Hình ảnh sách
Hình ảnh sách

Giới thiệu tác phẩm

"Khởi nghiệp tinh gọn" của Eric Ries là một tác phẩm giới thiệu những kiến thức quan trọng trong lĩnh vực khởi nghiệp. Cuốn sách tập trung chia sẻ các phương pháp tinh gọn giúp các nhà sáng lập xây dựng sản phẩm, tối ưu hóa quy trình khởi nghiệp.
Nếu bạn quan tâm đến khởi nghiệp, muốn phát triển sản phẩm hiệu quả, Khởi nghiệp tinh gọn của Eric Ries là nguồn tư liệu hữu ích bạn có thể cân nhắc tham khảo.

Giới thiệu tác giả

Hình ảnh tác giả|Internet
Hình ảnh tác giả|Internet
Eric Ries sinh ngày 22 tháng 9 năm 1978, là doanh nhân người Mỹ, tác giả của trang blog nổi tiếng Startup Lessons Learned (Các bài học doanh nghiệp). 
Ông là người đồng sáng lập và giữa vai trò là CTO (giám đốc công nghệ) của công ty IMVU, công ty khởi nghiệp thứ ba của ông. Đồng thời ông cũng là diễn giả tại các sự kiện kinh doanh, là cố vấn cho các công ty  khởi nghiệp, các tập đoàn lớn, các công ty đầu tư về rủi ro kinh doanh và chiến lược sản phẩm, bên cạnh đó ông còn tham gia giảng dạy tại Harvard Business School với vai trò một doanh nhân thành công.
Hiện tại, Eric Ries đang sống tại San Francisco.

Tóm tắt nội dung cuốn sách:

Cuốn sách được chia làm ba phần chính, bao gồm: Tầm nhìn, lèo lái và tăng tốc. Mỗi phần có từ bốn đến sáu chương nhỏ.

Phần 1: Tầm nhìn

Ở phần “Tầm nhìn” tác giả lý giải tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu dành cho các doanh nghiệp, công ty. Tác giả cũng đưa ra những định nghĩa mới về khởi nghiệp và doanh nhân, giới thiệu cách tiếp cận mới trong tư duy quản trị.
Theo tác giả, mục tiêu và tầm nhìn được coi là yếu tố cốt lõi của một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững. Xác định mục tiêu rõ ràng giúp doanh nghiệp biết rõ công ty của mình đang hướng đến điều gì, nên tập trung như thế nào, cải thiện sản phẩm dịch vụ ra sao. 
Mục tiêu của doanh nghiệp tương tự như việc một người lái xe biết nơi họ muốn đến. Việc nắm rõ điểm đến giúp người lái xe tập trung vào mục tiêu của mình, bất kể những khó khăn hay sự xao nhãng từ nhiều con đường khác nhau.
“Trong suốt quá trình lái xe, bạn luôn hiểu rõ mình đang đi tới đâu. Nếu đang đi làm, bạn sẽ không bỏ cuộc nếu có chướng ngại trên đường hay nhỡ rẽ nhầm ở một ngã ba. Bạn vẫn duy trì sự tập trung hoàn toàn để đến được nơi mong muốn.”
“Công ty khởi nghiệp cần có kim chỉ nam, có một mục tiêu trong đầu: tạo một doanh nghiệp thịnh vượng, thay đổi cả thế giới. Tôi gọi đó là tầm nhìn khởi nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó, các công ty khởi nghiệp cần có một chiếc lược bao gồm mô hình kinh doanh, bản mô tả sản phẩm, một quan điểm về cộng sự và đối thủ cạnh tranh, cũng như ý tưởng về khách hàng. Sản phẩm chỉ là kết quả cuối cùng của chiến lược.”
"Khởi nghiệp không chỉ là vấn đề về sản phẩm, đột phá công nghệ hay ý tưởng xuất thần. Khởi nghiệp không đơn giản chỉ có thể, đó là một thiết chế con người rất sâu sắc.”
Tiếp theo, tác giả chi tiết giải thích về phương pháp học hỏi có kiểm chứng, đây là phương pháp tiếp cận chủ đạo trong tư duy của khởi nghiệp tinh gọn.
Lỗi thường gặp của các công ty mới bước vào thị trường là sự phụ thuộc vào giả thuyết chủ quan, thường chỉ tập trung vào việc thiết kế sản phẩm hoàn hảo nhưng không đạt được doanh thu thực tế.
Để khắc phục những sai lầm trên, khởi nghiệp tinh gọn chỉ ra một hướng đi mới: Tập trung vào việc sử dụng dữ liệu để đánh giá khách quan tiến trình phát triển.
Phương pháp này khuyến khích đội ngũ nhân viên thực hiện các thí nghiệm, đánh giá kết quả dựa trên trải nghiệm thực tế của khách hàng, từ đó xác định liệu doanh nghiệp đang diễn ra theo hướng đúng hay không, linh động điều chỉnh các chiến lược.
Theo Eric Ries, học hỏi có kiểm chứng được coi là chức năng sống còn của doanh nghiệp. Đây là một quá trình khó khăn và phức tạp, cần nhiều công sức để kiểm chứng dữ liệu.
“Học hỏi có kiểm chứng không phải cố gắng hợp lý hóa sau khi mọi thứ đã xảy ra, cũng không phải câu chuyện hay ho được dựng lên để che giấu sự thất bại. Đó là một phương pháp khắc nghiệt để làm rõ sự tiến bộ khi một công ty xâm nhập vào mảnh đất màu mỡ nhưng cực kỳ bất ổn - lãnh địa của các cuộc khởi nghiệp."
Các doanh nhân, nhà quản trị cần liên tục xem xét: “Yếu tố nào trong chiếc lược mình đang thực hiện là hiệu quả để hiện thực hóa tầm nhìn; yếu tố nào không có tác dụng. Chúng ta phải học về điều khách hàng thực sự muốn, không phải điều mà họ nói mình muốn hay họ nghĩ mình muốn. Chúng ta phải khám phá xem liệu mình có đáng trên con đường phát triển một doanh nghiệp bền vững hay không.”
Thất bại là điều không thể tránh khỏi trên con đường khởi nghiệp. Tuy nhiên, tác giả khuyên các doanh nhân không nên coi thất bại là kẻ thù, thay vào đó hãy xem thất bại như cơ hội để học hỏi và tiến gần đến mục tiêu.
Câu chuyện Snaptax trong sách sẽ giúp bạn hiểu rõ, công việc kinh doanh hoàn toàn có thể thay đổi ngay cả trong các tập đoàn lớn, miễn là các nhà quản lý cấp cao tạo ra môi trường hỗ trợ, trao quyền nhân viên, chấp nhận rủi ro.
Ví dụ về IMVU các doanh nghiệp cho thấy họ đã thành công như thế nào khi tạo ra một sản phẩm kết hợp nhắn tin tức thời với trò chơi điện tử và thế giới ảo. Họ cũng học được từ những thất bại của mình bằng cách lắng nghe khách hàng thực hiện những thay đổi đối với sản phẩm của mình.
Trong sách, Eric Ries cũng mở rộng khái niệm về doanh nhân.
Theo tác giả, không phải chỉ những người đứng đầu trong lĩnh vực kinh doanh ở tập đoàn lớn mới được gọi là doanh nhân. Tất cả mọi người đều có thể được gọi là doanh nhân, bao gồm cả những người trẻ không được chống lưng nhưng mang trong đầu ý tưởng tuyệt vời cho đến những cái đầu nhìn xa trông rộng ở công ty lớn, miễn là chúng ta là người đang xây dựng một sản phẩm/dịch vụ/ nhóm khởi nghiệp.
Internet
Internet
 Doanh nhân khởi nghiệp (entrepreneur) mà tác giả muốn đề cập đến chính là một khái niệm bao trùm toàn bộ hệ thống khởi khiệp, bất kể quy mô công ty, khu vực kinh tế hay giai đoạn phát triển. Việc có cách nhìn nhận mới về doanh nhân sẽ giúp chúng ta gia tăng sự tự tin, tăng khả năng làm chủ trong việc lựa chọn và ra quyết định.
Trong khởi nghiệp tinh gọn, yếu tố “sản phẩm/dịch vụ” và “cải tiến/cách tân” là những khái niệm mà mỗi doanh nhân cần đặc biệt lưu ý.
Chúng ta cần sử dụng một khái niệm rộng nhất về sản phẩm. Thay vì nghĩ sản phẩm là những gì công ty cung cấp cho khách hàng, thì chúng ta cần biết rằng bất cứ nguồn giá trị nào mà khách hàng nhận được từ công ty đều là một phần trong sản phẩm. Khi có cái nhìn tổng quan về sản phẩm, tổ chức sẽ có thể khai thác được những nguồn giá trị mới cho khách hàng, thêm hoặc cắt bỏ những điều không cần thiết.
Yếu tố “cải tiến/cách tân” là một nhân tố trung tâm của thành công trong khởi nghiệp tinh gọn.
Trong “cải tiến” chúng ta học cách khám phá khoa học mới lạ, tái định hướng một công nghệ có sẵn vào mục đích mới, phát minh mô hình kinh doanh mới mở ra tiềm năng, hay đơn giản là mang sản phẩm/ dịch vụ mới hoặc tiếp cận những khách hàng trước đây chưa được phục đúng mức.. rất nhiều phương thức khác nhau chúng ta có sáng tạo ra khi hiểu được vai trò yếu tố “cách tân/ cải tiến”.
Ngoài ra các tổ chức cần thận trọng xem xét về bối cảnh trong quá trình cải tiến. Bởi khởi nghiệp được thiết kế để đối mặt với các tình huống vô cùng bất ổn.
Ta có thể hiểu về hoàn cảnh hiện tại, nhưng tương lai rất khó đoán, ta không hoàn toàn biết trong khoảng thời gian tiếp theo, khách hàng sẽ phải đối mặt với bao nhiêu sự lựa chọn và có bao nhiêu công ty cung cấp sản phẩm giống như mình.
Vì vậy chú trọng bối cảnh là một phần quan trọng trong khởi nghiệp tinh gọn.

Phần 2: Lèo lái

“Lèo lái” đi sâu vào vòng lặp Xây dựng - Đo lường - Học hỏi 
Internet
Internet
(Build-Measure-Learn) - một quy trình đánh giá quan trọng của tư duy tinh gọn.
Khi bắt đầu một dự án kinh doanh, phán đoán là dữ liệu không thể thiếu. Việc phán đoán giúp chúng ta xác định các giả định và kỳ vọng về tương lai. Từ đó xây dựng chiến lược cụ thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu.
Tuy nhiên, trong giai đoạn phỏng đoán, không thể nói tất cả giả định đều sẽ mang lại thành công cho doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh có nhiều yếu tố biến đổi, không thể lường trước. Do đó, việc điều chỉnh và thay đổi kế hoạch là cần thiết để phù hợp với tình hình thực tế, tối ưu hóa cơ hội thành công.
Giai đoạn đầu tiên các doanh nghiệp cần tiến vào đó đó chính xây dựng.
Xây dựng một sản phẩm khả dựng tối thiểu (MVP - minimum viable product). MVP là phiên bản sản phẩm có quy mô nhỏ, nhanh chóng, chất lượng nhưng tốn ít thời gian và công sức nhất.
Sau khi sản phẩm hoàn thành, mỗi doanh nghiệp cần đem sản phẩm của mình đến với khách hàng tiềm năng, xem xét phản ứng của họ. Thậm chí, doanh nghiệp có thể thử bán sản phẩm này để đánh giá mức độ ảnh hưởng, lợi nhuận của sản phẩm đem lại.
MVP thực sự là một chiến lược tốt, nó cho phép các doanh nghiệp tiến qua giai đoạn xây dựng, đo lường và học hỏi. Từ đó, họ có thể nhận biết những sai lầm trong chiến lược và tạo ra những cải tiến.
Tiếp theo là giai đoạn đo lường, trong đó nhà sáng lập thu thập dữ liệu, phản hồi từ khách hàng về sản phẩm. Việc xem xét những chỉ số, thống kê các mục tiêu đo lường phù hợp để đánh giá hiệu suất của sản phẩm.
Thông qua việc đo lường, nhà sáng lập có thể xác định những yếu tố cần cải thiện, những điểm mạnh của sản phẩm để tạo ra sự thay đổi và cải tiến sản phẩm ở những lần sau.
“Các con số kể được một câu chuyện hay, nhưng tôi luôn luôn nhắc nhở các doanh nhân rằng chính con người cũng là một thước đo. Dù có bao nhiêu trung gian giữa doanh nghiệp và khách hàng đi nữa, thì nói cho cùng khách hàng vẫn là những cá nhân biết hít thở, tư duy và họ mua hàng. Hành vi của họ có thể đo lường được, và thay đổi được.”
Cuối cùng là giai đoạn học hỏi, tác giả nhấn mạnh rằng nhà sáng lập cần học hỏi từ dữ liệu thu thập được trong giai đoạn đo lường để điều chỉnh và cải thiện sản phẩm.
Thông qua việc hiểu rõ khách hàng, môi trường kinh doanh, nhà sáng lập có thể tạo ra những ưu điểm cạnh tranh đột phá đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng.
Kinh nghiệm nhiều năm lặn lội trong thương trường, giúp tác giả đúc kết được chân lý “khách hàng chẳng bận tâm món đồ đó (sản phẩm của doanh nghiệp) mất bao nhiêu thời gian để tạo ra. Họ chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn nhu cầu của mình"
Vì vậy việc nắm bắt nhu cầu thực sự khách hàng là cơ hội đồng thời cũng là thách thức rất lớn đối với các công ty khởi nghiệp trong thời điểm hiện tại. Việc áp dụng mô hình Build-Measure-Learn, nhà sáng lập có thể tạo ra sự liên tục và đột phá. 
Lặp lại quy trình này giúp họ tối ưu hóa công việc, giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng thích ứng với thị trường nhanh chóng thay đổi. Bằng cách luôn luôn phản hồi và học hỏi từ dữ liệu, nhà sáng lập có thể xây dựng một sản phẩm chất lượng, có giá trị thực sự.
“MVP đòi hỏi lòng dũng cảm là đem phỏng đoán của mình ra thử nghiệm. Nếu khách hàng phản ứng lại theo đúng dự kiến, chúng ta có thể xem phỏng đoán của mình là đúng. Nếu chúng ta cho ra một sản phẩm thiết kế kém và khách hàng không cách sử dụng, thì điều đó sẽ xác nhận cho nhu cầu đầu tư vào thiết kế ưu việt hơn.”

Phần 3: Tăng tốc 

Phần “Tăng tốc”, tác giả Eric Ries cung cấp cho độc giả các phương pháp, khái niệm để tối ưu hóa việc xây dựng sản phẩm, đẩy nhanh quá trình phát triển. Những ý tưởng trong chương này giúp nhà sáng lập tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất, áp dụng những thay đổi nhỏ liên tục để tạo ra sự cải tiến liên tục và đem lại giá trị cho khách hàng.
Internet
Internet
Một giải pháp được coi là chiến lược trong chiến lược tinh gọn: Just in time. Just in time tập trung vào các sản xuất nhỏ (sản xuất theo lô).
Phương pháp sản xuất này cho phép doanh nghiệp tập trung vào việc xây dựng sản phẩm chất lượng, giảm rủi ro tồn kho.
Trong phần này, bạn sẽ được tìm hiểu kỹ càng hơn về ba động cơ tăng trưởng, phương pháp Five Why (5 câu hỏi tại sao). Đây được xem là những kỹ thuật quan trọng có thể giúp doanh thúc đẩy sự tăng trưởng.
Một số lời khuyên giá trị về quá trình khởi nghiệp cũng được tác giả chỉ ra rõ ràng trong chương nhỏ “Đừng lãng phí” phần gần cuối.
Câu hỏi căn bản tác giả khuyến nghị các doanh nghiệp tham khảo để đánh giá và điều chỉnh hoạt động, áp dụng cho mọi giai đoạn trong khởi nghiệp, câu hỏi là: "Hoạt động nào tạo ra giá trị, hoạt động nào chỉ là sự lãng phí?"
Một khi hiểu rõ sự khác biệt này, mỗi doanh nhân có thể sử dụng các kỹ thuật tinh gọn để loại bỏ sự lãng phí, tăng hiệu quả của hoạt động tạo ra giá trị, từ đó thích ứng với hoàn cảnh riêng biệt của doanh nghiệp.
Thông điệp quan trọng mà tác giả muốn nhắn gửi doanh nghiệp trong giai đoạn khởi nghiệp: Giá trị trong một công ty khởi nghiệp không phải tạo ra sản phẩm gì mà là việc học hỏi có kiểm chứng làm sao để việc kinh doanh có thể đứng vững. Muốn thành công mỗi doanh nghiệp cần tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: "Đâu là sản phẩm khách hàng muốn?" Việc kinh doanh của chúng ta sẽ phát triển ra sao?"Ai là khách hàng của chúng ta?" Chúng ta nên lắng nghe khách hàng nào và nên phớt lờ khách hàng nào?"
Càng nhanh chóng có được câu trả lời, cơ hội thành công của các công ty khởi nghiệp càng cao.

Tổng kết

"Khởi nghiệp tinh gọn" của Eric Ries là cuốn sách cung cấp kiến thức về tư duy khởi nghiệp giá trị cho độc giả.
Bên cạnh việc giải thích cặn kẽ về lý thuyết, cuốn sách chia sẻ nhiều ví dụ và kinh nghiệm thực tế từ các công ty khởi nghiệp khác nhau. 
Đây là một cuốn sách bạn cần dành nhiều thời gian đọc hiểu để áp dụng các kỹ thuật tinh gọn để mang lại thành công cho công ty khởi nghiệp của mình.

Cuốn sách dành cho ai

Cuốn sách "Khởi nghiệp tinh gọn" của Eric Ries phù hợp cho mọi người quan tâm đến lĩnh vực khởi nghiệp và phát triển sản phẩm.
- Nhà sáng lập: Những người đang đi vào hành trình khởi nghiệp.
- Các nhà quản lý, lãnh đạo cấp cao: Cuốn sách cung cấp những kỹ năng, cách tiếp cận linh hoạt để quản lý quá trình phát triển sản phẩm, nhận phản hồi chân thực từ khách hàng.
- Sinh viên khởi nghiệp và các nhà nghiên cứu: Cuốn sách giúp sinh viên, nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về quy trình khởi nghiệp, nhận biết được những khía cạnh mới mẻ, góc nhìn đáng quan tâm về việc tạo ra giá trị trong môi trường kinh doanh.