Hình ảnh sách
Hình ảnh sách
“Man is made or unmade by himself. In the armory of thought he forges the weapons by which he destroys himself. He also fashions the tools with which he builds for himself heavenly mansions of joy and strength and peace.” "Con người tựu thành hay hủy diệt là do bản thân. Trong xưởng đúc của tư duy, anh ta rèn lên những vũ khí mà anh ta dùng để hủy diệt chính mình. Anh ta cũng tạo ra những công cụ mà anh ta dùng để xây dựng cho mình những tòa lâu đài tráng lệ của niềm vui, sức mạnh và sự yên bình.” James Allen
Tư duy là một trong những kỹ năng cần thiết cho con người để tìm ra những giải pháp và phản hồi thích hợp đối với những thách thức của cuộc sống.
Trong xã hội hiện tại, với sự phát triển công nghệ, trong tương lai không xa con người sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị đảo thải.
Một người lao động mất đi công việc, nếu anh ta không chứng tỏ được năng lực của của mình vượt trội, tối ưu hơn máy móc. 
Ngoài những kiến thức chuyên môn cần được trau dồi. Tư duy là một kỹ năng quan trọng, cần thiết để một người có thể trụ vững trước những dao động, biến đổi liên tục của thời cuộc.
Những phương pháp tư duy, làm thế nào có tư duy một cách nhạy bén và sâu sắc sẽ được tác giả Diệp Tu giới thiệu và lý giải trong cuốn sách Tư duy sâu

Tại sao lại là tư duy sâu? Mà không tư duy thông thường?

Những kiểu tư duy thông thường trong xã hội trở nên phổ biến, bất cứ ai cũng có thể sử dụng nó thành thạo. Những kiểu tư duy thông thường, hay gọi tư duy nông có thể hiểu đó là chuỗi tư duy hạn hẹp, khiến bạn không thể nhận ra chuỗi nhân quả phía sau.
Tư duy nông (kiểu tư duy thông thường có thể lý giải): đó là khi đứng trước việc nào đó, bạn chỉ phân tích nguyên nhân trực tiếp mà không thể tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn, gây ra vấn đề.
Hay nó cũng phản ảnh cách chúng ta chỉ đứng góc độ bản thân đánh giá nhìn nhận mà không đứng trên nhiều phương diện, từ đó đưa ra kết luận chủ quan, không chính xác.
Tư duy nông cũng có thể khả năng thiếu hụt trong việc xử lý thông tin lớn và phức tạp từ đó não bộ dễ rơi vào trạng thái kiệt quệ và không thể tạo ra sự hiệu quả mỗi khi tiếp nhận thông tin.
Ba kiểu tư duy thông thường sẽ không thể hỗ trợ tốt cá nhân trong yêu cầu công việc và đời sống hiện tại. Một người muốn thăng tiến, muốn đi xa anh ta buộc phải trang bị khả năng tư duy sâu.
Chưa có một định nghĩa chính xác về tư duy sâu, tuy nhiên bạn có thể hiểu tư duy sâu thông qua ba gạch đầu dòng dưới đây:
Tư duy sâu
- Là chuỗi tư duy logic, giúp bạn hiểu cặn kẽ, rõ ràng về chuỗi nhân quả phía sau.
- Là góc nhìn linh hoạt giúp bạn có cái nhìn đa chiều khi đối diện vấn đề nào đó.
- Là khả năng giữ vững năng lực để xử lý khối lượng thông tin lớn, đúc kết giá trị, vượt qua những thông tin hỗn loạn.
Tư duy sâu cũng được xem là một phương pháp tư duy giúp bạn tiếp cận với góc nhìn vĩ mô để phân tích vấn đề nhận biết đặc điểm sinh thái và xu hướng dài hạn của sự vật, sự việc từ đó đưa ra kết luận khách quan và chính xác nhất.
Trong cuốn sách, được chia ra làm hai phần
Phần 1: Kỹ năng tư duy đỉnh cao
Phần 2: Kết cấu của tư duy 

Phần1: Kỹ năng tư duy đỉnh cao bao gồm 4 chương

Chương 1: Tư duy chuỗi logic

Con người tư duy theo chuỗi, khi đứng trước vấn đề bạn có khả năng truy tìm tận gốc rễ nguyên nhân của sự việc, từ đó suy đoán sự phát triển sâu rộng của kết quả. Khi con người có khả năng tư suy luận dựa trên nhiều chuỗi tư duy,  khả năng giải quyết vấn đề của anh ta ngày càng nhạy bén và sâu sắc.
Trong tư duy chuỗi logic có phương pháp 5 why và 5SO.
5WHY: Là chỉ những sự liên tiếp đặt ra câu hỏi tại sao, trước vấn đề truy tìm ra nguyên nhân then chốt. 
Ví dụ: 
Có trường hợp như sau: “Bạn thường xuyên đi muộn vào mỗi buổi sáng, và bạn bị sếp khiển trách, do đó bạn tìm cách để mình có thể đi làm sớm hơn”, nếu không áp dụng 5WHY, thường giải pháp được đưa ra ngay lập tức sẽ là: “Vậy thì từ ngày mai mình sẽ đặt đồng hồ sớm hơn để có thể đi làm đúng giờ”. Nhưng nếu bạn đặt câu hỏi 5WHY thì giải pháp sẽ thay đổi theo một hướng khác.
1. Tại sao bạn thường xuyên đi làm muộn?
Trả lời: Bởi vì tôi không thể dậy sớm để đi làm vào mỗi buổi sáng.
2. Tại sao bạn lại không thể dậy sớm để đi làm vào mỗi buổi sáng?
Trả lời: Bởi vì tôi thích ngủ hơn là đi làm.
3. Tại sao bạn lại không thích đi làm?
Trả lời: Bởi vì công việc tôi đang làm không dùng những kỹ năng tốt nhất mà tôi có.
4. Tại sao bạn lại gắn bó với công việc này khi nó không đòi hỏi những kỹ năng tốt nhất của bạn?
Trả lời: Bởi vì tôi đã bỏ thời gian ra để học những kỹ năng được yêu cầu trong công việc này, mặc dù tôi không thích nó lắm.
5. Tại sao bạn lại quan tâm học những kỹ năng đó mặc dù bạn không thích lĩnh vực ấy?
Trả lời: Bởi vì tôi sợ phải thừa nhận với gia đình và bạn bè rằng tôi đã sai lầm khi chọn công việc này.
5SO: là sự tiếp nối 5WHY( sau khi tìm ra nguyên nhận) ta sử dụng 5SO tiếp tục đặt ra câu hỏi để có thể tìm ra tác động sâu xa nó trong tương lai. 
Câu hỏi 5SO sẽ là “Vậy thì thế nào? Vậy thì sao?” Sẽ có ảnh hưởng gì?
Tiếp nối ví dụ trên trễ giờ làm sẽ là:
Vậy thì sao? Nếu tôi tiếp tục đi trễ, điều gì sẽ xảy ra?
Tôi sẽ bị sếp khiển trách, có nguy cơ bị trừ lương, về lâu dài có thể bị đuổi việc.
Vậy thì sao? Nếu tôi không đi trễ nữa, điều tốt đẹp gì sẽ đến?
Nếu tôi không đi trễ, tôi có thể nhận sự khen ngợi của sếp, dễ được trọng dụng hơn trở thành một người biết có kỉ luật
Vậy thì sao? Được sếp có lời khen tích cực, điều gì sẽ xảy ra?
Có thể tình trạng công việc vẫn vậy nhưng có thể tôi sẽ không làm mất hòa khí trong công việc.
Cứ như thể bạn tiếp tục triển khai các câu hỏi, và khai thác câu trả lời.
Để có được kết quả khách quan và linh hoạt nhất, bạn nên kết hợp và ứng dụng linh hoạt cả hai phương pháp này. 

Chương 2: Tư duy hoán vị

Tư duy hoán vị hiểu đơn giản như cách ta sẽ đổi góc nhìn. Thay vì chỉ dựa trên suy đoán từ vốn hiểu biết kinh nghiệm của bản thân. Ta thử đứng trên phương diện người khác để lý giải vấn đề.
Ví dụ:
"Nếu là anh A, người bị thiệt hại, tôi sẽ cảm nhận và phản ứng như thế nào?"
"Nếu tôi bị nói xấu như B, liệu tôi sẽ làm gì?"
Tư duy hoán vị sẽ giúp bạn rời khỏi sự hạn hẹp của bản thân, sử dụng nhiều lăng kính, góc độ để nhìn nhận, từ đó có cho mình những nhận xét, góc nhìn khách quan về vấn đề.
Cách để rèn luyện khả năng tư duy hoán vị
- Đứng trước vấn đề, bạn hãy tự hỏi: "Nếu là anh ta, tôi sẽ như thế nào?". Áp dụng trong đời sống hàng ngày, trong cuộc trò chuyện đồng nghiệp bạn bè, người thân, đặc biệt khi chúng ta bất đồng quan điểm, ta có thể thử đứng trên phương diện đối phương nhìn nhận thử xem sao. 
- Xây dựng ý thức tách rời: xây dựng ý thức tách rời là cách bạn chọn tách ra khỏi dòng suy nghĩ trạng thái đang có, quan sát chính mình như một người ngoài cuộc. Bài tập này cũng có giúp bạn xây dựng ý kiến khách quan, lập luận mới mẻ cho bản thân.
- Quan sát sở thích tính cách, phản ứng  cũng là cách bạn rèn luyện tư duy hoán vị tốt hơn.
Kết quả của tư duy thường được quyết định bởi góc nhìn, đứng từ góc độ của người khác để nhìn nhận vấn đề, bạn sẽ xây dựng cho mình khả năng tư duy hoán vị.
Trong cuốn sách, cũng có đề cập 6 chiếc mũ tư duy:
Chiếc mũ màu xanh lam (Phân tích toàn diện)
Chiếc mũ màu trắng (Sự thật khách quan)
Chiếc mũ màu đỏ ( Trực giác cảm tính)
Chiếc mũ màu vàng (Suy nghĩ lạc quan)
Chiếc mũ màu đen ( Hành xử bảo thủ)
Chiếc mũ màu xanh lá( Tư duy sáng tạo)

Chương 3 Tư duy trực quan

Tư duy trực quan là phương pháp tư duy chỉ đến việc lưu trữ tất cả các loại thông tin bạn thấy được, nó có thể văn bản, hình vẽ, âm thanh…
Tư duy trực quan liên quan cách làm việc xử lý thông tin não bộ.
Phương pháp đề cập đến trong tư duy trực quan:
 - Ma trận Eisenhower 
- Ma trận  Ansoff
Ý nghĩa của ma trận:
Mở rộng chiều sâu trong suy nghĩ của bạn, giúp bạn có nhiều góc độ tư duy, phân tích hướng đi, chiếc lược hiệu quả…
Tuy nhiên bạn có thể dựa trên ma trận sẵn có, sáng tạo ma trận riêng cho mình.
Khi nào nên sử dụng tư duy ma trận:
Khi bạn phải đối diện với mớ hỗn độn thông tin, không thể sắp xếp dữ liệu cách hợp lý, các công cụ trực quan sẽ giúp bạn sắp xếp dữ liệu hợp lý gọn gàng, từ đó đề ra hướng giải quyết sáng suốt, thấu đáo nhất.

Chương 4: Tư duy quy trình

Tư duy quy trình được hiểu như cách chúng ta chia nhiệm vụ công việc thành từng bước cụ thể chi tiết, từ đó nhằm tối ưu hóa các quy trình để mang đến kết quả tốt nhất.
Tư duy quy trình, hay việc ta chọn tối ưu quy trình cho thể áp dụng từ những nhiệm vụ đơn giản cho đến phức tạp.
Ví dụ như đối các em học sinh để viết bài văn
Các em sẽ bắt đầu từ: Đọc đề => Phân tích => Hiểu đề => Lập dàn ý=>Cuối cùng là viết bài.

Phần 2: Kết cấu tư duy

Chương 5: Tư duy sinh thái

Tư duy sinh thái là lối tư duy quan trọng, bổ ích, nhưng lại thường ít biết đến có thể do thái độ không mấy coi trọng vai trò môi trường xung quanh.
Mọi người thường ca ngợi, háo hức với tâm thế "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn", nhưng có một cách nghĩ tốt hơn, đó là ta có thể tạo ra môi trường ít bùn như vậy không phải dành quá nhiều thời gian để lo lắng sự vấy bùn, đó là ý nghĩa quan trọng của tư duy sinh thái.
Tư duy sinh thái khi đánh giá xem xét một vấn đề, ta không chỉ để tâm đến bản thân vấn đề, ta cần xem xét kỹ lượng hệ sinh thái (môi trường) xung quanh vấn đề và mối liên kết giữa chúng vấn đề, từ đó đề ra những giải pháp chiến lược hiệu quả.
Tư duy sinh thái đặc biệt tốt cho mô hình kinh doanh:
Ví dụ cụ thể như bạn là streamer game, khổ luyện nhiều năm, trình đồ chơi cũng ít nhiều đột phá, số lượng người theo dõi bạn đáng kể, nhưng phần thưởng, giá trị kinh tế không đủ đáp ứng nhu cầu bạn. Bạn dự định mở gian hàng kinh doanh taobao, mục tiêu có thêm thu nhập cũng như thu hút khách hàng.
Câu hỏi hiện tại: Bạn nên kinh doanh sản phẩm gì?
Vì bạn streamer, dự định ban đầu bạn là bán sản phẩm ăn theo như chuột, bàn phím máy tính.. bạn nghĩ đây điều người chơi game có nhu nhưng kết quả không mấy khả thi, vì không thể cạnh tranh công ty kinh doanh mặt hàng này, vì mô hình họ nói sản phẩm đa dạng giá trị họ bán được khắp mọi nơi.
Tư duy sinh thái có thể giúp bạn xử lý vấn đề như thế nào.
Theo nguyên tắc của tư duy sinh thái, bạn không nên chỉ nghĩ đến mỗi khách hàng đang hướng đến, mà phải suy xét xem khách hàng của bạn đang trong hệ sinh thái như thế nào? Hệ sinh thái sẽ ảnh hưởng đến trạng thái và quyết định của họ.
Một người chơi game chắc chắn anh ta ở ngồi ghế êm, chiếc bạn và với tư thế thoải mái, thư giãn hưởng thụ, xem livestream thư giãn, vậy trạng thái anh ta sẽ thế nào? Xung quanh anh ta sẽ bố trí ra sao? Tất nhiên sẽ có một số thứ tiêu khiển như đồ ăn và nước uống.. Vì vậy lúc này bạn bán các loại nước uống, đây có vẻ lựa chọn hợp lý và không quá bị cạnh tranh nhiều.
Khi tiếp tục nghiên cứu thêm hệ sinh thái xung quanh người chơi game, chắc chắn bạn sẽ có thể kinh doanh những sản phẩm khác biệt, không đụng hàng và mang lại giá trị cho bản thân. 
Tư duy sinh thái được giới thiệu ba mô hình:
- Mô hình đào vàng
- Mô hình rừng rậm
- Mô hình ao nước

Chương 6: Tư duy hệ thống

Tư duy hệ thống: là lối tư duy đòi hỏi chúng ta cần chú ý mối quan hệ giữa từng phần, từng phần riêng lẻ có thể tác động đến kết quả. Tư duy hệ thống áp dụng vào giải quyết vấn đề lớn bằng cách chia nhỏ nó ra thành từng phần.

Chương 7 Tư duy xu thế chung

Tư duy nói về tầm nhìn, chúng ta cần nhìn vào thời thế, sự thay đổi thời cuộc để đưa mình vào dòng chảy của thời đại. Điều này sẽ có lợi cho những người biết nhìn thời vận, và biết thúc đẩy cả nhân phát triển hướng có lợi.
Xu thế không hẳn là trào lưu nổi cồn sôi động rồi dập tắt, nó được hỗ trợ bởi một quy luật vận hành trong cuộc sống.
Có thể điển hình trong sự phát triển công nghệ, khi máy móc dần dần thay thế lao động chân tay của con người thì dần dần, thị trường lao động sẽ phát triển mạnh mẽ các ngành nghề như công nghệ thông tin, marketing.. những công việc đòi hỏi kiến thức và tri thức.
Trong vô vàn quy luật vũ trụ thì hiệu ứng Matthew có ảnh hưởng sâu rộng và mạnh mẽ.
Hiệu ứng Matthew: “Người giàu sẽ dễ dàng kiếm được nhiều tiền hơn còn người nghèo có xu hướng nghèo thêm; những người nổi tiếng nhất định sẽ có khả năng nổi tiếng hơn nữa, còn những người lặng lẽ vô danh thì rất dễ trở nên im lìm lặng lẽ”
Những người giàu có vẫn muốn kiếm nhiều hơn gấp bội để khiến bản thân trở nên dư thừa, những người nghèo khó thì ngay đến những thứ đang có cũng sẽ bị tước đoạt mất.” Tân ước - Phúc âm Matthew 
Thật không công bằng nhưng xã hội vẫn luôn vẫn hành dựa trên nhiều quy luật tự nhiên, bao trùm là hiệu ứng Matthew.
Nhưng hiệu ứng Matthew sẽ có lợi cho chúng ta nếu chúng ta biết đầu tư đúng cách.
Hiệu ứng Matthew và việc tích lũy tri thức: những người tích lũy được nhiều kiến thức thì trong tương lai họ được có kiến thức hơn. Và nếu khối lượng kiến thức có thể ứng dụng tốt sẽ giúp có thể kiếm ra tiền, gặt hái thành công, gia tăng sự giàu có.
Nhưng nó sẽ không tăng trưởng ngày một ngày hai, đây là sẽ là con đường rất dài.
Hiệu ứng Matthew cũng đúng trong con đường tích lũy của cải: Nếu khả năng kiếm tiền chúng ta có những điểm giới hạn, thay vì tiêu tốn vào sự lãng phí trong chủ nghĩa tiêu dùng phung phí, thì chúng ta cần tiết kiệm, hãy chi tiền cho những thứ cần thiết và xứng đáng, ngày một ngày hai con đường tích lũy không đáng kể, nhưng nếu cứ đem con số nhân lên theo tháng năm, ta sẽ thấy con số đến bản thân ta cũng không ngờ được.

Chương 8: Tư duy binh pháp

Được hiểu như cách chúng ta cần có khả năng nhìn thời cuộc, hiểu về năng lực vị trí của mình, cần dành thời gian mãi rũa bản thân, biết khi nào cần tận dụng xông lên, khi nào rút lui về. Giống như trong kinh doanh hay đầu tư ở thị trường chứng khoán, ta cần biết khi nào cần đầu tư, khi nào bán ra, khi nào cần áng binh bất động, đây chính là ý nghĩa của tư duy binh pháp.
Cuối cùng thì kết thúc cuốn sách vẫn là tinh thần kiên trì rèn luyện, vì con đường học tập đi đến thành công không phải là con đường thẳng, cần nhiều sự nỗ lực và thời gian, chính vì dựa trên tinh thần học tập kiên trì và nỗ lực, chúng ta có thể đi chậm đi nhanh, nhưng hãy chắc chắn chúng ta cần trang bị cho mình tri thức đủ về vững vàng bước vào đời.
Đó chính thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi đến bạn đọc.
Cuốn sách được viết ra dành cho những người bình thường, có đời sống bình thường, đang chọn tiếp tục nỗ lực, cải thiện bản thân để có đời sống tốt đẹp hơn.
Liên tục rèn luyện khả năng tư duy sâu, kỹ năng này sẽ giúp bạn có được chuỗi tư duy logic; đột phá giới hạn của bản thân, có cái nhìn linh hoạt khi đối diện với vấn đề nào đó; xử lý được khối lượng thông tin tương đối lớn, đứng trên góc độ vĩ mô để phân tích vấn đề, nhận biết những đặc điểm sinh thái, những xu hướng dài hạn của sự vật.
Tóm lại, khả năng tư duy sâu là kỹ năng vô cùng cần thiết và quan trọng, quyết định con đường thành công và phát triển của bạn trong sự nghiệp và cuộc sống. 
Mong là bài tóm tắt có thể mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích trong cuốn sách Tư Duy Sâu của tác giả Diệp Tu.
Một cuốn sách có tấm bìa quá xinh và nội dung tương đối ổn với những người mới tiếp xúc và tìm hiểu về kỹ năng tư duy sâu.