Trà và du lịch bền vững
Trà kích thích chúng ta tìm kiếm sự tĩnh lặng, sự thoải mái, sự quen thuộc hoặc có thể là tìm về cội nguồn. Là một người uống trà,...
Trà kích thích chúng ta tìm kiếm sự tĩnh lặng, sự thoải mái, sự quen thuộc hoặc có thể là tìm về cội nguồn. Là một người uống trà, chúng ta trải nghiệm nguồn gốc, thổ nhưỡng, quá trình sản xuất thông qua tách trà chúng ta uống. Nhưng để kết nối sâu hơn với trà, chúng ta nên đến thăm vườn trà để vừa hiểu hơn về trà vừa thay đổi mối lương duyên của chúng ta với trà. Nhưng trước khi tìm hiểu các tour du lịch đến vùng trà đang có hiện nay, chúng ta cần phải xem xét mức độ ảnh hưởng của chúng ta đến những nơi đó. Cụ thể, trong những chuyến một chuyến du lịch thưởng trà, chúng ta cần phải hiểu đâu là du lịch bền vững và làm thế nào chúng ta có thể gắn kết với người dân địa phương.
Theo như National Geographic, các chuyên gia đã dự đoán, khi du lịch quốc tế quay trở lại sau đại dịch Covid, người ta sẽ có xu hướng hướng đến những kiểu du lịch bền vững và khám phá văn hóa của người dân bản địa. Ở các nước châu Á, họ đã kết hợp những yếu tố này khi thực hiện chuyến du lịch tìm hiểu lịch sử. Các hiền triết, những người đóng góp rất nhiều trong văn hóa trà đạo đã thực hiện những chuyến đi trải nghiệm này trước khi các chiến dịch quảng cáo xanh nổ ra, họ đi du lịch chậm rãi, hòa nhập vào cuộc sống của người dân địa phương để tìm hiểu về văn hóa và ẩm thực ở đây. Họ viết, sống ẩn dật, nghiên cứu và thiền trong những ngôi làng.
Lu Yu (733-804 CE) được coi là nhà hiền triết về trà. Trong nhiều thập kỷ trước khi xuất bản cuốn sách “The Classic of Tea”, ông đã chậm rãi đi du lịch khắp Trung Quốc vào thời nhà Đường. Trong cuốn “Tea in China: A Religious and Cultural History,” James A. Benn đã ghi lại cách Lu Yu sống ở Wuxing trong một tu viện trong ba năm, sống ở núi Mao và bên hồ Tai, đi qua vùng Giang Nam hiện đại, sống ở Long Shan trong bảy năm, và xây dựng một túp lều trong rừng. Lu Yu thậm chí còn trồng trà ở nhiều địa điểm khác nhau để có thể nghiên cứu về sự tác động địa lý lên trà.
Ở những đất nước khác, Myōan Eisai (1141– 1215 CE), một tu sĩ đến từ Nhật Bản, đã thực hiện nghiên cứu Phật giáo ở Trung Quốc trong vòng 4 năm qua hai chuyến đi, và quay trở về Nhật Bản với tư cách là vị thầy truyền giáo đầu tiên của Nhật Bản. Ông nổi tiếng không chỉ truyền bá Thiền tông ở Nhật Bản mà còn là người mang trà đến với đất nước, tác giả của cuốn sách “Drinking Tea for Nourishing Life.”
Viết một cuốn sách sau vài năm dành thời gian tìm hiểu về sự giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau (văn học, lịch sử, xã hội, ngôn ngữ và tất nhiên, trà) là một điều không dễ thực hiện đối với nhiều người, nhưng việc dành thời gian dài để tương tác và tìm hiểu là điều cần thiết. Các phong trào bền vững của phương Tây (chẳng hạn như phong trào slow food) đã xuất hiện trong những thập kỷ gần đây dưới dạng các chiến dịch và các phong trào này (slow food, du lịch tái tạo, v.v.) đã tồn tại lâu hơn ở châu Á. Trong khi nâng cao nhận thức về văn hóa xã hội là một bước đi hay, chúng ta cũng nên để ý đến sự ảnh hưởng liên quan đến văn hóa và chỉ số cacbon. Cụ thể, chúng ta phải biết được hiểm họa của greenwashing và du lịch dân tộc vì nó liên quan đến ngành công nghiệp trà.
