vách đá xuống một đường ống tối mò. Tại đây Bilbo vô tình nhặt được một chiếc nhẫn, lẫn chạm trán một sinh vật kỳ lạ tên là Gollum. Gollum vừa rơi nhẫn nhưng không hề biết Bilbo cầm nó, hắn chỉ đang rất đói. Gollum đề xuất với Bilbo một trò chơi câu đố, mà nếu hắn thua, hắn sẽ chỉ đường cho ông già thoát khỏi ống, ngược lại Bilbo thua thì sẽ thành bữa tối cho sinh vật nhày nhụa quái đản này.
Rất nhiều câu đố hai bên tung ra, trong đó có ba câu sau:
1. "𝐶𝑎́𝑖 ℎ𝑜̣̂𝑝 𝑘𝑖𝑎 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑏𝑎̉𝑛 𝑙𝑒̂̀, 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜𝑎́ 𝑣𝑎̀ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑎̆́𝑝
𝑁ℎ𝑢̛𝑛𝑔 𝑙𝑎̣𝑖 𝑎̂̉𝑛 𝑐ℎ𝑢̛́𝑎 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑘ℎ𝑜 𝑣𝑎̀𝑛𝑔 𝑡𝑖́𝑡 𝑡𝑎̆́𝑝."
2. "𝐾ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑎̂𝑛 𝑛𝑎̆̀𝑚 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑐ℎ𝑎̂𝑛, ℎ𝑎𝑖 𝑐ℎ𝑎̂𝑛 𝑛𝑔𝑜̂̀𝑖 𝑔𝑎̂̀𝑛 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑏𝑎 𝑐ℎ𝑎̂𝑛, 𝑏𝑜̂́𝑛 𝑐ℎ𝑎̂𝑛 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑐𝑜́ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑚𝑜̛́."
3. "𝑇𝑜̂𝑖 𝑐𝑜́ 𝑐𝑎́𝑖 𝑔𝑖̀ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡𝑢́𝑖?"
Tôi nhớ về 3 câu đố trên vì chúng đẹp (1), độc đáo (2), khó ngờ (3), và cuối cùng là đều chẳng liên quan gì tư duy logic.
Thật ra đến đây có bạn có lẽ đã đoán ra tại sao tôi lại nhắc đến câu chuyện này.
Không quá quan tâm câu chuyện Trạng Tí, nhưng tôi khá quan tâm chuyện nhân vụ đạo diễn Trạng Tí chê Thần Đồng Đất Việt, thì một bầy Gollum bỗng từ đâu chui ra đấu tố luôn các sự tích dân gian Việt Nam như là những câu truyện cổ suý sự “khôn lỏi, thiếu logic, và dạy trẻ con lừa đảo".
Ông già hobbit Bilbo Baggins đang chạy trốn đám yêu tinh thì bị rơi từ vách đá xuống một đường ống tối mò. Tại đây Bilbo vô tình nhặt được một chiếc nhẫn, lẫn chạm trán một sinh vật kỳ lạ tên là Gollum. Gollum vừa rơi nhẫn nhưng không hề biết Bilbo cầm nó, hắn chỉ đang rất đói. Gollum đề xuất với Bilbo một trò chơi câu đố, mà nếu hắn thua, hắn sẽ chỉ đường cho ông già thoát khỏi ống, ngược lại Bilbo thua thì sẽ thành bữa tối cho sinh vật nhày nhụa quái đản này.
Rất nhiều câu đố hai bên tung ra, trong đó có ba câu sau:
1. "𝐶𝑎́𝑖 ℎ𝑜̣̂𝑝 𝑘𝑖𝑎 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑏𝑎̉𝑛 𝑙𝑒̂̀, 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜𝑎́ 𝑣𝑎̀ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑎̆́𝑝
𝑁ℎ𝑢̛𝑛𝑔 𝑙𝑎̣𝑖 𝑎̂̉𝑛 𝑐ℎ𝑢̛́𝑎 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑘ℎ𝑜 𝑣𝑎̀𝑛𝑔 𝑡𝑖́𝑡 𝑡𝑎̆́𝑝."
2. "𝐾ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑎̂𝑛 𝑛𝑎̆̀𝑚 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑐ℎ𝑎̂𝑛, ℎ𝑎𝑖 𝑐ℎ𝑎̂𝑛 𝑛𝑔𝑜̂̀𝑖 𝑔𝑎̂̀𝑛 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑏𝑎 𝑐ℎ𝑎̂𝑛, 𝑏𝑜̂́𝑛 𝑐ℎ𝑎̂𝑛 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑐𝑜́ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑚𝑜̛́."
3. "𝑇𝑜̂𝑖 𝑐𝑜́ 𝑐𝑎́𝑖 𝑔𝑖̀ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡𝑢́𝑖?"
