Trả lời giúp em 2 câu hỏi không dễ...
Vì sao bầu trời vào những ngày quang mây lại có màu xanh? Và tại sao lại có màu xanh "nước biển" và màu xanh "da trời",...
Vì sao bầu trời vào những ngày quang mây lại có màu xanh?
Và tại sao lại có màu xanh "nước biển" và màu xanh "da trời", trong khi màu nước biển là do màu da trời phản chiếu?
Và tại sao lại có màu xanh "nước biển" và màu xanh "da trời", trong khi màu nước biển là do màu da trời phản chiếu?

Hỏi đáp vu vơ
/hoi-dap-vu-vo
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
k22
Trả lời câu hỏi đầu: Màu xanh của bầu trời là do tán xạ Rayleigh.
Khi ánh sáng chiếu vào phân tử khí, "một phần" của nó có thể bị phân tử khí hấp thụ. Sau đó, các phân tử khí sẽ bức xạ ánh sáng theo nhiều hướng khác với ban đầu. Sở dĩ có khái niệm "một phần" xuất hiện ở đây là vì sẽ có một số bước sóng trong ánh sáng trắng (tương ứng với các màu sắc) dễ bị hấp thụ, một số bước sóng khác khó bị hấp thụ hơn. Nói cách khác, một số bước sóng ngắn (như màu xanh dương) sẽ bị hấp thụ nhiều hơn so với các bước sóng dài (như màu đỏ).
Khi ánh sáng đi vào khí quyển của Trái Đất, hầu hết những bước sóng dài đều không bị các phân tử khí hấp thụ nên có thể đi xuyên qua. Một ít ánh sáng đỏ, cam, vàng có thể bị ảnh hưởng của không khí. Tuy nhiên, một lượng lớn bước sóng ngắn đã bị các phân tử khí hấp thụ. Ánh sáng bước sóng ngắn bị hấp thụ sau đó sẽ được tán xạ ra ngoài theo rất nhiều hướng khác nhau.
Lúc này, ánh sáng xanh sẽ tán xạ khắp bầu trời. Vào ban ngày, cho dù bạn đứng ở bất cứ đâu và nhìn theo hướng nào thì một số ánh sáng xanh bị tán xạ luôn hướng tới mắt của bạn. Do đó, khi bạn ngước nhìn lên phía trên đầu mình thì bầu trời sẽ luôn có màu xanh.
- Báo cáo
rail
ko lqan nhưng tôi nhớ là ánh sáng tím mới có bước sóng ngắn nhất mà, vậy tại sao bầu trời éo phải màu tím? @@
à mà còn câu 2 nữa=))
- Báo cáo
k22
https://www.youtube.com/watch?v=0b1fqodmZJ0
Xem đi r biết nhé. Còn câu 2 chắc do các bác sáng tạo ra tiếng Việt thích gọi thế cho đa dạng, tôi cũng chịu :v
- Báo cáo
cricketssongs
Mắt người, cái này là do mắt người
. Con người nhìn rõ 3 vùng quang phổ là đỏ - vàng - xanh lam (tương ứng 3 màu cơ bản). Khi ánh sáng Mặt trời bị tán xạ, đến bề mặt Trái Đất thì mình chỉ còn nhìn thấy màu xanh là rõ thôi, màu chàm màu tím vẫn còn nhưng đại loại là mắt mình không lựa chọn nhìn thấy hai màu đó :)) (cái này liên quan đến tế bào que tế bào nón gì đó mình ko nhớ hết). (bonus thêm, khi chúng ta nhìn thấy màu tím là thực ra đã có sự hòa trộn hai vùng quang phổ đỏ + xanh lam ấy ;)) )
Và tui nghe đồn là loài chim nhìn thấy trời mào tím này :3 chắc một số loài vật khác cũng có khác biệt à ;))
Về câu 2, mình nghĩ mới đầu không ai nghĩ đến các vđề vật lý đâu nên đặt tên thế phân biệt cho dễ hoy =))))

- Báo cáo
rail
oh, thanks mng :3
- Báo cáo
putankinamall
hình như vì có cái tầng ozone ý bác :))
- Báo cáo

serenath
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Giup-Anh-Tra-Loi-Nhung-Cau-Hoi-Vuong-Anh-Tu/ZW69OOFZ.html
- Báo cáo
rail
rep ko lqan tui downvote đó nhe... 

- Báo cáo

serenath
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Giup-Em-Tra-Loi-Nhung-Cau-Hoi-Bich-Phuong/ZW6EB88Z.html
cái này chắc đúng hơn à
- Báo cáo
rail
đừng thắc mắc khi thấy mình 0 spider nhe=))
- Báo cáo

serenath
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Hay-Tra-Loi-Em-Le-Quyen/ZWZ9ZFBA.html
vậy chắc cái này rồi ![=] 🙂](/assets/images/emojione/png/1f642.png)
![=] 🙂](/assets/images/emojione/png/1f642.png)
- Báo cáo