Lòng hơi khó chịu sau cuộc phỏng vấn đằng đẵng bằng tiếng anh chuyên ngành - thứ mà tôi vẫn luôn hiểu sự quan trọng của nó từ những ngày còn học cấp 2, cấp 3 nhưng lại bị chính bố mình ngăn cản học. Bố luôn muốn tôi tập trung cho việc học toán lý hoá. Vì bố là người "đi trước" là trụ cột gia đình, là người trang trải phí học thêm, nên bố chắc chắn toán lý hoá là sự đầu tư hợp lý. Vì chỉ có học 3 môn đó tôi mới "có cửa" kiếm tiền. Theo bố tôi là vậy.
Những lần thuyết phục là những lần bị ăn đòn.
Thật nực cười khi cố gắng thuyết phục bố rằng, sức của tôi không thể theo được toán lý hoá, và tôi tin việc tôi học tiếng anh sẽ mở ra nhiều cơ hội. Nhưng bố luôn chửi tôi ngu rốt, và bảo mẹ quá nuông chiều nên sinh ra một đứa nghĩ mình cái gì cũng biết là tôi?
Thế kỷ 21 nhưng về nhà là cảm giác bất lực như sống trong những thước phim thời phong kiến và những năm 1945. Khi con chữ còn chưa được biết đến.
Từ năm nhất đến năm tư lại phải lao như thiêu thân kiếm tiền trang trải tiền thuê nhà, ăn ở... Dù có cố gắng đầu tư biết bao vào tiếng anh, tôi cũng chỉ có thể đạt được trình độ 5.5 Ielts. Đủ để nghe, nói, đọc viết giao tiếp thông thường. Trong khi ngành học của tôi lại chọn lựa là Marketing - một ngành kinh tế (vì tôi không đỗ được Bách Khoa và thú thực tôi cũng không thể nào học nổi những môn khoa học)...
Chưa bao giờ tôi bế tắc như lúc này... Cảm giác bị trượt chỗ phóng vấn phần nào không phải vì bản thân lười nhác hay không cố gắng. Những vị trí mình yêu thích đều yêu cầu tiên quyết ngoại ngữ hàng đầu...