Angkor Wat được xây dựng vào thế kỷ XII với tổng diện tích là 162.6 ha, trong tiếng Campuchia nghĩa là “Thành phố của những ngôi đền”. Đây là một đỉnh cao của kiến trúc Khmer, một biểu tượng của đất nước Campuchia, được xuất hiện trên quốc kỳ của nước này và là niềm tự hào của Campuchia đối với cộng đồng quốc tế.
Toàn cảnh Angkor Wat nhìn từ trên cao, với một hồ nước nhân tạo rộng lớn bao quanh. Ngôi đền tượng trưng cho ngọn núi của các vị thần, hồ nước xung quanh tượng trưng cho các đại dương                  (Nguồn: Pinterest)
Có một thông tin khá thú vị là, công trình này được xây dựng trong suốt 12 đời vua Khmer trị vì. Tuy nhiên, có lẽ do đây là một kiến trúc đồ sộ và lượng công việc phải thực hiện là quá lớn, nên ngôi đền Angkor Wat vẫn chưa thể hoàn thành và còn bỏ ngỏ đến tận bây giờ. Trên thực tế, cũng vẫn còn thấy những cột đền vẫn đang được điêu khắc dở, chỉ có nét phác họa.
Những tháp nhỏ ở phía 2 bên đền không phải là do công trình bị hư hại đâu nhé, mà là do chưa xây xong đó ! (Nguồn: bestprice.vn)
Cũng như các ngôi đền ở Việt Nam, Angkor Wat được xây dựng để thờ duy nhất một vị thần Vishnu của đế chế Khmer. Đây là một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo, hợp chung thành bộ tam thần Trimurti, với Braha là người sáng tạo, và Vishnu là đấng bảo hộ và Shiva là hiện thân của sự hủy diệt. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XII, Angkor Wat từ một trung tâm tín ngưỡng Ấn Độ giáo đã dần chuyển sang Phật giáo và vẫn như vậy cho đến bây giờ.
Khu đền chính được xây dựng theo hình Kim Tự Tháp, với 5 ngọn tháp tượng trưng cho núi Meru của Ấn Độ và được chia làm 3 cấp độ: tầng thứ nhất tượng trưng cho địa ngục hoặc có thể là đất, tầng thứ hai tượng trưng cho nhân gian và tầng thứ ba tượng trưng cho thần linh. Trên tầng thứ ba bao gồm 5 ngọn tháp, 4 ngọn nằm ở 4 góc và 1 ngọn nằm ở chính giữa. Chỉ ở một số góc nhất định người ta mới nhìn thấy cùng lúc cả 5 ngọn tháp này. Đây là một nét kiến trúc độc đáo của Angkor Wat, thể hiện quan niệm của Ấn Độ giáo về vũ trụ, trong đó Trái Đất là trung tâm.
Tầng thứ 3 của ngôi đền Angkor Wat
Trái với những gì mà Angkor Wat đáng được nhận, ngôi đền đã bị lãng quên đến nửa cuối thế kỷ XIX. Mãi đến năm 1992, ngôi đền mới được UNESCO công nhận Di sản Thế giới. Và cuối cùng vào năm 2015, khu quần thể Angkor mới hoàn toàn được phát hiện đầy đủ, với trên dưới 100 ngôi đền lớn nhỏ bao quanh khu vực đền thờ chính Angkor Wat.
Để giải thích cho lý do ngôi đền Angkor Wat bị lãng quên, có thể suy đoán rằng người Thái tấn công Campuchia và cướp phá Angkor năm 1431, sau đó thì thành phố bị bỏ hoang. Từ việc là một trung tâm lớn, một nền văn minh rực rỡ của cả nước, Angkor đã trở thành một khu vực không còn ai sinh sống. Cộng với điều kiện tự nhiên của vùng nhiệt đới đặc trưng, dần dần thực vật đã bắt đầu xâm lấn ngược lại, tàn phá các di tích, kiến trúc nằm trong quần thể Angkor.
Kiến trúc của Angkor Wat rất đặc biệt: Vào buổi sáng, mặt trời mọc ở chính giữa ngôi đền; vào buổi trưa, mặt trời sẽ chiếu thẳng đứng vào chính giữa trung tâm; và đến cuối ngày, khi từ đỉnh Angkor Wat trông ra, mặt trời sẽ lặn ở chính giữa cửa vào. Điều này chỉ xảy ra vào duy nhất vào 1 ngày trong năm. Và thật ngạc nhiên, đó chính là ngày mùng 1 của Phật lịch (loại lịch mà người Campuchia sử dụng cho các nghi lễ, giống như Âm lịch của người Việt Nam).
Toàn cảnh ngôi đền nhìn từ trên đỉnh tháp ở tầng thứ 3
Dù ngôi đền được ghép từ các tảng đá lại với nhau, nhưng khi trời mưa thì nước không thấm vào các kẽ đá và do đó không hề bị dột. Lượng nước mưa đã được tính toán để tích trữ lại trong 4 hồ nước. 4 hồ nước đó dùng để phục vụ cho các dịp tế lễ quan trọng của người Khmer xưa. Dù vậy, nhưng Angkor Wat cũng không bao giờ bị ngập ở bên trong đền.
Hầu hết các kiến trúc bên ngoài ngôi đền sử dụng đá sa thạch. Đây là một loại đá mềm, dễ bị mài mòn theo thời gian. Tuy nhiên, đền Angkor Wat sử dụng là loại đá sa thạch có chứa silic tinh khiết, khó mài mòn dù thời tiết ở Campuchia cực kỳ ẩm ướt, nên trong nhiều thế kỷ liền ngôi đền vẫn còn khá nguyên vẹn.
Angkor Wat đã được phát hiện cách đây 160 năm. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điều về kiến trúc của ngôi đền vẫn chưa thể lý giải. 
  • Điều đầu tiên, phải nói đến việc ở quanh đó không hề có nơi nào để lấy đá để xây đền. Mỏ đá gần nhất ở cách đó 80km. Vậy người Khmer xưa sử dụng đá ở đâu để xây đền?
  • Điều thứ hai, mỗi viên đá sa thạch có khối lượng nhỏ nhất là 1 tấn và lớn nhất là 65 tấn. Họ sử dụng phương pháp nào để vận chuyển và nâng những hòn đá nặng như vậy lên tới độ cao 60m để xây dựng?
  • Với những tảng đá lớn và cứng như vậy, họ dùng phương pháp nào để gọt đẽo đá?
  • Các khối đá được mài láng mượt, xếp chồng lên nhau, thậm chí nhiều chỗ còn không nhìn ra chỗ ghép. Làm thế nào để các phiến đá nằm sát nhau đến mức hoàn hảo đến vậy?
  • Toàn bộ ngôi đền không sử dụng chất kết dính. Vậy làm sao ngôi đền có thể đứng vững như vậy trong suốt mấy trăm năm mà không bị sụp đổ?
  • Có người cho rằng để công trình kỳ vĩ như vậy, cần một số lượng người khổng lồ. Do đó, ngồi đền có thể được làm bởi tù binh hoặc nông dân. Nếu vậy ai là thợ điêu khắc? Vậy số lượng thợ điêu khắc đạt đủ trình độ để làm ngôi đền cần bao nhiêu mới đủ?
Những phiến đá được xếp hoàn toàn khít với nhau, những nét điêu khắc được chạm khắc một cách hoàn hảo, tựa như một quần thể thống nhất
Nguồn tham khảo: