Top 10 ví dụ Game hóa trong thương mại điện tử (2023)
Khám phá bí mật của các sàn thương mại điện tử triệu đô
So với thị trường trao đổi hai mươi năm về trước, mua sắm ngày mai đã phát triển rất nhiều. Từ việc thu thập những hàng hóa cần thiết, mua sắm giờ đây đã trở thành một trải nghiệm phong phú, được tích hợp sâu sắc vào văn hóa của các nền văn minh có đủ khả năng cung cấp năng lượng cho một hoạt động như vậy.
Chúng ta mua sắm để giải trí và đối với nhiều người, mua sắm có thể là một chiến thắng hoành tráng sau ba giờ lang thang trong trung tâm thương mại. (Trong sách quy tắc cho trò chơi của tôi, nếu tôi vào siêu thị trong hơn một giờ mà không mua được món hàng nào, tôi sẽ cảm thấy mình như một kẻ thất bại).
So với mua sắm truyền thống, mua sắm trực tuyến dường như thiếu hẳn trải nghiệm niềm vui và tương tác xã hội. Tuy nhiên, nó lại mở ra một thế giới hoàn toàn mới với các hoạt động thú vị tới mức gây nghiện - nhờ việc kích hoạt trạng thái chiến thắng thường xuyên.
Câu hỏi là, bí quyết nào đã giúp các sàn thương mại điện tử ngày nay cải thiện doanh số bán hàng, chuyển đổi lên gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba và trở thành doanh nghiệp tỷ đô chỉ sau một đêm?
Để biết được câu trả lời, hãy cùng nhau xem xét 10 ví dụ xuất sắc về Game hóa thương mại điện tử, được thực hiện bởi những nhãn hàng đã từng dẫn đầu những cuộc cách mạng mua sắm trong quá khứ.
1. Hệ thống phản hồi và đấu giá của eBay
Phải vậy, ít có thương hiệu nào sánh được với eBay trong việc áp dụng những động lực cốt lõi của chúng tôi vào hành trình Game hóa của mình.
Nếu bạn chỉ nghĩ đến việc mở một sàn thương mại điện tử, thì bạn không nhất thiết phải có một hệ thống đấu giá cạnh tranh, phản hồi thời gian thực và các ngôi sao để tăng cấp như eBay.
Mua hàng trên eBay không đơn giản chỉ là “mua hàng” giống như hầu hết các trang thương mại điện tử (Động lực cốt lõi số 4: Chủ quyền và Sở hữu). Khi bạn đấu giá và mua được một thứ gì đó trên eBay, bạn có cảm giác như mình đã đánh bại những người mua hàng khác để giành được món hàng - dù có phải trả nhiều hơn 10%. Đây thực sự là một ví dụ điển hình của Động lực cốt lõi số 2: Phát triển và Thành tựu.
Bắt đầu từ nỗ lực cải thiện chỉ số bán hàng, tích lũy sao thưởng, nâng điểm phản hồi, liên tục kiểm tra xem hàng có nhận được giá mới không (Động lực cốt lõi số 6: Độ hiếm và Cảm giác nôn nóng và Động lực cốt lõi số 7: Tính khó lường & Cảm giác tò mò) và cuối cùng là cảm giác không muốn bị cướp mất giao dịch (Động lực cốt lõi số 8: Mất mát và Né tránh), không có gì đáng ngạc nhiên khi mọi người cứ nói "eBay thật dễ gây nghiện!"
2. Hệ thống giao dịch hàng ngày của Woot.com
Mỗi ngày, nhà bán lẻ trực tuyến Woot sẽ cung cấp một sản phẩm với số lượng hạn chế với giá ưu đãi đặc biệt. Sản phẩm tiếp theo sẽ chỉ được niêm yết khi sản phẩm đầu tiên đã bán hết hoặc tới hạn giữa trưa hoặc nửa đêm.
Thông thường, khi mọi người đăng nhập vào Woot.com lúc 4 giờ chiều, họ sẽ thấy ngay ưu đãi tuyệt vời nhưng tiếc là đã hết hàng. Sau vài ngày, khao khát trong họ lớn dần lên. Một số người sẽ bắt đầu truy cập Woot lúc nửa đêm, liên tục làm mới trang để có thể thấy ngay ưu đãi mới và có khả năng mua nếu nó hấp dẫn.
Có thể nói người dùng của Woot bị thu hút bởi động lực tìm hiểu những gì sẽ được cung cấp và độ hiếm mà họ có thể cảm nhận được. Họ không biết sản phẩm tiếp theo là gì, thế nên họ chờ đợi. Nếu sản phẩm mới là một món hời, họ sẽ phải mua ngay vì số lượng giới hạn.
Khi bạn khiến người dùng thay đổi thói quen hàng ngày như Woot.com, bạn hẳn đang sử dụng Động lực cốt lõi số 7: Tính khó lường & Cảm giác tò mò hoặc Động lực cốt lõi số 6: Độ hiếm và Cảm giác nôn nóng.
3. Chiến dịch Cơn giận Mùa đông của Nike
Vào năm 2011, Nike đã tạo ra một trò chơi trực tuyến, cho phép người chơi giúp các vận động viên giữ ấm khi họ tập luyện ngoài trời trong cái lạnh của mùa đông. Đó là một phần trong chiến dịch quảng cáo trang phục thể thao mùa đông của nhãn hàng.
Trong trò chơi, người chơi sẽ có cơ hội tương tác với một vận động viên nổi tiếng, giúp họ “đánh bại cảm lạnh” thông qua một loạt các bài huấn luyện thể thao. Trò chơi có ba vận động viên xuất sắc là Greg Jennings, Alex Morgan và đặc biệt là Allyson Felix - người từng giành huy chương vàng Olympic.
Thông qua giao diện người dùng, người chơi có thể điều khiển hình đại diện của vận động viên thực hiện một loạt hành động. Người chơi có thể kiểm tra tốc độ phản xạ của họ và giành giải thưởng khi họ hoàn thành các thử thách khác nhau.
Khi những người chơi khác nhau thi đấu, điểm số của họ sẽ được đưa vào bảngxếp hạng. Tài khoản có số điểm cao nhất đạt được trong khoảng thời gian từ ngày 9 đến 15 tháng 12 sẽ có cơ hội giành được một chuyến đi dành cho hai người để gặp một trong những vận động viên của Nike.
Điều này rõ ràng không chỉ để cho vui, bởi Nike còn cho phép người dùng mua quần áo mùa đông giống như các vận động viên. Đây là ví dụ hay về cách một thương hiệu sử dụng trò chơi trực tuyến để thúc đẩy nhận thức về một dòng sản phẩm mới.
Qua ví dụ trên, chúng ta thấy ảnh hưởng của Động lực cốt lõi số 1: Mục đích và Nghĩa vụ cao cả (một vận động viên chiến đấu với mùa đông), Động lực cốt lõi số 3: Khuyến khích sáng tạo và Phản hồi (kiểm soát hình đại diện để thực hiện các nhiệm vụ và giành chiến thắng trong các thử thách), Động lực cốt lõi số 4: Chủ quyền và Sở hữu (quyền sở hữu đối với hình đại diện, nhiệm vụ và thiết bị bạn có thể mua), cũng như nhiều thứ khác.
4. BestBuy tại Cityville
Zynga tuyên bố có hơn 230 triệu người dùng đang chơi trò chơi của họ mỗi ngày. Trong số này, hơn 71 triệu người dùng Facebook đang chơi tựa game hàng đầu của hãng – CityVille. Trong trò chơi, người chơi xây dựng một thành phố ảo và thu thập điểm để mở khóa các tính năng của trò chơi.
Vào ngày 31 tháng 8 năm 2011, Best Buy trở thành thương hiệu bán lẻ đầu tiên xuất hiện ở CityVille. Trong một tuần, Zynga cho phép người dùng đặt cửa hàng Best Buy tại thành phố của họ. Những người chơi đã chọn Best Buy chia sẻ rằng họ luôn muốn một thương hiệu của đời thực xuất hiện trong thành phố của mình, tạo sự khác biệt với những cái tên chung chung như "tiệm bánh" hay "nhà hàng gia đình".
Cũng giống như các hoạt động kinh doanh khác trong trò chơi, người chơi có thể thu thập nhiều phần thưởng khác nhau từ cửa hàng Best Buy dưới dạng điểm, năng lượng, cũng như năm vật phẩm sưu tập đặc biệt. Nếu người chơi thu thập thành công điện thoại thông minh, tủ lạnh, TV, máy ảnh DSLR và huy hiệu Deal of the Day, họ sẽ được thưởng một vật trang trí Best Buy đặc biệt.
Khi người chơi trang trí thành phố của mình bằng những vật phẩm ảo kiếm được từ sự kiện Best Buy, những người chơi khác cũng sẽ muốn thu thập chúng. Đây là một ví dụ tuyệt vời về Động lực cốt lõi số 4: Chủ quyền và Sở hữu (sở hữu BestBuy trong thành phố ảo để làm hài lòng công dân của bạn) và Động lực cốt lõi số 2: Phát triển và Thành tựu (Bạn đã sở hữu BestBuy).
5. Trang web Game hóa của HSN
Nhà bán lẻ HSN đã khẳng định bản thân là công ty chiếm ưu thế trên thị trường với hai kênh giao dịch là truyền hình HSN và trang web mua sắm HSN.com Với việc ra mắt HSN Arcade vào năm 2011, công ty đã thu hút được hàng triệu khách hàng, khuyến khích họ ở lại trang web để mua sắm nhiều hơn.
Ban đầu, Arcade cung cấp một bộ gồm 25 trò chơi. Người chơi sẽ chơi và thu thập huy hiệu, góp tên trên bảng thành tích đồng thời gửi góp ý cho hãng để cải thiện trò chơi trong tương lai. Bằng cách cho phép khách truy cập đăng điểm của họ lên Facebook, HSN Arcade cũng khai thác tiềm năng tương tác thông qua mạng xã hội.
Bằng cách kết hợp các yếu tố như mua sắm trực tuyến, phát video trực tiếp, chơi trò chơi và chia sẻ xã hội, Arcade đã tạo ra trải nghiệm mua sắm HSN đặc biệt. Các nhà bán lẻ trực tuyến khác cũng áp dụng chiến lược tương tự: họ thêm các khu vực trò chơi đặc biệt vào trang web của họ như Oxygen, People.com và USA Network.
Đây là một ví dụ đơn giản nhưng hiệu quả về việc sử dụng Động lực cốt lõi số 3: Khuyến khích sáng tạo và Phản hồi (chơi trò chơi trên web trong khi tìm hiểu về thương hiệu), cũng như Động lực cốt lõi số 7: Tính khó lường & Cảm giác tò mò (Mọi người truy cập web để xem có trò chơi nào khác không).
6. Game hóa dịch vụ chăm sóc khách hàng của Zappos
Tại Zappos, cửa hàng giày trực tuyến lớn nhất thế giới, văn hóa công ty và các giá trị cốt lõi được cho là chìa khóa dẫn đến thành công phi thường của thương hiệu này. Giám đốc điều hành Tony Hsieh tuyên bố: “Nếu chúng tôi hiểu đúng về văn hóa, thì mọi thứ khác, bao gồm cả dịch vụ khách hàng, sẽ ổn định.”
Một phần không thể thiếu của triết lý này là niềm tin mạnh mẽ vào việc những cá nhân vui vẻ sẽ làm việc hiệu quả và sáng tạo hơn. “Văn hóa vui chơi” tại Zappos đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc khiến mọi người đoàn kết để theo đuổi một mục tiêu chung, đặc biệt là khi họ được khuyến khích cười và vượt qua những nhiệm vụ hời hợt. Khi nhân viên tin tưởng công ty và tích cực làm việc, khách hàng sẽ thấy ấn tượng và muốn được trở thành một phần trong trò chơi đó. Không có gì ngạc nhiên khi Zappos, giống như Woot.com, có thể bán cho Amazon với giá hơn 1 tỷ đô la.
Zappos là sự thể hiện tuyệt vời của Động lực cốt lõi số 1: Mục đích và Nghĩa vụ cao cả (môi trường công việc quá tốt khiến nhiều người từ chối nhận 2000 đô để nghỉ làm) và Động lực cốt lõi số 3: Khuyến khích sáng tạo và Phản hồi (nhân viên cảm thấy được trao quyền để phát huy hết khả năng và nhận được phản hồi ngay lập tức – sự hài lòng của khách hàng và tiếng cười của nhau).
7. Hệ thống Scavenger Hunt của Bonobos
Năm 2011, công ty may mặc dành cho nam giới Bonobos đã khởi động một chiến dịch truyền thông xã hội đặc biệt. Để lôi kéo người dùng tới trang web bán hàng là NotCot.org, công ty đã giấu ảnh chụp một siêu sao mặc quần Bonobos kèm chữ ký khắp trang NotCot và NotCouture, khởi động một một cuộc săn lùng Trứng Phục sinh với hashtag trên Twitter là #secretcode.
Khách hàng sẽ truy cập hai trang web kể trên để tìm ảnh của siêu sao nọ. Năm mươi người may mắn đầu tiên sẽ nhận được một khoản tín dụng Bonobos trị giá 25 đô la cộng giao hàng miễn phí. Nếu khách hàng vô tình phát hiện một người mẫu mặc quần paisley, họ sẽ nhận được một mã đặc biệt để giảm 100 đô.
Đây là một ví dụ điển hình về Động lực cốt lõi số 7: Tính khó lường & Cảm giác tò mò (tìm kiếm chiếc quần), Động lực cốt lõi số 3: Khuyến khích sáng tạo và Phản hồi (làm bất cứ điều gì để tìm chiếc quần đó và xem phản hồi ngay lập tức), Động lực cốt lõi số 6: Độ hiếm và Cảm giác nôn nóng (mong muốn tìm mục tiêu nhưng không thể), và cuối cùng là Động lực cốt lõi số 2: Phát triển và Thành tựu (khi bạn tìm thấy vật phẩm và nhận được phần thưởng – một chút của Động lực cốt lõi số 4: Chủ quyền và Sở hữu).
8. Bảng tâm trạng trên Instagram của Aldo
Khi Tập đoàn Aldo giới thiệu bộ sưu tập nước hoa “A is for Aldo”, họ đã thực hiện một phương pháp tiếp thị thực sự sáng tạo bằng cách tạo một ứng dụng Facebook cho khách hàng của mình. Được chú ý nhờ các cửa hàng giày dép và phụ kiện, Aldo nhận ra rằng khách hàng của họ đã quen với những trải nghiệm phong phú và có khả năng bị thu hút bởi các cơ hội kết nối xã hội độc đáo.
ALDO đã tạo trang web nhỏ “A is for Aldo” để giới thiệu các loại nước hoa dành cho cả nam và nữ. Mỗi mùi hương được liên kết với một màu sắc đại diện cho một tính cách cụ thể - “Colors Are Like Personalities.” Đối với nữ giới, ba loại nước hoa đặc biệt đã được tạo ra: Đỏ cho Đam mê, Vàng cho Sang trọng và Xanh cho Quyến Rũ. Đối với nam giới, hai loại nước hoa đã được tạo ra: Đỏ cho Cổ điển và Vàng cho giản dị.
Đầu tiên, Microsite mời khách chơi một trò chơi trên Facebook. Sau khi đăng nhập vào Facebook, người dùng sẽ được cung cấp nhiều hình ảnh Instagram để xác định tâm trạng của bản thân. Sau khi chọn 9 hình ảnh, họ được cung cấp một bảng moodboard có mô tả ngắn gọn về tính cách để đăng lên Facebook cá nhân. Họ cũng có tùy chọn chia sẻ bảng này trên các mạng xã hội khác. Mỗi tâm trạng được kết hợp với một mùi hương cụ thể và một liên kết để mua mùi hương đó tại trang “A is for Aldo”. Kết quả cuối cùng là để ALDO tạo ra trải nghiệm hình ảnh có thương hiệu cho khách hàng của mình.