Tôi nhớ về 3 câu đố trên vì chúng đẹp (1), độc đáo (2), khó ngờ (3), và cuối cùng là đều chẳng liên quan gì tư duy logic.
Thật ra đến đây có bạn có lẽ đã đoán ra tại sao tôi lại nhắc đến câu chuyện này.
Không quá quan tâm câu chuyện Trạng Tí, nhưng tôi khá quan tâm chuyện nhân vụ đạo diễn Trạng Tí chê Thần Đồng Đất Việt, thì một bầy Gollum bỗng từ đâu chui ra đấu tố luôn các sự tích dân gian Việt Nam như là những câu truyện cổ suý sự “khôn lỏi, thiếu logic, và dạy trẻ con lừa đảo".
Chuyện đấu tố này thực ra có thể nói ngắn gọn là lạc đề, bởi Trạng Tí lấy cảm hứng chủ đạo trên các Trạng Nguyên thật sự kiểu Lương Thế Vinh chứ không trên Trạng Quỳnh Trạng Lợn. Tuy nhiên, ngay chuyện coi các giai thoại Trạng Quỳnh Trạng Lợn là “khôn vặt, lừa đảo, thiếu tính logic” với hàm ý chế giễu, theo tôi cũng đã là một góc nhìn hời hợt và đáng để phân tích.
Hãy quay về các câu đố trong Chúa Nhẫn.
Đáp án câu 1 là quả trứng. Người ta chỉ giải được câu này nếu đủ trí tưởng tượng.
Với câu 2, kể cả tưởng tượng cũng khó giải, vì đáp án là: 𝐶𝑎́ 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑐𝑎́𝑖 𝑏𝑎̀𝑛 𝑛ℎ𝑜̉, 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 đ𝑎̀𝑛 𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑜̂̀𝑖 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑔ℎ𝑒̂́ đ𝑎̂̉𝑢 𝑐𝑎̣𝑛ℎ 𝑏𝑎̣𝑛, 𝑐𝑜𝑛 𝑚𝑒̀𝑜 𝑔𝑎̣̆𝑚 𝑥𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔.
Một vài bạn có thể nhớ ra một câu đố tương tự trong một truyện thiếu nhi kinh điển khác là Tottochan: Cái gì đáng sợ, có mùi hôi, mà lại ngon.
Đáp án là con quỷ ngồi trong cầu tiêu ăn bánh nhân đậu ^^.
Ở tất cả câu đố kiểu này, lần đầu nghe đáp án người thua đều sẽ gào lên: Ăn gian, chả logic gì cả, tôi tưởng tất cả phải cùng nói về một thứ chứ. Ha, nhưng ai nói cái “tôi tưởng” của bạn là luật chung của các câu đố thế?
Với câu đố chót thì, mới nghe đã biết bị lỡm, Gollum cực kỳ giận dữ vì nó biết không thể thắng. Hài hước nữa đáp án lại chính là vật Gollum đang mong tìm kiếm nhất, cũng là điều nó không bao giờ nghĩ đến lẫn là thứ ngay sát gần nó nhất. Nhưng tất nhiên Gollum chẳng thể làm gì được bởi vì một câu đố nghĩa là một câu đố, và nhờ câu đố phút chót này, Bilbo đã thoát chết và bắt con quái kia dẫn mình ra khỏi ống.
Như thế, chẳng câu đố nào trong số trên liên quan logic, kể cả logic đặt câu hỏi, nhưng đây là một trong những chương hay nhất và đậm tính dân gian nhất của Chúa Nhẫn. Bởi vì giải quyết vấn đề không câu nệ quy tắc chính là đặc trưng của văn hoá dân gian. Chúa Nhẫn là một truyện không chỉ nổi tiếng trong vũ trụ tiểu thuyết fantasy, mà là một tác phẩm xếp vào tinh tuyển của văn chương Anh ngữ, kết hợp những gì long lanh và bí ẩn nhất của cả văn học hàn lâm lẫn văn thơ cổ.
Nhưng đây chẳng phải là ngoại lệ của mình Chúa Nhẫn hay Anh ngữ. Nếu nhìn lại lịch sử phương Tây, sẽ bắt gặp vô số truyện kinh điển cũng cổ vũ trí tuệ dân gian tương tự.
Odysseus của Homer được cho là biểu tượng của con người khôn ngoan thông thái, song nếu cứ sòng phẳng xét theo tiêu chuẩn những người đang mỉa mai các sự tích Việt Nam, ông này cũng chỉ là một tay “khôn vặt”. Cái tên Odysseus thực chất có nghĩa là cunning intelligence aka “sự mưu mẹo”, và người La Mã - con cháu thành Troy, cũng cho rằng Odysseus là một hình mẫu cho sự tinh quái xảo quyệt.
Tuy nhiên, dù là thông thái hay xảo quyệt, vẫn chẳng ai phân tích văn hoá phương Tây vì thế lại dở hơi dè bỉu Homer và kết luận “sử thi Iliad và Odyssey phản ánh thói quen tư duy thiếu logic, khôn vặt của người phương Tây” bao giờ cả. Thích hay không thích thì người ta vẫn phải thừa nhận mưu mẹo là một phẩm chất hữu ích, không chỉ cho cá nhân, mà cho cả tập thể, như Odysseus đã chứng minh bằng vô số lần thoát hiểm trên cuộc đại hải trình đưa quân Hy Lạp về lại quê hương.
Tuy nhiên, dù là thông thái hay xảo quyệt, vẫn chẳng ai phân tích văn hoá phương Tây vì thế lại dở hơi dè bỉu Homer và kết luận “sử thi Iliad và Odyssey phản ánh thói quen tư duy thiếu logic, khôn vặt của người phương Tây” bao giờ cả. Thích hay không thích thì người ta vẫn phải thừa nhận mưu mẹo là một phẩm chất hữu ích, không chỉ cho cá nhân, mà cho cả tập thể, như Odysseus đã chứng minh bằng vô số lần thoát hiểm trên cuộc đại hải trình đưa quân Hy Lạp về lại quê hương.
Quay về với các Trạng, các Gollum còn thích dè bỉu văn hoá dân gian một kiểu khác, là: “chơi gian". Nhưng những người hay mau mắn tự nhục về “não trạng dân Việt” này lại thường ít đọc để biết là trong văn hoá Tây liệu người ta có chơi ngoan hơn thế không, cũng như quên rằng sự “chơi gian” kia đã xảy ra trong hoàn cảnh nào?
Biết sắp thua trong câu đố cuối, Gollum rít lên trong giận dữ: "Không công bằng, không công bằng".
Cơ mà công bằng là gì thế? Là Bilbo phải ngoan ngoãn làm bữa tối cho con quái kia một cách đạo đức và công chính? Là Odysseus cần chấp nhận cho đồng đội bị gã khổng lồ Polyphemus nhốt vào hang làm thịt? Hay là Trạng Quỳnh đành bó tay trước những yêu cầu oái oăm của chúa Trịnh hay sứ Tàu?
Làm sao tồn tại nguyên tắc văn minh ở một thời còn chưa sinh ra khái niệm văn minh? Làm sao có thể thuyết về lẽ công bằng khi setup trò chơi vốn đã là cái bẫy không công bằng của kẻ mạnh? Và làm sao có thể kêu gọi tôn trọng khi mục tiêu của đối phương là xẻ thịt ta làm bữa tối?
Thời nay người ta quen tiếp xúc với văn hoá dưới dạng các “sản phẩm”, và sinh ra thói quen nghĩ văn hoá nào cũng là một sản phẩm phải thoả mãn mình. Nghĩa là phải hay, bất ngờ, thông minh, hài hước, gây trầm trồ. Giống một TV show. Và ta đây chính là giám khảo của TV show đó.
Nhưng các câu truyện cổ thì lại ra đời theo cách đơn sơ và tự chủ hơn như thế. Người xưa không sáng tạo để được đời sau công nhận, họ chỉ kể lại tâm sự của thời đại mình, tại đó mong kẻ yếu có cơ hội ngang kẻ mạnh, cái thiện có lúc vượt lên cái ác, và trong cái o ép của cuộc sống vẫn chồi lên một cái mầm xanh vô lý nào đó của hy vọng. Người xưa càng không có cái xa xỉ giải quyết vấn đề sao cho “thanh nhã”, bài toán họ cần giải chỉ là làm sao thoát ra khỏi khó khăn với rất ít tài nguyên và lựa chọn.
Nhưng các câu truyện cổ thì lại ra đời theo cách đơn sơ và tự chủ hơn như thế. Người xưa không sáng tạo để được đời sau công nhận, họ chỉ kể lại tâm sự của thời đại mình, tại đó mong kẻ yếu có cơ hội ngang kẻ mạnh, cái thiện có lúc vượt lên cái ác, và trong cái o ép của cuộc sống vẫn chồi lên một cái mầm xanh vô lý nào đó của hy vọng. Người xưa càng không có cái xa xỉ giải quyết vấn đề sao cho “thanh nhã”, bài toán họ cần giải chỉ là làm sao thoát ra khỏi khó khăn với rất ít tài nguyên và lựa chọn.
Cho nên, cũng chỉ một số người thời nay, bị lạc quá xa khỏi hiện thực đời sống, thì mới tưởng rằng các câu đố oái ăm kia sinh ra là để được giải đố. Tuy Chúa Nhẫn không phải chuyện dân gian, nhưng khi Bilbo trao đổi với Gollum, ông cụ đã mang tư duy dân gian, đó là không hề tham gia cái trò chơi trí não này để khoe trí não, mà là đang tham gia một cuộc chiến sinh tồn. Và đó là cách nghĩ đúng trong hoàn cảnh ấy.
Ở chiều ngược lại, khi một tay sứ Tàu xấc xược nêu một đòi hỏi bất khả thi với Trạng Quỳnh, hắn cũng nào chờ đợi những lời giải thông minh, toán học, hay logic. Điều hắn chờ đợi thực chất là sự đầu hàng. Làm gì có câu đố nghiêm túc nào ở đây để giải, chỉ có sự thực hành quyền hạ nhục đến từ kẻ thống trị mà thôi. Khi đó, giải pháp của Trạng Quỳnh, luôn đơn giản, ngoài dự đoán, tìm ra sơ hở trong sự ngạo ngược để ngạo ngược lại, mới là giải pháp xác đáng duy nhất.
Vậy thì, chúng ta đọc truyện cổ để làm gì?
Quay về với Chúa Nhẫn, đức vua cũng trở lại khi nào?
Aragon cho rèn lại thanh gươm cũ, thanh gươm truyền lại từ tổ tiên Isildur từng dính lời nguyền nhẫn, sau đó dùng thanh gươm này triệu hồi đội quân người chết từng mắc nợ Isildur, lãnh đạo họ tham gia vào cuộc chiến Minas Tirith quét sạch bầy quái vật của Sauron.
Thế hệ trước để lại cả một di sản lẫn một lời nguyền, thế hệ sau cần thiết phải làm sống lại những tinh hoa ấy, rồi cái cũ và cái mới, người sống và người chết, cùng nhau, sẽ giải quyết được cả vấn đề cổ xưa lẫn hiện tại.
Tất cả các tự sự vĩ đại trên thế giới đều giống nhau. Và một tự sự vĩ đại đôi khi cũng chỉ là kể đi kể lại một câu chuyện.
Con người phạm lỗi, rơi xuống đất, xa cách khỏi Chúa, nhưng cũng chính từ loài người sẽ sinh ra Chúa Con Jesus. Jesus về sau sẽ chết trên thập giá, mang cái nhân tính của mình giải tội cho người Cha Người, rồi lại nhờ cái thần tính của mình mà phục sinh, thăng thiên lên gặp lại người Cha Trời, để từ đây, đời sau vĩnh viễn kết nối với đời trước.
Và đó chính là cách đức vua sẽ trở lại.
Ở chiều ngược lại, khi một tay sứ Tàu xấc xược nêu một đòi hỏi bất khả thi với Trạng Quỳnh, hắn cũng nào chờ đợi những lời giải thông minh, toán học, hay logic. Điều hắn chờ đợi thực chất là sự đầu hàng. Làm gì có câu đố nghiêm túc nào ở đây để giải, chỉ có sự thực hành quyền hạ nhục đến từ kẻ thống trị mà thôi. Khi đó, giải pháp của Trạng Quỳnh, luôn đơn giản, ngoài dự đoán, tìm ra sơ hở trong sự ngạo ngược để ngạo ngược lại, mới là giải pháp xác đáng duy nhất.
Vậy thì, chúng ta đọc truyện cổ để làm gì?
Quay về với Chúa Nhẫn, đức vua cũng trở lại khi nào?
Aragon cho rèn lại thanh gươm cũ, thanh gươm truyền lại từ tổ tiên Isildur từng dính lời nguyền nhẫn, sau đó dùng thanh gươm này triệu hồi đội quân người chết từng mắc nợ Isildur, lãnh đạo họ tham gia vào cuộc chiến Minas Tirith quét sạch bầy quái vật của Sauron.
Thế hệ trước để lại cả một di sản lẫn một lời nguyền, thế hệ sau cần thiết phải làm sống lại những tinh hoa ấy, rồi cái cũ và cái mới, người sống và người chết, cùng nhau, sẽ giải quyết được cả vấn đề cổ xưa lẫn hiện tại.
Tất cả các tự sự vĩ đại trên thế giới đều giống nhau. Và một tự sự vĩ đại đôi khi cũng chỉ là kể đi kể lại một câu chuyện.
Con người phạm lỗi, rơi xuống đất, xa cách khỏi Chúa, nhưng cũng chính từ loài người sẽ sinh ra Chúa Con Jesus. Jesus về sau sẽ chết trên thập giá, mang cái nhân tính của mình giải tội cho người Cha Người, rồi lại nhờ cái thần tính của mình mà phục sinh, thăng thiên lên gặp lại người Cha Trời, để từ đây, đời sau vĩnh viễn kết nối với đời trước.
Và đó chính là cách đức vua sẽ trở lại.
Bài gốc: Về Trạng Tí và Gollum
Movie
/movie
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất