-Bạn bắt đầu hỏi tôi là ai từ hồi mấy tuổi?
-Dạ, con mới hỏi gần đây.
-Con mới hỏi gần đây, gần đây là vừa khi nãy hay bao lâu rồi?
-Mấy năm!
-Mấy năm? 1 năm hay 9 năm?
-Kể từ khi con đi trại hè.
-Là năm nào?
-2012
-3 năm về trước?
-Dạ.
1 bạn khác được diễn giả hỏi:
-Con hỏi con là ai từ hồi con mấy tuổi?
-Dạ từ khi con học lớp 6, khoảng 11 tuổi.
-Làm sao con nhớ cái biến cố đó?
-Dạ tại vì lúc học lớp 6 là bắt đầu học môn Sinh, thì à, môn Sinh bắt đầu là tìm hiểu nhiều điều về sinh vật, về con người, động vật, thực vật thì lúc đó con cũng tự hỏi "Tôi là ai?".
-Cám ơn con.
1 bạn khác
-Dạ con tự hỏi chính mình cách đây 4, 5 năm.
-4, 5 năm? Năm nay con mấy tuổi?
-Dạ, 24 tuổi.
-Năm nay con 24 tuổi, nghĩa là nguyên tuổi thiếu niên của con, người ta gọi là thiếu nhi già. Con biết tại sao không? Người ta định việc bước vào tuổi thiếu niên về phương diện sinh lý, là khi bước vào tuổi dậy thì. Còn về phương diện tâm lý, thì người ta nói là 1 em nhi đồng, 1 em thiếu nhi bắt đầu đặt câu hỏi "Tôi là ai?" là bắt đầu bước vào tuổi thiếu niên. Và vì vậy nó tới 20 tuổi mới bước vào tuổi thiếu niên.
Tại sao vấn đề này quan trọng vậy?
Cách đây mấy tháng, Chú Mẫn ra Hà Nội giảng. Ngồi trên chuyến bay chung với 1 giáo sư trường Văn hoá của tphcm. Ngồi kế bên chú nói với chú rằng lúc này sinh viên, học sinh khó dạy lắm, không biết nói làm sao nữa.
Chú mới nói chứ. Có biết tại sao không? Vị cô giáo sư đó quay lại ngó chú: Vì sao hả chú? Chú nói là vì nó đến nhà trường, đó chỉ là dạy chuyên môn để nó trở thành bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo, nhưng nó không được trả lời vấn đề rất căn bản của đời người. "Nó là ai?" "Sống trên đời để làm gì?" "Tương lai ra sao?"
Cô im, không nói không rằng. Chú thấy im 1 chặp thế chú mới hỏi : có biết tại sao không? Cổ quay qua cổ hỏi chú Vì sao?
Vì giáo sư cũng không biết!
Chú nói: "giáo sư không biết thì lấy gì mà dạy học trò".
Cổ im 1 chặp. Cổ im lâu lắm, rồi quay qua hỏi chú: "Thế chú có câu trả lời chưa?"
Chú nói :" có chứ!" Muốn biết 1 sản phẩm dùng để làm gì hãy hỏi nhà sản xuất!
Thế là chú có 1 cơ hội để nói về nhà sản xuất.
Sáng hôm nay chú cũng thấy điều đó là 1 điều rất quan trọng vì chú đến với thiếu niên bài "Tôi là ai?" chỉ 1 cách rất là sơ sài. Và đây là cái trại lần đầu chú đặt vấn đề "Tôi là ai?" với thanh niên và Chú Mẫn rất mong là các con sẽ học kỹ bài này. Có khó nuốt đi chăng nữa thì chịu khó mà nghe muốn hiểu thì hỏi.
Khi mình suy nghĩ về cuộc đời của mình. Nhớ luôn 3 câu hỏi rất căn bản của đời mình.
Tôi là ai?
Tôi sống để làm gì?
Tương lai tôi ra sao?
Nào quay qua người bên cạnh hỏi "Tại sao phải trả lời mấy câu hỏi này?"
Tại sao người ta lại định đó là 1 chuyện rất căn bản để định 1 em thiếu nhi bắt đầu bước vào tuổi thiếu niên. Tại sao đời người chuyện này lại quan trọng?
kỷ niệm của chú tại Đà Lạt này cũng dính dáng với câu hỏi này. Năm 1980 chú cùng với cty đi-rê-ri-sin nhà máy nước Đà Lạt. Buổi sáng họp với uỷ ban nhân dân của thành phố Đà Lạt và tối về khách sạn Duy Tân. Con biết đường khi con đi bến xe con bắt đầu con đổ dốc xuống thì con đi ngang khách sạn Duy Tân. Chú ngủ chung với anh trưởng đoàn, ông bữa nay chắc cũng gần 70 rồi, lúc bấy giờ là kỹ sư công nghệ nước, đảng viên cty, là 1 người rất giỏi về chuyên môn.
Tối, 2 anh em ngồi nằm nói chuyện với nhau trước khi ngủ, chú hỏi chớ Có bao giờ anh suy nghĩ về cuộc đời của anh không?
-Suy nghĩ cái gì mới được?
-Thì anh suy nghĩ xem anh là ai? Tại sao có mặt trên đời này? Có mặt trên đời này để làm gì? Tương lai anh ra sao?
-Chuyện quan trọng như vậy sao không nghĩ? Ngủ đi!
Chú mới hỏi Tại sao chuyện quan trọng lại biểu đi ngủ?
Anh ta trả lời: nghĩ đến nó từ nhỏ đến giờ , nhức đầu lắm! rồi anh ta đi ngủ, không nói không rằng với chú nữa. Quay lưng ôm gối ngủ.
Cái thái độ đó ngày hôm nay nhiều lắm! Con biết tại sao không? Vì 1 sản phẩm muốn biết mình được dùng để làm gì thì sản phẩm đó lại đi tự hỏi mình! Sản phẩm đó lại đi hỏi sản phẩm khác! Cho nên không có câu trả lời!
1 sản phẩm muốn biết để làm gì, không thể tự hỏi mình, càng không thể hỏi sản phẩm khác mà phải hỏi nhà sản xuất.
Tại sao chúng ta lại phải trả lời vấn đề quan trọng này vậy?
Chú mẫn đưa lên 2 tờ tiền. 1 tờ 50k và 1 tờ 10k hỏi 1 bạn trong đám đông ngồi trước mặt chú.
Con chọn tờ này hay tờ này?
Con chọn 50k.
Tại sao?
Tại màu đẹp hơn!
Chú Mẫn nói : vậy chú có những tờ giấy màu hồng đẹp hơn.
Chú Mẫn hỏi: Vậy giữa giấy màu hồng và tiền 50k con chọn cái gì?
Con phải biết nó là gì thì mới thấy giá trị của nó. Đúng không? Nếu con biết tờ tiền 50k mua được khá nhiều thứ, con sẽ chọn 50k thay vì tờ giấy màu hồng. Nếu con không biết mình là ai? Con không thể biết mình sống để làm gì? Và con cũng sẽ không bao giờ biết giá trị cuộc đời con.
Cho nên cái câu trả lời "Tôi là ai" Nó quan trọng vì cớ mình không trả lời được mình là ai thì không thể trả lời câu hỏi sống để làm gì? Và 1 cuộc đời sống không biết để làm gì thì không bao giờ thấy được giá trị thực của cuộc đời. Và đã khi không biết giá trị thực của cuộc đời mình thì không thể thấy được niềm vui ý nghĩa của cuộc đời.
Khi chú Mẫn đi làm nhà máy thiết kế các nhà máy nước VN. Có 1 người bạn mà chú Mẫn thường tiếp xúc , 1 kỹ sư địa chất, nhưng đặc biệt là 1 người nữ. Vì trong ngành địa chất phần lớn là nam. Cô này còn đặt biệt ở 1 chỗ là rất hay cười. Cười thường xuyên, càng cười càng có duyên, vì biết vì mình cười có duyên nên cười hoài. Làm việc với chú toàn bản vẽ và mấy con số không à mà cứ cười hoài à cho nên chú hơi ấn tượng.
Vì vậy, mà sau khi làm việc xong, chú hỏi : "Cô cho tôi hỏi 1 câu nha!"
Cổ liền cười 1 nụ cười có duyên rồi nói rằng : "Anh cứ hỏi đi!"
Thế chú hỏi: "Cô sống có vui không?"
Cổ lại cười 1 nụ cười có duyên: "Vui lắm anh Mẫn!"
Thế chú mới hỏi: "Cô biết cô sống để làm gì không?"
Cổ không cười, không nói, không gì hết. nhìn chú chăm chăm 1 lúc lâu rồi nói : Chưa ai hỏi tôi câu đó hết!
Thế chú mới hỏi: Cô có bao giờ tự hỏi mình câu đó không?
Cô im 1 chặp rồi nói : Tôi cũng chưa hỏi tôi câu đó bao giờ?
Chú nói : "Nếu chạy mà không biết chạy đi đâu! Sống mà không biết sống để làm gì , Thì làm sao gọi là sống vui được?"
Cổ im, cổ nói là : "Cám ơn anh Mẫn ! Tôi sẽ suy nghĩ lại cuộc đời tôi!"
Cho nên con là 1 người rất quan tâm đến giá trị cuộc đời mình nhưng nếu con không có câu trả lời Tôi là ai? Con không hiểu được Con sống trên đời để làm gì? Con không bao giờ thấy được giá trị thực của cuộc đời con!
Cho nên câu trả lời Tôi là ai rất quan trọng! Vì khi tôi hỏi được Tôi là ai. Nó sẽ thấy vấn đề rất lớn.
Chú Mẫn hỏi 1 bạn trong những người ngồi nghe chú.
-Con có gia đình chưa?
-Rồi !
-Có con chưa?
-Chưa!
Chú Mẫn hỏi bạn khác
- Con có gia đình chưa?
-Chưa!
Đố con, con với nó khác nhau cái gì? Những điều gì mà nó quan tâm mà con không quan tâm? Điều gì mà con quan tâm mà nó không quan tâm?
- Con đang đi tìm nửa kia của con và bạn có rồi!
Hai đứa khác nhau vì trả lời câu hỏi "Tôi là ai" khác nhau! Đúng không? 1 đứa đã có vợ và 1 đứa còn đang đi tìm.
Cho nên con sẽ thấy vấn đề : Khi con trả lời Con là ai -> Con mới nhận ra nhu cầu thật sự cuộc đời con.
Làm sao con biết được nhu cầu cuộc đời con nếu con không trả lời được câu hỏi Tôi là ai?
Con có để ý khi nãy có đứa đưa lên cho chú cái này.
Chai nước.
Sao nó không đưa lên cho chú chai xăng mà nó đưa lên cho chú chai nước. Rõ ràng xăng mắc hơn nước lọc. Vậy chắc cái đứa mời chú ít tiền, nghèo quá.
-Tại sao con không đưa chú chai xăng?
-Dạ, tại con không có tiền!
Vậy chú hỏi con: "có biết chú là ai không?"
Vì 1 điều rất đơn giản. Nếu nó đưa xăng, chú sẽ đổ vô xe chú, chứ chú không đổ vô bụng chú. Chú biết mình là ai cho nên chú hiểu nhu cầu cuộc đời chú là gì.
Con đứng lên cho chú hỏi.
-Chú Mẫn có con trai rồi, còn con mới có vợ. Thế thì chú đố con, con với chú khác nhau cái gì?
-Chú phải quan tâm con chú.
-Tại sao phải quan tâm?
-Tại vì đó là con chú! Đó là người chú sanh ra và phải có trách nhiệm với nó.
Con biết con là ai. Con hiểu nhu cầu cuộc đời con thì con mới thấy được trách nhiệm cuộc đời con.
( Ở đây, trả lời câu hỏi tôi là ai thì là Cha của 1 đứa bé, con có trách nhiệm với nó. Chính vì trả lời câu hỏi Tôi là ai, mới thấy được trách nhiệm cần có trong cuộc đời này.)
Khi đã không biết trách nhiệm của con, thì con không thể nào biết được cách sống trên đời này như thế nào.
Bây giờ chú bảo đảm với con 1 điều
Nó không có con, làm ra tiền, chú Mẫn có con cũng làm ra tiền. Nhưng cách xài tiền của nó với chú khác nhau. Vì trách nhiệm khác nhau.
Câu trả lời câu hỏi "Tôi là ai" không chỉ để hiểu giá trị cuộc đời tôi mà để tôi sống cho đúng. Nếu tôi không sống đúng, tôi không kinh nghiệm sự sống thật cuộc đời mình.
Cho nên khi chúng ta mong mỏi kinh nghiệm sự sống thật thì mình phải trả lời câu hỏi tôi là ai cho đúng.
Vì nếu tôi trả lời câu hỏi Tôi là ai sai -> thì tôi định ra nhu cầu của cuộc đời tôi sai-> định hình trách nhiệm của tôi không đúng-> chắc chắn không thể sống đúng được-> không kinh nghiệm sự sống.
Khi mình sống đúng, thì mình mới phân biệt được đâu là điều đúng và đâu là điều sai, hiểu được giá trị cuộc đời.
Tại sao ít ai để tâm trả lời câu hỏi tôi là ai?
Vì 1 sản phẩm không thể tự trả lời mình là cái gì? khi mình chỉ nghĩ đến mình, quan tâm đến mình, sống cho mình thì mình không thể trả lời câu hỏi tôi là ai. Và vì không trả lời được cho nên người ta để vấn đề tôi là ai qua 1 bên.
Không những mình không trả lời được câu hỏi tôi là ai, mà ngay cả những người quanh mình cũng không trả lời được câu hỏi ấy. Cho nên mình cảm thấy chuyện đó là chuyện bình thường. Vấn nạn đó là vấn nạn của đời người.
Năm tháng cuộc đời trôi qua, và mình không xác định được mình sống đúng hay sống sai!!!
Con người có mặt sau cái thế giới thiên nhiên này. Cho nên đặt ra vấn đề rất căn bản: Thế giới này tự nhiên mà có hay Do Chúa tạo nên?
Không phải do mình mà khởi đầu mọi chuyện (ý là chính vì không phải do mình tạo ra thế giới này).
Nếu nói theo thuyết tiến hoá : vụ nổ , và những vật chất tương tác cách ngẫu nhiên qua hàng tỷ năm trở thành 1 con người như tôi , chết là hết. Nếu thê giới này ngẫu nhiên mà có, thì tôi cũng ngẫu nhiên mà thành, chết là hết -> sống để làm gì? Mọi chuyện chỉ là ngẫu nhiên! Cho dù tôi sống có ngay lành hay tôi trở thành kẻ trộm cướp cuối cùng đều như nhau! Ca ngợi tình thương để làm gì? Ca ngợi sự nhân đức để làm gì? Vì mọi chuyện là ngẫu nhiên, chết là hết, cuộc đời vô nghĩa nên tôi không cần phải đặt ra câu hỏi Tôi là ai! Và khi tôi muốn hỏi tôi là ai thì nó mâu thuẫn với khái niệm Thế giới này tự nhiên mà có!
Vì nếu mọi chuyện là ngẫu nhiên, ai đi đặt ý nghĩa làm gì? Nhưng khi tôi đi đặt vấn đề ý nghĩa cuộc đời tôi thì làm sao nói rằng thế giới này mọi chuyện ngẫu nhiên được?
Nếu thế giới này do nơi Thiên Chúa tạo nên có nghĩa là tôi là tạo vật.
Tôi là tạo vật nghĩa là gi? Mục đích cuộc đời tôi không do tôi định.
Nếu mình sử dụng 1 vật không theo ý nhà sản xuất. Không bao giờ thấy được giá trị thật của nó. Nếu tôi nói tôi là 1 tạo vật nghĩa là tôi chỉ thấy được giá trị thật của cuộc đời tôi khi tôi sống theo đúng ý muốn của Đấng dựng nên tôi.
Khi người ta quay lưng với Thiên Chúa, người ta đi tìm giá trị cuộc đời mình. Bằng cách nào? Tôi đẹp, Tôi giỏi, Tôi tài. Và người ta luôn luôn tìm cách để chứng minh giá trị. Khi có nó rồi, người ta sẽ ngỡ ngàng, vì tôi đang đi tìm giá trị ngoài ý muốn của nhà sản xuất.
1 bạn thanh niên điện thoại chú Mẫn:
-Chú Mẫn ơi, con có chuyện quan trọng muốn được trao đổi với chú! Chú có thể sắp xếp thì giờ cho con gặp không?
Thế chú mới sắp xếp giờ, cho nó 1 cuộc hẹn tới nhà chú nói chuyện
-Chú ơi, khi con còn bé, con rất nghèo, gia đình con nghèo lắm. Từ bé con đã tự nhủ với lòng con sẽ cố gắng học hành làm việc để sau này gia đình con không nghèo như gia đình ba mẹ con.
-Thế rồi khi con bước vào tuổi thiếu niên, ba con làm việc khá hơn, kiếm tiền được nhiều hơn. Ba con hỏi con: Con muốn ba cho con cái gì?
Con đã nói với ba, ba ơi xin ba cho con đi học thêm vì con muốn được thi đại học đậu. Thế là ba cho con tiền đi học thêm. Con rất chịu khó học.
Khi thi đại học, con hỏi ba là ba ơi, ba muốn con thi trường nào? Ba nói tên trường. Và con cũng đăng ký trường con muốn học. Con đậu 2 trường. Những năm đại học của con là con cày rất là cực khổ vì con học 1 lúc 2 trường. Đến khi con ra trường. Con khoe với ba con 2 cái bằng. Ba con đi đâu đều khoe về con gái của ba. ba con rất hãnh diện về con. Nhìn gương mặt của ba con thấy rất thoả lòng.
Và thế là con bước vào đường đời đi làm việc. Và con đi làm ở khu chế xuất Singapore. Dưới giám đốc là con, lương con rất cao. Sau khi con làm việc được 1 thời gian thì con được đề bạt, càng ngày lương con càng được tăng.
Bây giờ lương con cao, sáng đi làm, tối đi về, sáng hôm sau đi làm, tối đi về, mỗi tháng lãnh lương. Hồi xưa con mong ước con giàu, bây giờ tiền con có, con cảm thấy cuộc đời trống trải vô cùng. Con không biết bây giờ con sống để làm gì? Vì ngày xưa con chỉ mong sao con sống làm sao giàu, khi con giàu rồi, con không biết để làm gì.
Cái tâm trạng đó của rất nhiều người, rất nhiều người nghĩ rằng mình sửa lại cái mũi, mình mua 1 chiếc xe, đời mình sẽ phước hơn; và khi đạt được những chuyện đó rồi thấy mình đẹp ra, thấy mình khá hơn, thấy mình được đi du lịch, làm mọi chuyện như mình muốn; rồi cuối cùng cảm thấy làm gì nữa bây giờ.
Và người ta luôn luôn đi cái vòng lẩn quẩn đó là vì sao; vì không ai thấy được giá trị thật cuộc đời mình khi không quan tâm đến Đấng dựng nên. Cho nên khi con nói mình là 1 tạo vật, đừng dại dột đi tìm gía trị như bao nhiêu người quanh con đi tìm. Vì họ đang đi tìm giá trị ngoài ý muốn Đấng dựng nên. Đừng để cho những lời nhận định của ai đó làm con khốn khổ! Đừng cảm thấy mặc cảm tại sao ai cũng khá giả mà con nghèo!
Giống như ngày xưa chú khổ là vì sao; tại sao ai cũng cao ráo mà mình lùn. Chú đặt vấn đề đó trong cuộc đời mình và nỗ lực làm sao học cho thiệt giỏi để thằng nào chê mình, mình nói Học bằng tao không?
Đừng để những năm tháng, thì giờ của con đeo đuổi giá trị của những người quay lưng Thiên Chúa.
Vì khi mình là 1 tạo vật, mình tự định mục đính cuộc đời mình tức là mình sống sai. Dù rằng mình có đạt được nó, mình có thoả lòng, được người ta khen ngợi đi chăng nữa. Mục đích của 1 sản phẩm do nơi người sản xuất định. Muốn sử dụng, thấy được giá trị con phải sử dụng theo ý nhà sản xuất. Nhà sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau với những mục đích khác nhau.
Đừng bao giờ nghĩ rằng tự mình sẽ xác định được trách nhiệm cuộc đời mình. Mình phải xác định trách nhiệm của mình trong việc tìm biết ý muốn của Đấn dựng nên.
Chẳng hạn, khi chú Mẫn nuôi con, không phải để nó được điều nó muốn, chú được điều chú muốn khi nó làm cho chú. Mà trách nhiệm của chú khi là 1 ông bố, 1 người cha tin rằng mình là 1 tạo vật thì nuôi dạy thế nào để nó cũng sẽ trở thành 1 tạo vật sống đúng như ý Đấng dựng nên nó.
Nền tảng đạo đức cuộc đời mình không do nơi mình định, không do nơi người khác định. Nói cho nó cụ thể hơn là làm sao tôi biết tôi đang sống đúng hay sống sai? Làm sao tôi biết được đó là điều tôi cần làm hay không cần làm? Đó là điều tôi nên chọn hay nên từ chối? Làm sao tôi biết tôi kinh doanh thế nào là đúng , tôi chọn bạn đời thế nào là đúng... Nền tảng đạo đức, đúng sai tuỳ thuộc nơi mối liên hệ với Thiên Chúa, Đấng dựng nên tôi.
1 sản phẩm đã sản xuất luôn luôn phải qua khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm, tức là sản phẩm đó đã đạt chuẩn hay chưa; cái chuẩn để được định đạt hay chưa, do nơi sản phẩm đó định , hay do nơi sản phẩm khác định hay do nơi nhà sản xuất định.
Vì vậy mà tôi có thể sống cuộc đời làm cho người xung quanh có thể ngưỡng mộ tôi, khen tôi, và tôi cảm thấy tôi có giá trị trước người khác, tôi cảm thấy hãnh diện vì tôi có thể là 1 tấm gương cho nhiều người. Sống như vậy là sai vì tôi không dựa vào phản ứng suy nghĩ của người khác về tôi để định tôi đúng hay sai. Cũng không phải dựa vào cái chuyện tôi có thoả lòng hay không để định tôi đúng hay sai mà tôi định cái chuẩn mực đúng sai dựa trên chuẩn mực của Đấng tạo nên tôi.
Khi ta từ chối Thiên Chúa, cái chuyện đúng sai ảnh hưởng cuộc đời lớn lắm.
Có 1 giai đoạn ở Trung Quốc người ta phát hiện ra tỉ lệ ly hôn rất cao lên đột biến. Các nhà xã hội học mới bắt đầu bỏ thì giờ ra nghiên cứu tại sao. Thì người ta nhận ra 1 điều thế này Sau trận động đất tại Tứ Xuyên thì quan niệm sống về hôn nhân gia đình thay đổi. Vì trong trận động đất Tứ Xuyên rất nhiều căn nhà và đặt biệt trường học sụp đổ vì công trình xây dựng không đúng chất lượng. Có rất nhiều đứa trẻ đã chết và người ta nói chết là hết mà bây giờ nó mới còn trẻ mà nó đã chết rồi mình biết mình còn sống được bao lâu thế thì tại sao tôi phải chịu cực, chịu khổ với 1 người đang làm khổ tôi. Tôi đâu biết tôi sống bao lâu, tôi phải hưởng chớ chuyện chi đâu tôi phải sống với 1 người mà đang làm khổ tôi, không hợp với tôi thì bỏ cho rồi, đi kiếm cái gì hợp với mình thì mình phải hưởng cái điều mình muốn vì chết là hết.
Cái nền tảng đạo đức để dựa vào đúng sai đó, nó chi phối đời người rất là nhiều khi tôi nói tôi là 1 tạo vật hay tôi ngẫu nhiên có, chết là hết.
khi nói con là 1 tạo vật thì niềm vui nỗi buồn của con không được đặt trên chuyện con có thoả lòng hay không. hay là người khác có đồng tình với con không.
Khi con nói mình là 1 tạo vật thì tương lai mình do nơi Đấng sẽ xét xử tôi. Nếu chết không hết, tôi phải đối diện với Ngài, trả lời những vấn đề cuộc đời tôi. Nó làm cho mình có cái nhìn về tương lai cho đúng, tôi chịu sự phán xử của Thiên Chúa, không do nơi con người.
Chúng ta thường hay tra xét mình dựa vào cái phản ứng người xung quanh, làm cho mình vui hay buồn, cảm thấy mình đúng hay sai là luôn luôn có vấn đề.
Khi nói mình là 1 tạo vật thì nghĩa là chỉ có Chúa Đấng dựng nên tôi mới có thể thay đổi bản chất và số phận cuộc đời tôi cũng như của nhũng người quanh tôi.
Chúng ta thường đang nỗ lực để thay đổi chính chúng ta, những người xung quanh và môi trường sống. Khi nhìn lại lịch sử thì chúng ta thay đổi được gì? Mình có thể thay đổi bản chất của mình không? Không!!
Con người có thể thay đổi bản chất của người khác không? Không ! Con người có thay đổi được số phận cuộc đời mình không? Không!
Khi tôi nghĩ đến hoà bình thế giới hay tôi nghĩ đến ổn định xã hội tôi, an nguy của bạn bè tôi, niềm vui gia đình tôi thì điều tôi cần làm là giúp cho mọi người sống đúng với mối liên hệ với Thiên Chúa.
Ai nói người có niềm tin là không thực tế là vì không hiểu đúng niềm tin. Khi hiểu đúng về niềm tin sẽ nhận ra tại sao chúng ta không thể làm thinh mà phải nói về Chúa cho người khác. Vì tôi yêu người quanh tôi, tôi yêu đất nước này. Tôi là 1 tạo vật, người quanh tôi là 1 tạo vật, thì tôi biết chắc chắn 1 điều : tôi chỉ có thể đem hạnh phúc cho bản thân tôi, cho người khác khi tôi giúp người xung quanh tôi nhận thức đúng và hành động phù hợp với mối quan hệ với Thiên Chúa.
Khi tôi sống trên Trái đất mà Chúa tạo dựng tuỳ thuộc vào tôi có tuân theo những quy luật của Đấng dựng nên hay không? Chúng ta làm trái những quy luật ấy thì chúng ta chuốc lấy khổ đau.
Chúng ta thường muốn nhận biết Ý Chúa nhưng không quan tâm đến chính Chúa. Chỉ đến với Chúa như 1 nhà cố vấn. Đây là sai lầm. Vì mình là 1 tạo vật, sự sống của mình liên kết với Đấng dựng nên mình theo hình ảnh của Ngài. Tôi cần có mối quan hệ với Chúa và nhận biết Ý Chúa.
Sáng thế ký đoạn 1 câu 26 đến 28  Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất. Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ. Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất.
Sáng thế ký đoạn 2 câu 7
Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.
Tôi là 1 tạo vật từ bụi đất được tạo dựng theo hình ảnh Đức Chúa Trời. Và Ngài dựng nên tôi để tôi sống với những người xung quanh tôi. Ngài đặt tôi trong thế giới thiên nhiên vật chất này. Trước khi A- đam phạm tội thì thế giới thuận hoà với Thiên Chúa. Nhưng sau khi A-đam phạm tội thì tôi và thế giới chống nghịch Thiên Chúa.
Chúng ta từ bụi đất nên cần ăn và đáp ứng nhu cầu thân thể đúng lúc, đúng cách.
Nếu thế giới này tự nhiên mà có, chết là hết và con người từ chối Thiên Chúa thì không thể trả lời câu hỏi "Tại sao con người cần tình yêu?"
Vì con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa mà Chúa là tình yêu nên con người cần tình yêu. Không bao giờ có chuyện tiến hoá trong vấn đề Tình Yêu
Tại sao con người quan tâm giá trị, muốn được kính trọng, tại sao chúng ta muốn việc mình làm không vô ích VÌ chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa.
Và chúng ta có nhu cầu cần được tự do.
Chúa dựng nên chúng ta để sống với đồng loại nhưng tại sao sống chung với người khác là "có chuyện".?
Tại vì A-đam đã phạm tội và chúng ta cố loại bỏ Chúa khỏi cuộc sống chúng ta vì thế chúng ta không còn hình ảnh Thiên Chúa nữa, nên sống với nhau sẽ tạo ra nan đề.
Khi Chúng ta quản trị thiên nhiên không theo ý Chúa thì sẽ xảy ra thiên tai, động đất, .....
Chúng ta đã phản nghịch Chúa nên có nhu cầu cần được cứu rỗi, phục hoà với Thiên Chúa và cần chống trả điều ác và kẻ ác.
Các nhu cầu tôi được đáp ứng khi tôi sống đúng với tôi, với người khác, và với Chúa Và với thiên nhiên, và với kẻ ác , điều ác.
Nền tảng đạo đức đời tôi cần do Chúa định chứ không phải do người khác, cách tôi sống tốt , sai , đúng , xấu cần tra xét trên chuẩn mực của Chúa.
Chuẩn mực Chúa được nêu lên trong trang web vgm.tv
Tôi muốn đem hạnh phúc cho những người xung quanh tôi , thì tôi phải giúp họ nhận biết Chúa đúng đắn , có mối quan hệ đúng với Chúa.
Tôi phải trả lời với Chúa trong ngày phán xét cuối cùng và tương lai tôi tuỳ thuộc Chúa. Chỉ Chúa mới có thể thay đổi bản chất của Tôi.