Đây là một ví dụ hấp dẫn của Động lực cốt lõi số 1: Mục đích và Nghĩa vụ cao cả (bạn được trở thành một màu sắc dựa trên tính cách của mình), Động lực cốt lõi số 4: Chủ quyền và Sở hữu (Đây là tôi. Đây là màu sắc của tôi), và Động lực cốt lõi số 7: Tính khó lường & Cảm giác tò mò (Tôi tự hỏi mình sẽ nhận được màu gì).
9. Chương trình khách hàng thân thiết của Gilt Groupe
Vào cuối năm 2009, Gilt Groupe đã tung ra gói dịch vụ chăm sóc VIP có tên Gilt Noir dành cho 1% khách hàng trung thành nhất của mình. Mỗi thành viên nhận được một cây nến thơm, một thẻ thành viên và đặc quyền truy cập sớm cho các sản phẩm mới (Họ cũng được cấp quyền truy cập vào các hạng mục sản phẩm đặc biệt không mở cho khách thường).
Mặc dù không thể mua các mặt hàng sớm hơn các thành viên Gilt khác, nhưng đặc quyền truy cập sớm của Noir cho phép khách hàng khảo sát các sản phẩm giảm giá trước 15 phút. Điều này cho phép họ nhận thức được các sản phẩm mong muốn và lập chiến lược mua hàng.
Đây là một ví dụ tuyệt vời về Động lực cốt lõi số 1: Mục đích và Nghĩa vụ cao cả (Chủ nghĩa ưu tú), Động lực cốt lõi số 2: Phát triển và Thành tựu (Tôi đã vào được câu lạc bộ), Động lực cốt lõi số 5: Ảnh hưởng xã hội và Khả năng liên hệ (Bây giờ bạn bè ghen tị với tôi), Động lực cốt lõi số 4: Chủ quyền và Sở hữu (Tôi có thể mua những thứ tốt nhất!) và Động lực cốt lõi số 6: Độ hiếm và Cảm giác nôn nóng (Tôi là thành viên của câu lạc bộ 1% cực kỳ độc quyền này).
10. Nền tảng Game hóa của Teleflora
Dịch vụ đưa hoa Teleflora đã biến toàn bộ cửa hàng của mình hành trò chơi điện tử, cung cấp một hệ thống khách hàng thân thiết trên mạng xã hội để thưởng điểm cho nhiều hành động của người dùng bao gồm đánh giá, nhận xét cũng như tư vấn cho khách hàng khác.
Nếu một cá nhân đưa ra đánh giá đầu tiên về sản phẩm hoặc trả lời câu hỏi trong phần Hỏi & Đáp của người dùng, họ sẽ nhận được thêm điểm thưởng. Khi người dùng tiếp tục tích lũy điểm, họ sẽ được thưởng các huy hiệu và danh hiệu cấp cao, chẳng hạn như “Người có ảnh hưởng”. Những cá nhân có điểm số hàng đầu sẽ được liệt kê trên bảng xếp hạng của Teleflora.
Kết quả, số lượt giới thiệu trên Facebook của Teleflora đã tăng 105%, số lượt tải lên hình ảnh và video cũng tăng gấp 10 lần. Ấn tượng hơn, tỷ lệ chuyển đổi của Teleflora được cải thiện tới 92%. Nhìn chung, đây là một ví dụ điển hình về nỗ lực Game hóa thành công trong thương mại điện tử, sử dụng Động lực cốt lõi số 2: Phát triển và Thành tựu (kiếm điểm và huy hiệu) và Động lực cốt lõi số 5: Ảnh hưởng xã hội và Khả năng liên hệ (các hoạt động cố vấn được khuyến khích trên trang web có bảng xếp hạng/huy hiệu).
Bài viết gốc được đăng tải trên Blog Game hóa:
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất