Trận Đinh Thúc Ngựa Vàng (11/7/1302) dân quân Flanders (Bỉ) chống ách thống trị của người Pháp
"Để trả đũa cho việc người dân ở bang Flanders (thuộc Bỉ ngày nay) tàn sát các quan chức cai trị người Pháp và tỏ ý muốn giành độc...
"Để trả đũa cho việc người dân ở bang Flanders (thuộc Bỉ ngày nay) tàn sát các quan chức cai trị người Pháp và tỏ ý muốn giành độc lập. Vua Pháp Philip IV cử quân viễn chinh đến đàn áp cuộc nổi loạn..."
Thế kỷ 14 chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của ngành kim khí, chế tạo giáp Châu Âu. Những bộ giáp plate xuất hiện vào đầu thế kỷ 13 bắt đầu phổ biến khiến giáp lưới (chainmail) dần trở thành trang bị phổ thông, 1 dân quân bình thường cũng có thể sở hữu 1 chiếc.
VD: Năm 1100, 1 áo chainmail = 100 shilling = 10 con bò = 300 ngày lao động phổ thông. Nhưng đến năm 1300, chainmail chỉ = 10 mark = 3 túp lều tranh = 10 cái áo choàng (mantle).
Thế nên lực lượng Flanders lên đến 1 vạn dân quân tự vệ (militia), đa số xuất thân là nông dân, thợ thủ công, dân nghèo thành thị,... nhưng hầu như tất cả đều được trang bị giáp xích lưới, vũ khí thì có trường thương (pike), vũ khí phá giáp (goedendag), nỏ tay, được lãnh đạo bởi 400 hiệp sĩ chưa được phong tước (man-at-arms)
Phía Pháp có 8000 quân tinh nhuệ, có đến 2.500 quân thiết kỵ thiện chiến. Học thuyết quân sự đương thời đánh giá 1 hiệp sĩ có giá trị chiến đấu bằng 10 lính bộ binh nên phía Pháp rất tự tin mình sẽ đánh bại được quân đội Flanders dễ dàng.
Bắt đầu trận đánh, lính nỏ tinh nhuệ Pháp trút mưa tên lên đầu quân cung nỏ Flanders và đẩy lùi họ, và bắt đầu bắn tỉa quân bộ binh Flanders, nhưng gây ra khá ít thiệt hại vì bị đội hình tường khiên Flanders vô hiệu hóa.
Quân Bỉ giả thua chạy về tuyến sau. Tại đây họ đã tạo ra cái bẫy được thiết kế riêng biệt cho kỵ binh Pháp - 1 hệ thống công sự phòng thủ với đất bồi, hào nước, suối nhỏ, bụi rậm, cọc nhọn cắm chống kỵ binh vượt qua và những khoảng đồng trống để dụ kỵ binh Pháp tiến vào rồi bao vây, tiêu diệt. Quân Pháp chủ quan khinh địch cho kỵ binh đuổi theo, không kịp nhận ra đồng cỏ trông rất vững chắc giữa các công sự kia thực ra là bãi đất bồi ven sông mọc toàn lau lách, và đang cực kỳ lầy lội sau trận mưa lớn đêm qua. Kỵ binh với giáp trụ nặng nề khốn đốn trong bãi lầy, tiến không được, thoái không xong, trở thành bia tập bắn cho lính nỏ của quân Bỉ.
(lúc này là đầu thế kỷ 14 và chỉ có hiệp sĩ giàu mới trang bị giáp plate đủ để vô hiệu hóa nỏ, còn lại đa số kỵ binh Pháp, cả người lẫn ngựa vẫn mặc giáp lưới, trong khi đó nỏ tay của bộ binh Bỉ là loại nỏ có lực kéo 210 kg, tốc độ bắn khoảng 10-15s/phát và hoàn toàn có thể bắn xuyên được giáp mail ở khoảng cách 50m)
Một số kỵ binh vượt qua được bãi lầy, lao vào hàng rào trường thương của lính Flanders liền bị đâm cho ngã ngựa, 1 số không dám tiến công (charge) vào khoảng trống nữa mà xuống ngựa để vượt qua hàng rào cọc nhọn công sự, chưa kịp tập hợp đội hình liền bị bộ binh Bỉ tấn công bằng goedendag (trong hình phía bên phải: một loại vũ khí dạng gậy dài có đầu nhọn, sử dụng để quật ngã kỵ binh khỏi lưng ngựa, sau đó dùng mũi nhọn đâm vào các khe hở trên bộ giáp để kết liễu. Dễ chế tạo, dễ sử dụng, rất hiệu quả). Số ít kỵ binh khác được lệnh tiến công thẳng vào rừng giáo nhưng do dự, không dám tiến liền bị lực lượng dự bị Flanders gần đó rời khỏi vị trí phòng thủ và bao vây, tiêu diệt.
Bộ binh Pháp đứng cách đó không xa nhìn thấy các hiệp sĩ "anh dũng" của mình bị tàn sát như trong lò sát sinh, tất cả đều bủn rủn mà bảo nhau thoái lui hết...
Kết thúc trận chiến, phía Bỉ chỉ mất gần 300 người trong khi quân Pháp thiệt mạng hơn 1.000 kỵ binh, tướng chỉ huy Robert II de Arlois tử trận, vua Pháp Phillip IV phải từ bỏ chiến dịch xâm lược Flanders. Người Bỉ thu đinh thúc ngựa của quân Pháp làm chiến lợi phẩm, nên trận chiến này mang tên trận Đinh thúc ngựa vàng.
Đây là trận đánh đánh dấu sự kết thúc của lực lượng kỵ binh với vai trò mũi nhọn của các quân đội Châu Âu trong Chiến Tranh Trung Cổ, mở ra thời kỳ bộ binh chuyên nghiệp là xương sống của các quân đội Châu Âu sau này.
Lịch sử
/lich-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất