Tốt nghiệp tiểu học bằng cách hiểu đúng về chỉ số tiếp cận (Reach) và chỉ số hiển thị (Impression)
Ban đầu tôi không định viết về 2 từ khóa này đâu, chẳng phải vì lười hoặc là tôi quá gà để hiểu. Vấn đề ở đây nó khá khó giải thích...
Ban đầu tôi không định viết về 2 từ khóa này đâu, chẳng phải vì lười hoặc là tôi quá gà để hiểu. Vấn đề ở đây nó khá khó giải thích và lấy ví dụ. Thậm chí khi tôi đã tiếp xúc với khái niệm này được bốn tháng (nhiều nhể?), tôi vẫn dùng Chat GPT để hiểu thêm và tường tận về hai khái niệm này.
Nhìn cảnh sinh viên trong lớp tôi đứng như chết và bắt đầu đánh vần bằng chữ cái “a ă â u ơ” mỗi khi giáo viên bắt phân biệt Impression và Reach. Lòng tôi như thắt lại! Với tinh thần và trách nhiệm của người đứng đầu trong lớp (tôi tự phong), tôi tự nhủ với bản thân rằng mình phải có trách nhiệm giúp cho các bạn “tốt nghiệp” cấp 1 và ở đúng vị trí của mình (Cao đẳng). Tôi sẽ cố hết sức giải thích hai khái niệm này theo cách dễ hiểu nhất (nếu không hiểu là do bạn, ai mà biết được!).
Khái niệm Reach và Impression
Để bắt đầu chúng ta đi qua định nghĩa của chúng trước tiên (ở đây tôi sẽ giới hạn định nghĩa của 2 từ khóa theo dạng 1 bài post trên Facebook), theo như Meta Business Help:
“Reach – hay còn gọi là số lượt tiếp cận, là số tài khoản (user account) đã “nhìn thấy” bài post của bạn ít nhất 1 lần.”
Ví dụ: Bài post nội dung A, với số lượt tiếp cận 100 => A đã được “nhìn thấy” được bởi 100 tài khoản.
“Impression – hay còn gọi là số lượt hiển thị, là số lần bài post đó “đã” hiển thị trên tài khoản (user account) của bạn. Bài post đó có thể được hiện thị nhiều lần.
Ví dụ: Bài post nội dung A, với số lượt tiếp cận 100 và được hiển thị 200 lần => A đã được nhìn thấy được bởi 100 tài khoản và được hiển thị trên newfeed 200 lần (trung bình 1 tài khoản hiển thị 2 lần)
Nếu bạn đọc xong hai định nghĩa trên và hiểu được => Bạn đã tốt nghiệp cấp 1. Nhưng nếu bạn vẫn thấy “cấn cấn” về hai định nghĩa đó và chưa rõ thì không sao, tôi ở đây để giúp bạn.
Đặt vấn đề: Tại sao bạn vẫn chưa hiểu?
Tôi khá chắc bạn đã hiểu về Impression, nhưng với Reach thì khác!
Đối với “Reach”, định nghĩa trên sẽ vô nghĩa nếu như người dùng chỉ lướt qua và hướng sự chú ý của họ đến một nội dung khác chẳng hạn như “thể dục thể thao”. Vì vậy tôi cho rằng Meta định nghĩa như vậy là không đúng và sẽ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến việc phân tích chỉ số cũng như đề xuất KPI.
Định nghĩa đúng ở đây phải là:
“Reach – hay còn gọi là số lượt tiếp cận, là số lượt bài post của bạn được hiển thị lần đầu tiên trên màn hình của user account (không quan tâm họ có đọc nó hay không)
Ví dụ: Bài post nội dung A, với số lượt tiếp cận 100 => A được “hiển thị” lần đầu trên màn hình của 100 tài khoản.
Và điều này không chỉ đúng với trường hợp “bài post”, bạn có thể áp dụng định nghĩa trên cho tất cả trường hợp như “quảng cáo, website, blog,...”.T
Điều này có ý nghĩa gì
Thứ nhất: Các thương hiệu hoặc người phân tích số liệu sẽ bớt ảo tưởng trong việc phân tích số liệu và thông kê. Điều này thường hay thấy, thậm chí là đối với những người đã có kinh nghiệm.
Những bản báo cáo trở nên chất lượng hơn trong những buổi họp và những kế hoạch Marketing sẽ có phần thực tế hơn thay vì bạn chỉ nhìn vào lượng Reach trung bình trên thị trường và đặt KPIs cho nó theo "cảm tính".
Thứ hai: Biết được nội dung của mình "thật sự" đã tiếp cận được bao nhiêu người. Tôi dùng từ "thật sự" có lẽ hơi quá nhưng tôi có thể cho bạn biết con số gần chính xác của lượt tiếp cận bằng cách "TẠO FORM KHẢO SÁT"
Đại khái là bạn sẽ tạo thêm một form khảo xác về việc "Gần đây bạn có thấy nội dung A có xuất hiện không?". Ví dụ đơn giản là những khảo xác nho nhỏ trên YouTube
Tất nhiên việc này sẽ tốn thêm một khoảng không hề nhỏ trong ngân sách của bạn. Nhưng nếu chiến dịch đó thực sự quan trọng và bạn muốn biết chính xác số liệu thì đây là một cách bạn có thể thử!
Thứ 3: Bạn đã tốt nghiệp cấp 1!
Và đó là từ khóa cho ngày hôm nay, các bạn đã tốt nghiệp cấp 1 chưa? Chưa thì Ib cho Fanpage để được tốt nghiệp sớm nhất nhé. Và đừng quên theo dõi Fanpage để có thêm nhiều kiến thức hữu ích!
Đây là bài viết tôi viết để học bài và được viết hoàn toàn dựa trên quan điểm cá nhân. Mọi ý kiến, thắc mắc, phản bác mọi người nhớ dùng từ nhè nhẹ thôi nhé! Tôi dễ bị tổn thương lắm!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất