Xã hội ngày này vô cùng coi trọng việc độc lập của một con người. Sự mạnh mẽ vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống chính là thước đo của sự trưởng thành. Thế nhưng liệu rằng việc độc lập thể hiện sự trưởng thành có đang bị thổi phồng một cách thái quá và đi ngược lại văn hóa cộng đồng mà người châu Á chúng ta đã được nuôi dưỡng từ bé?
Bài viết này chỉ nói về trải nghiệm cá nhân của bản thân mình mà không có đề cập đến bất kì thông tin khoa học nào cả nên nếu bạn thấy hứng thú tiếp tục đọc nhé.
Mình vừa trải qua một trận ốm khốc liệt mà chỉ có mình mình đối mặt với nó. Lúc cơ thể mình đau nhất mặc dù rất muốn kết nối với một ai đó nhưng mình đã không thể dũng cảm gọi điện để kêu than với một ai là mình đã đau đớn như thế nào, kể cả bố mẹ mình. Trong mắt tất cả mọi người xung quanh từ bố mẹ cho đến bạn bè hay cả giáo sư đều nghĩ mình như là một superhero - một người luôn mạnh mẽ độc lập đối diện với mọi vấn đề một mình. Vì vậy thường thì mọi người cũng không mấy khi hỏi mình có ổn không khi họ luôn mặc định rằng mình vẫn đang ổn.
Nhưng sự thật thì chưa có lúc nào mình thực sự ổn cả. Vì luôn tạo cho mình một hàng rào độc lập mạnh mẽ nên mình đã mất rất nhiều kết nối với gia đình. Là "một đứa con độc lập thông thái" trong gia đình, nên mình luôn được giao cho trọng trách phân xử mọi mâu thuẫn trong gia đình (mặc dù mình đang ở xa). Cảm giác làm trụ cột tinh thần của gia đình khiến cho mình phần nào đó e dè hơn khi thể hiện cảm xúc yếu đuối của bản thân mình. Và rồi dần dần mình ít dần những sự chia sẻ cảm xúc vấn đề của cá nhân mình với gia đình. Mình chỉ thường là người lắng nghe và chia sẻ với mọi thành viên về vấn đề của họ chứ chưa bao giờ chia sẻ về chuyện của mình.
Với bạn bè thì mình luôn là người goal achiever, đạt được nhiều thành tựu vượt trên mọi khó khăn của cuộc sống, những điều mà người bình thường không đạt được. Vì vậy ít nhiều họ sẽ luôn cảm thấy mình quá độc lập và mạnh mẽ. Khi mình chia sẻ ra một chút sự yếu đuối của bản thân mình, họ sẽ luôn cho rằng đó là điều nhỏ nhặt và mình có thể vượt qua nó dễ dàng. Hơn thế nữa khi bản thân mình nghĩ mình là một người độc lập thì việc mình chia sẻ việc của mình chỉ khiến bạn bè mình cảm thấy đôi lúc thông cảm nhưng đôi lúc cũng phiền toái. Ai cũng phải tự giải quyết vấn đề của riêng họ. Và mình tin rằng việc bù lu bù loa lên cho mọi người là mình đau dớn như thế nào chỉ khiến cho họ coi thường mình thôi và nghĩ rằng mình giống con nít quá.
Và rồi mình chọn độc lập.
Tự đối diện với mọi vấn đề một mình, tự chăm sóc bản thân mình, tự tìm cách điều hòa cảm xúc của bản thân mình khi gặp stress hay những điều không may tới.
Thế nhưng bên trong mình vẫn có một cái gì đó không ổn...
Sự mất kết nối
Với
....