Trong quá trình phát triển của loài người tôn giáo luôn góp 1 phần không hề nhỏ vào tiến trình phát triển của nhân loại. Khi nói đến tôn giáo người ta liên tưởng đến việc thần thánh hoá những hiện tượng siêu nhiên, các vị thần, …… Tuy nhiên sự thật nằm sau đó không phải mang tính chất thần thánh hoá 1 thứ gì đó để khống chế con người, hay điều khiển con người phụ thuộc vào tôn giáo. Mà thực sự tôn giáo là cái nôi của tính chân thiện mỹ mà con người dần dần đánh mất trong tiến trình tồn tại trong lịch sử.
Nếu nhận định thì trên thực tế chúng ta có rất nhiều tôn giáo khác nhau trên thế giới, thậm chí ở mỗi quốc gia đều có sự tồn tại của các giáo phái, tôn giáo khác nhau.Quả thật khi nói đến tôn giáo chúng ta chỉ không thể kể hết được. Tuy nhiên hôm nay chúng ta chỉ quan tâm nhiều tới ba tôn giáo lớn nhất đó là Phật giáo, Kito Giáo, Đạo hồi.
Phật giáo


Phật giáo (chữ Hán: 佛教) là một tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇). Tất-đạt-đa Cồ-đàm thường được gọi là Phật hay Bụt. Theo sách vở Phật giáo cũng như các tài liệu khảo cổ đã chứng minh, Tất-đạt-đa Cồ-đàm đã sống và giảng đạo ở vùng đông bắc Ấn Độ xưa (nay thuộc Nepal) từ khoảng thế kỉ thứ 6 TCN đến thế kỉ thứ 4 TCN.
Sau khi Tất-đạt-đa Cồ-đàm qua đời thì Phật giáo bắt đầu phân hóa ra thành nhiều nhánh và nhiều hệ tư tưởng, với nhiều sự khác biệt:
  • Phật giáo Nguyên thủy, còn gọi là Phật giáo Nam Tông, Phật giáo Thượng tọa, Phật giáo Tiểu thừa, Thanh-văn thừa. Đây là nhánh Phật giáo có hệ thống kinh điển được coi là gần nhất với giáo lý nguyên thủy của đạo Phật
  • Phật giáo Đại thừa, còn gọi là Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Đại chúng, Phật giáo Phát triển
  • Phật giáo Chân ngôn, còn gọi là Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Mật tông, Phật giáo Kim cương thừa,
Phật giáo Nguyên thủy phát triển mạnh ở Sri Lanka và Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar). Đại thừa phát triển ở Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam) và bao gồm nhiều phân nhánh nhỏ hơn như Tịnh độ tông, Thiền tông, Thiên thai tông. Còn Kim cương thừa phát triển ở Tây Tạng, Mông Cổ và Bhutan. Mặc dù phát triển chủ yếu ở châu Á, nhưng hiện nay Đạo Phật được tìm thấy ở khắp thế giới. Ước tính số người theo đạo Phật vào khoảng 350 triệu đến 700 triệu người.
Phật giáo là một tôn giáo mang tính duy lý và vô thần. Hệ thống giáo lý của Phật giáo không hướng đến sự sùng bái thần linh mà hướng đến nhận thức chân lý hay còn gọi là giác ngộ. Chính sự nhận thức đúng đắn bản ngã và thế giới xung quanh sẽ giúp con người được giải thoát. Các trường phái Phật giáo khác nhau ở quan điểm về bản chất của con đường đưa đến giác ngộ để được giải thoát, tính chính thống của các bài giảng đạo và kinh điển, đặc biệt là ở phương thức tu tập. Vì hướng đến việc nhận thức đúng đắn bản ngã và thế giới khách quan nên hệ thống triết lý Phật giáo chứa đựng nhiều quan điểm bản thể luận và nhận thức luận. Siêu hình học trong triết học Phật giáo đã phát triển đến một trình độ cao. Với Phật giáo, triết học Ấn Độ đã đi trước triết học phương Tây trên 1000 năm. Tại phương Tây, đến thời kỳ Khai sáng triết học mới đạt đến trình độ nhận thức của triết học Ấn Độ. Cũng như Nho giáo và triết học phương Tây hiện đại, Phật giáo là một hệ thống triết học mang tính khai sáng nhằm hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ.
Khi nói đến Phật giáo chúng ta thường nghĩ đến cõi niết bàn hay tây phương cực lạc, đối với Phật giáo coi trọng 2 chữ “Duyên" và “Ngộ" đó thường liên kết với luân hồi và mỗi người sống trên đời đều phải luôn hiểu được chữ “nghiệp" tiền thân với những sai phạm của bản thân hại người hại mình và kiếp sau để trả giá cho sai phạm của mình. Đối bản chất của lý niệm Phật giáo đó là hướng con người tới cái thiện để đời sau sẽ tốt hơn, nó nhưng muốn dạy con người tới tứ đại giai không để hoàn thành sứ mệnh của bản thân thoát khỏi luân hồi về cõi niết bàn.
Kito giáo


Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hay Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước. Kitô hữu (Cơ Đốc nhân) tin rằng Giêsu là Con của Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo trong Kinh thánh Cựu Ước. Thuộc tôn giáo độc thần, hầu hết Kitô hữu tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong ba thân vị (tiếng Hy Lạp: hypostasis) gọi là Ba Ngôi. Kitô giáo đóng một vai trò quan trọng trong nền văn hóa và văn minh phương Tây.
Trải qua hai thiên niên kỷ, các bất đồng về thần học và giáo hội học đã hình thành các hệ phái khác nhau. Bốn nhánh chính hiện nay của Kitô giáo là Công giáo Rôma, Kháng Cách, Chính Thống giáo Đông phương, và Chính Thống giáo Cựu Đông phương. Công giáo Tây phương, Chính Thống giáo Đông phương và Chính thống giáo Cựu Đông phương cắt đứt hiệp thông với nhau trong cuộc Ly giáo Đông–Tây năm 1054 và cuộc Ly giáo Chalcedon khởi đầu năm 451. Kháng Cách (cũng thường gọi là Tin Lành), không phải là một hệ phái đơn nhất nhưng là thuật từ nhóm hợp, phát sinh từ cuộc Cải cách Kháng nghị thế kỷ 16. Tính chung, Kitô giáo là tôn giáo lớn nhất thế giới với khoảng 2,3 tỉ tín hữu, chiếm hơn 31% dân số thế giới (năm 2015).
Từ nguyên của "Kitô" là Χριστός (Khristos) trong tiếng Hy Lạp, nghĩa là "Đấng được xức dầu", dịch theo danh hiệu Messiah trong tiếng Hebrew. Trong tiếng Việt, người Công giáo dùng từ "Kitô" để gọi danh hiệu này của Giêsu, trong khi người Tin Lành thường dùng từ "Christ". Bên cạnh từ "Kitô" phiên âm qua tiếng Bồ Đào Nha được sử dụng bởi tín hữu Công giáo, còn có từ "Cơ Đốc" xuất phát từ chữ Nho(基督) và thường được tín hữu Tin Lành sử dụng. Ngoài ra, một số người cũng dùng cách gọi Thiên Chúa giáo để chỉ Công giáo nói riêng và Kitô giáo nói chung.
Kito giáo khác hoàn toàn với phật giáo đối với kito giáo họ tôn thờ hai chữ đó là “tình yêu". Nó rất giản dị trong định nghĩa của 2 từ trên là sự hy sinh và cống hiến. Trong kito giáo thường nhắc đến nhiều về “đức Kito hay Jesu người đã hiến thân mình đến chết mà không hối hận cho nhân loại, vì chuộc tội nhân loại mà người hiến thân mình trên thập giá” như một kẻ tội đồ. Vâng đó chính là từ đánh giá cho toàn bộ của đạo Kito giáo. Trong kito giáo dạy cho con người biết sống với nhau, biết chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau. Và quan trọng hơn hết là đạo hiếu của một con người đối với gia đình. Không những thế nó còn là sự bảo tồn gìn giữ cho thế hệ con cháu sau này.
Đạo Hồi


Hồi giáo (tiếng Ả Rập: الإسلام al-'islām), còn gọi là đạo Hồi, đạo Islam, là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham. Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Kitô giáo, và là tôn giáo đang phát triển nhanh nhất, với số tín đồ hiện nay là 1,57 tỷ, chiếm 23% dân số thế giới. Đạo Hồi tôn thờ Đức Allah và Kinh Qur'an (kinh Koran) là kinh sách quan trọng nhất.
Hầu hết người theo đạo Hồi thuộc hai dòng, Sunni (75–90%), hoặc Shia (10–20%). Có khoảng 13% người theo đạo Hồi sống ở Indonesia, cộng đồng quốc gia Hồi giáo lớn nhất chiếm 25% ở Nam Á, 20% Trung Đông, và 15% ở hạ Sahara. Một số cộng đồng khác ở Châu Âu, Trung Quốc, Nga, và châu Mỹ. Các cộng đồng di dân và chuyển đạo cũng có ở nhiều nơi trên thế giới.
Khi nói đến đạo hồi người ta thường nói đến khủng bố hay độc đoán. Nhưng trên thực tế đạo hồi vẫn là 1 đạo dạy con người về:
  1. Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).
  2. Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
  3. Tôn trọng quyền của người khác.
  4. Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
  5. Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*).
  6. Cấm ngoại tình.
  7. Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
  8. Hãy cư xử công bằng với mọi người.
  9. Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
  10. Hãy khiêm tốn
đúng vậy đây cũng tôn giáo dạy con người tốt hơn và dạy con người hướng thiện, chỉ những kẻ sử dụng với mục đích cá nhân mới tạo ra sự ghê sợ và hỗn loạn mang tính chất ác liệt đối với nhân loại mà thôi.
Khi nói đến đạo hồi người ta liên tưởng tới việc trọng nam khinh nữ và coi phụ nữ như công cụ. Nhưng trên thực tế trước kia đối với đạo Hồi, khởi thuỷ là một tôn giáo có luật bảo vệ phụ nữ. 


Nhưng đó là khởi nguyên của đạo hồi. Kể từ khi nhà Saud lên nắm quyền ở Arab Saudi vào thế kỷ 19 thì lại áp dụng một tư tưởng Hồi giáo cực đoan là Wahhabism và xem đó là chuẩn mực của thế giới Hồi giáo. Ví dụ: phụ nữ buộc phải trùm niqab xùm xụp chỉ hở 2 con mắt, phụ nữ nước ngoài phải khoác abaya đen, phụ nữ không được lái xe và phải có đàn ông giám hộ khi ra ngoài.
Bởi vì Arab Saudi sở hữu thánh địa Mecca nên lời nói của họ rất có sức nặng, gần như một dạng minh chủ võ lâm. Nhiều người đã sợ hãi trước uy quyền của nhà Saud nên đi theo giáo lý của họ. Chuyện này không dừng lại ở phạm vi lãnh thổ Arab Saudi mà đang lan rộng, dần định hình nên hình ảnh Hồi giáo thời hiện đại. Kể cả Iran sau cách mạng Hồi giáo năm 1979 của Ruhollah Khomeini cũng dần cực đoan khi trang phục bị thay đổi toàn bộ, và thiết đặt bộ luật hà khắc (vd: tình yêu đồng giới là trọng tội). Bọn cực đoan thấy các minh chủ Hồi giáo cũng thế thì lại càng như cá gặp nước, Wahhabism - kinh Koran được hiểu theo nghĩa khắc nghiệt nhất.
Tôn giáo có vai trò thế nào trong việc mưu cầu hạnh phúc của con người?
Các tôn giáo hiện tại có đang giúp con người hạnh phúc hơn? Hay thực chất làm cho họ bị giới hạn bởi những giáo điều? Mình thấy tôn giáo là thứ để giúp con người có niềm tin vào cuộc sống, một cái đích để hướng tới, nhưng hiện tại nhiều người sùng đạo quá mức dẫn đến sợ sệt, quá lệ thuộc vào chính niềm tin của họ. Bạn có quan điểm như thế nào? Trao đổi cùng tôi nhé.