Tomb Raider kể từ phi ra mắt vào năm 1996 đến nay đã có thể nói là đi vào huyền thoại đối với các gamer. Thậm chí Tomb Raider đã là một thương hiệu quá nổi tiếng trong pop culture chứ không phải chỉ ở thế giới game nữa nhờ diễn xuất của Angelina Jolie trong hai bộ phim cực kỳ over the top vào đầu những năm 2000- góp phần biến Lara thành một quả bom sex đúng nghĩa... Và với những người mộ điệu nói chung, đó là tất cả những gì họ biết về Tomb Raider. Thế rồi, sự hồi sinh của Tomb Raider sau cú reboot cực đột phá vào năm 2013 cũng đã dẫn đến sự "tái xuất" của Lara Croft trên màn ảnh rộng trong năm 2018.

Cùng với những lời nguyền kinh hoàng về phim làm về game (Như những thảm họa Super Mario, Street Fighters, Hitman Agent 57, Assassin's Creed và nhiều nữa), Tomb Raider thật sự gánh trên mình rất nhiều áp lực là phải vượt qua những chỉ trích kiểu như "không thể đem hết từ game vào phim"- lí do mà rất rất rất nhiều gamer đã phàn nàn mỗi khi có phim ăn theo game nào đó xuất hiện trong thời gian gần đây. Và theo một phương diện nào đó, Tomb Raider 2018 đã thành công. Tôi có những điểm tôi không thích, nhưng điểm hài lòng và cả những pha làm mình phải "hà hà biết ngay mà" thì lại xuất hiện nhiều hơn. 
Tomb Raider 2018 dựa vào, nếu không muốn nói cho vui là "cưỡm luôn" rất nhiều thứ từ hai tựa game Tomb Raider 2013Rise of The Tomb Raider năm 2016 mà tôi đã từng review. Vì vốn dĩ hai game này rất có cái chất "điện ảnh" trong cả gameplay lẫn câu chuyện của mình, thế nên việc kết hợp hai game này để tạo ra một sản phẩm điện ảnh thật sự mà nói là một bước đi rất an toàn nhưng thông minh. Thế nhưng, phim cũng không hoàn toàn dựa theo cốt truyện của game, và để nói rõ được điều này thì dĩ nhiên không thể nào mà không spoil được... Nhưng tôi sẽ cố phân tích toàn diện trước khi đến phần spoiler.

Cũng như game, phim nói đến một Lara non trẻ chứ không phải là huyền thoại bá đạo như hồi mới ra mắt. Nhưng điểm khác biệt là chuyến phiêu lưu đến với cô vì mục đích cá nhân thì nhiều hơn là vì khảo cổ học, và đây là một cách xây dựng rất hợp lý để có thể giúp Lara dần khám phá sự thiên bẩm trong mình. Câu chuyện chung khá giống với Tomb Raider 2013: Cô phải đến hòn đảo Yamatai liên quan đến nữ hoàng Himiko bí ẩn. Nhưng yếu tố của Rise được sử dụng ở đây đó là Lara phải đối đầu với những kẻ thù bất ngờ trên hòn đảo là một hội nhóm kỳ lạ chuyên điều tra để chiếm lấy những thứ siêu nhiên, Trinity. Đừng lo đây là spoil, trong phim vụ này lộ khá sớm theo một cách không thể... bực mình hơn: exposition dở ẹc trong khi hoàn toàn có thể build ở phân đoạn sau hay làm một thứ gì đó khác.
Về diễn xuất thì cũng không có gì quá đặc biệt. Alicia Vikander và Walton Goggins/ main protagonist và antagonist của phim cùng với các nhân vật khác chỉ ở mức tròn vai. Vikander có nét diễn mặt rất tốt ở những đoạn cần thiết, còn những thứ về mặt hành động chỉ tạm ổn. Tựu chung thì cô cũng đã có thể gọi là thành công khi lột tả Lara tốt.
Âm nhạc của phim chỉ ở mức trung bình, làm tròn nhiệm vụ điều khiển cảm xúc người xem. Nhưng về cinematography thì tuyệt đẹp, có những cảnh quay rất gây choáng ngợp và những cảnh hành động cực kỳ chắc. 
Và thật lòng mà nói, Tomb Raider thật sự làm cho bạn có cảm giác giống như bạn đang xem... hai bộ phim cùng một lúc nhưng không phải như cách bạn nghĩ. Vì phim dành rất, rất nhiều thời lượng để cho chúng ta làm quen với Lara- một cô gái rất cứng đầu nhưng có sự yếu đuối riêng. Mãi đến phải nửa phim thì cuộc phiêu lưu mới bắt đầu. Đây cũng chẳng phải là một điều gì sai, thậm chí rất cần thiết là khác để chúng ta có thể đào sâu tâm lý Lara hơn nhưng về mặt thời lượng thì có vẻ không hợp lý lắm với một phim 2 tiếng mà dành ra cả một tiếng chưa đi vào điểm chính nhất cả phim. Điều này làm cho nửa còn lại, chỗ quan trọng nhất ở Yamatai có đôi lúc như bị gấp rút làm cho nhanh và có dấu hiệu hụt hơi, và không hoàn toàn miêu tả được cái thần của tính chất "survival" như game làm được. Đây không phải là tôi so sánh với game, mà là ý muốn nói về việc Lara từ một cô gái bình htường chỉ là có chút quyết tâm và cá tính trở thành một kẻ không sợ gì hết vì chứng kiến quá nhiều sự khủng khiếp rồi. Phim đã tới rất gần nhưng chỉ ở một chi tiết mà thôi.
Nói chung thì act 3 của phim quá yếu so với hai act trước làm cho mọi thứ khá là hụt hẫng ở vài đoạn.
OK spoiler in 3...2...1...
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Tôi thích việc làm Lara cứng đầu không nhận gia tài vì không muốn tin là cha mình chết, và cả chuyến đi của cô là cô tự tài trợ bản thân mình cũng vì điều đó. Chi tiết này tuy nhỏ mà định hình được tính cách cứng cỏi của Lara- chả trách sao cô chả thèm nghe “di huấn” của cha mà lao đầu đi tìm ông cho bằng được. Và nhân tiện nói luôn exposition dở ẹc của phim bề Trinity chính là đọc nhật ký của cha, trong khi ngay sau cảnh đó là gặp Trinity ngay, và hoàn toàn có thể lộ chân tướng và xây dựng Trinity từ đó trở đi rồi.

Tôi cảm thấy Lou Ren là một nhân vật hơi thừa thãi và quá...tiện cho Lara. Dù việc cái tàu Endurance và Lou Ren là một chi tiết hợp lý để đưa cốt đi tiếp nhưng lẽ ra anh ta chỉ có nhiệm vụ đến đó thôi cũng được rồi, vì tôi muốn thấy Lara tự mình thoát ra hoàn toàn hơn. Nhưng dù gì cũng là sử dụng những người nô lệ này tựa tựa như các dân du mục Siberia ở phần Rise nên thôi cũng không sao.

Tôi thích Mathias của phim hơn là game. Mathias của game là thủ lĩnh của những người còn sống sót sẽ bất chấp thủ đoạn làm mọi thứ để rời khỏi đảo;  Mathias của phim là một nhân vật đáng để cảm thông hơn dù phim chỉ có hai lần đề cập việc này mà cũng chẳng rõ ràng: Hắn cũng chỉ là một tay sai làm theo lệnh và muốn về nhà với 2 cô con gái... Lẽ ra Lara phải là người hiểu cảm giác của đứa con chờ đợi để cho người cha này về hơn chứ, không phải đến mức là phải giằng xé gì, nhưng nói chung là cũng nên có tẹo suy xét... Không, kẻ xấu thì phải chết thôi... Blè...
Tôi thích những khi mà phim rất biết cách tri ân gamer với những thứ bọn họ đã quen thuộc về Lara Croft: Croft Manor, những câu đố liên quan đến các cổ vật, thậm chí cả cái hầm bí mật là phòng làm việc của Lord Croft mà trong game Rise mới đây ở phần Blood ties, những cảnh rip hoàn toàn từ trong game- dĩ nhiên những cảnh đẹp mắt và rất có chất điện ảnh rồi. Tôi thích nhất cảnh mở đầu cho game Tomb Raider 2013 chính là cảnh gần kết của Tomb Raider 2018- Một đoạn mà logic vật lý quăng hết qua một bên :)) 
Tôi thích yếu tố sử dụng Lord Croft trong phim là nhân vật buff tinh thần cho Lara. Nhưng chính ông lại làm cho mọi thứ quá dễ dàng, và ông cùng với sự gấp gáp trong phim chính là thứ làm cho chả thấy Lara thực sự tự mình gồng gánh sống còn gì cả. Sau khi rip off hoàn toàn cảnh bị trôi xuống thác ghềnh và trên máy bay chụp cái dù bay xuống rừng của game, Lara bỗng dưng có deus ex machina là chính ông Croft đây... Chẳng còn Lara loay hoay tìm diêm đốt nhúm lửa tàn trong mưa, Lara làm cung và tên (hoặc tìm được do lượm lặt), Lara đối diện với thú dữ và màn đêm lạnh lẽo, thậm chí tự chữa vết thương. Không. Ông Croft trị thương cho và cung và tên là do ông làm sẵn Lara tiện tay cắp luôn thôi.

Tôi cực cực cực ghét cái vụ giải đố màu sắc ở cái đoạn sàn nhà rớt xuống... Đây chính là mấy cái mà phim làm theo game bị dính : Game nó có cái đó quan trọng lắm nhớ thêm vô- nhưng thêm vô tầm bậy và vô duyên... Tôi thích mấy đoạn cạm bẫy khiến mọi người phải cẩn thận, nhưng cái pha giải đố thoát chết tích tắc cực mang chất... National Treasure thì chẳng có gì hay hết! Thậm chí những yếu tố giải đố trong game Tomb Raider là để... thật sự đào mộ, tìm đường để đến ngôi mộ chứ không phải để thoát chết! Tôi biết phim muốn đưa yếu tố giải đố của game vào, nhưng theo cách tốt nhất thì...không!
Câu chuyện về Himiko cũng bị thay đổi hoàn toàn so với game, nhưng là một sự thay đổi hơi kỳ. Himiko trong game là một nữ hoàng luôn luân hồi linh hồn của mình qua các cô gái khác. Và chừng nào bà chưa tìm được người kế vị phù hợp bà vẫn là một hiện tượng siêu nhiên điều khiển thời tiết không cho ai rời khỏi Yamatai nếu lỡ lọt vào. Phim chỉ exposition mà không cho thấy rõ vụ hiện tượng thiên nhiên này, và hóa ra bà chỉ là mang trong mình một mầm bệnh cực nguy hiểm không nên thoát ra thế giới bên ngoài... That's lame! Mấy cái đoạn hù dọa còn lame hơn! 
Đoạn twist cuối phim làm đúng chất sequel bait chứ chẳng giải quyết được gì... Với những người "dày dạn kinh nghiệm" xem phim họ sẽ chẳng thấy có gì bất ngờ với những hint được đưa ra từ trước. Và yếu tố này cũng đã được sử dụng trong Rise thế nên nếu ai đã chơi game cũng chẳng lấy gì làm ngạc nhiên nốt. Nhưng tôi cũng nóng lòng chờ đợi phần sau.

Để kết bài thì thật sự mà nói thì Tomb Raider 2018 vẫn là một tác phẩm giải trí rất ổn, vẫn giữ được cái hồn của hai tựa game trên và chiều lòng được những người xme phim "thường thường bậc trung"- ý là không phải gamer mà chỉ muốn xem một phim ổn. Đây là bước khởi đầu khá tốt với các phim làm theo game rồi, ít ra không phải tức tối la hét um sùm như vài... àh không, rất nhiều các tác phẩm khác.