Theo báo cáo của Oxfam vào năm 2019, “Ở Mỹ, siêu thị và nhãn hàng trà ước tính thu 93.8% giá tiêu thụ cuối cùng cho một gói trà đen bán trong nước, trong khi chi phí trả cho người lao động chỉ chiếm 0.8% so với giá cuối cùng”. Sự bất công vô lý này không được nhìn nhận một cách cô lập. Nếu tiền sản phẩm trà lá và trà túi lọc phân phối bất công như vậy, thì không chắc những tiêu chuẩn khác được phân phối theo đúng tiêu chuẩn. Đối với ngành công nghiệp trà, trước tiên chúng ta phải đặt câu hỏi: ai là người được hưởng lợi nhiều nhất?
Ngày nay, có nhiều tổ chức trên thế giới tổ chức những tour du lịch lốc xoáy cung cấp những dịch vụ sang trọng hoặc trung lưu kết hợp với tìm hiểu văn hóa ở một số đất nước bản địa.
Mặc dù những chuyến tham quan này có cường độ cao, kết hợp nhiều thông tin, tôi tự hỏi liệu chúng ta có nên đặt câu hỏi về giá trị của những chuyến tham quan này mang lại hay không? Thay vì đi đến những khu vực đó một cách nhanh chóng như vậy, liệu chúng ta có thể tổ chức những chuyến đi có chủ đích hơn không?
Định nghĩa về du lịch bền vững
Theo United Nations World Tourism Organization, du lịch bền vững là:
“Sử dụng tối ưu tài nguyên môi trường là yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, duy trì các quá trình sinh thái thiết yếu, giúp bảo tồn di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học. Tôn trọng tính xác thực về văn hóa – xã hội của cộng đồng người dân bản địa. Tôn trọng tính xác thực về văn hóa – xã hội của các người dân bản địa, bảo tồn các giá trị truyền thống và di sản văn hóa đã được xây dựng. Đảm bảo các hoạt động kinh tế lâu dài, khả thi, mang lại lợi ích kinh tế – xã hội cho tất cả các bên liên quan bao gồm cơ hội việc làm, thu nhập ổn định, và các dịch vụ xã hội cho cộng đồng địa phương và giúp giảm xóa đói giảm nghèo
Tiêu chí để tổ chức một chuyến du lịch trà trải nghiệm
Dựa vào ba yếu tố của du lịch bền vững, dưới đây là danh sách mối quan tâm cần giải quyết khi đánh giá về vấn đề đạo đức, bền vững và tính xác thực khi thực hiện một tour du lịch trà
Môi trường bền vữngVườn trà là hữu cơ hay tự nhiên? Đây là câu hỏi đầu tiên cần phải đặt ra khi lựa chọn một tour tham quan trà có trách nhiệm với môi trường. Thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có đang ảnh hưởng đến những người làm việc tại vườn trà và ảnh hưởng đến bề mặt đất trồng, và hệ sinh thái xung quanh. Một điều cần lưu ý, rất nhiều vườn trà nhỏ không đủ chi phí để chi trả cho giấy chứng nhận trà hữu cơ, tuy nhiên, đó có thể là những loại trà đạt tiêu chuẩn trà hữu cơ, và tự nhiên hơn so với những trà có giấy chứng nhậnKích thước của vườn trà là bao nhiêu? Thông số về vườn trà lớn nhỏ khác nhau giữa các quốc gia và khu vực. Nhìn chung, vườn trà nhỏ có kích thước ít hơn 20 hecta. Địa hình của những vườn trà nhỏ ít bị ảnh hưởng bởi môi trường hơn những vùng trà lớn. Ở đó hệ sinh thái kết nối chặt chẽ với nhauĐa dạng sinh học ở vùng trà đó như thế nào? Vườn chè vốn là hệ sinh thái nông nghiệp (tức là hệ sinh thái bị tác động để làm nông nghiệp). Mặc dù có một số cây trà cổ (như ở Vân Nam, Trung Quốc) sống ở nơi hoang dã, nhưng hầu hết các vườn chè đều là sản phẩm liên doanh đơn lẻ. Các hệ sinh thái đa dạng sẽ bảo vệ cho sự đa dạng sinh học: các loài chim, động vật có vú, các loài thực vật bản địa, v.v. Sự chung sống của tất cả các loài này là rất quan trọng.Sự tham gia của địa phương:Ai là chủ vườn trà, người hướng dẫn, người góp cổ phần? Họ có đến từ cùng một vùng đất? Lý do họ đầu tư vào vườn trà là gì?Phụ nữ ở vùng đó được miêu tả như thế nào? Cũng như nhiều lĩnh vực khác, phụ nữ ít được thể hiện vai trò lãnh đạo và kinh doanh trong ngành chè. Khi xem một chương trình, hãy xem xét sự hiện diện hay vắng mặt của phụ nữ, đặc biệt là trong vai trò lãnh đạo và vai trò trong công việc chung và mô tả họ.Cam kết của họ về tính minh bạch là gì? Các giá trị của công ty là gì và chúng được lặp lại như thế nào trong nội dung trang web và trong hành động?Kết nối với văn hóa địa phươngNhững phong tục và truyền thống nào sẽ được trải nghiệm trong chuyến tham quan? Mặc dù tìm hiểu về các lễ hội của một quốc gia là điều quan trọng, nhưng tìm hiểu về các nền văn hóa vẫn tồn tại trong một ngôi làng và vùng quê cũng quan trọng không kém.Bối cảnh của văn hóa địa phương đó như thế nào? Những lễ hội địa nào của địa phương không được tổ chức ở cấp quốc gia? Những món ăn địa phương nào chỉ tìm thấy ở đây mà không xuất hiện ở nhà hàng? Cơ hội nào để tương tác với cộng đồng?Những ai sẽ tham gia? Ai sẽ hướng dẫn các tour du lịch, tổ chức các homestay, hoặc thuyết trình các quy trình sản xuất trà? Kinh nghiệm của họ là gì, họ chuyên về văn hóa hay kinh tế xã hội?Có những cơ hội học ngoại ngữ nào? Mặc dù việc học một ngôn ngữ của một quốc gia là quan trọng, nhưng các ngôn ngữ hoặc tiếng địa phương trong khu vực được thể hiện như thế nào? Cơ hội nào để học hoặc trao đổi các ngôn ngữ đó?Trải nghiệm thực tếVườn chè có gì thú vị? Có lựa chọn nào cho du lịch trải nghiệm không? Khách có cơ hội dậy vào lúc bình minh để hái trà cùng với những người dân địa phương? Họ có được tham gia vào các quy trình sản xuất chè?Một người sẽ uống trà như thế nào? Ở đó sẽ xuất hiện nghi lễ uống trà lịch sử hay hiện đại? Họ trải nghiệm chadao (chado), chayi, hay chanoyu? Họ sẽ được học cách pha chế trà chai không? Bộ ấm chén nào sẽ được sử dụng? Họ có cơ hội trải nghiệm làm đồ gốm, đập vỡ một chiếc cốc kulhad, hoặc học cách xác định giá trị của một chiếc ấm trà Yixing không?Ngoài trà đạo còn có những hoạt động gì? Văn hóa của một khu vực cho khách du lịch trải nghiệm toàn diện về trà hơn nhiều so với trải nghiệm tại các nhãn hàng của trà. Có cách nào giúp khách tương tác với chủ nhà không, chẳng hạn như nấu ăn, làm vườn, kiếm ăn, ngắm chim, đi bộ đường dài và âm nhạc, sân khấu, văn học và nghệ thuật?Liên hệ đến Việt Nam
Việt Nam là một trong những đất nước trồng trà nhiều thế giới và có hầu hết các loại trà nổi tiếng. Hiện nay, ở các tỉnh miền Bắc đã và đang xuất hiện nhiều công ty tổ chức tour du lịch trải nghiệm hái chè. Đây là một trải nghiệm thú vị, đặc biệt đối với những người yêu trà. Họ có cơ hội hiểu hơn về trà và văn hóa uống trà tại nơi bản địa và hiểu hơn về tầm ảnh hưởng của trà đối với cuộc sống nơi đây. Đây là một hướng khai thác du lịch tiềm năng, không chỉ cho mang lại lợi ích cho khách du lịch mà còn cho cả người dân địa phương. Nhưng câu hỏi đặt ra là, liệu đến khi du lịch phát triển và nở rộ, văn hóa đặc trưng vùng miền có được giữ gìn hay sẽ bị tha hóa bởi đồng tiền, vì điều này đã xảy ra ở rất nhiều địa phương khác trên đất Việt Nam. Và theo bạn, ở Việt Nam có nên quảng bá rộng rãi tổ chức những chuyến đi tham quan và trải nghiệm trà như vậy hay không?
Dịch bài: Authentic and Sustainable Tea Tourism
Mỹ Hường
Du lịch - Ẩm thực
/an-choi
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất