0. Dẫn nhập

Khi sắp ra khỏi trường đại học, tôi phải chuẩn bị cho các câu hỏi phỏng vấn xin việc làm. Và câu đầu tiên là Giới thiệu bản thân, tức là trả lời câu hỏi "Tôi là ai ?". Như một thói quen, tra Google và biết rằng đây là câu hỏi quan trọng nhất của đời người, câu hỏi của triết học, tôn giáo, tâm linh. Tôi đã giành nhiều thời gian đi tìm khắp Đông, Tây, Kim, Cổ để có câu trả lời. Nhưng đó là câu trả lời của người khác của các bậc tiền nhân và tôi vẫn thấy chưa hiểu mình. Cùng với thời gian và các trải nghiệm tích lũy, đêm qua tôi đã có câu trả lời của chính tôi.

1. Cái tôi bị động - Passive Ego

Tôi đến với thế giới này trong vòng tay cha mẹ, lớn lên ở trường lớp, đi làm trong Xã hội. Mọi người đánh giá về tôi: về hành vi, về mọi hoạt động của tôi trên Cuộc sống. Tôi nhìn nhận bản thân qua cách đánh giá của người khác về mình. Khi mọi người đối tốt với tôi thì tôi là tốt, đối không tốt với tôi thì tôi là không tốt. Tôi bị lẫn nhập vào xung quanh ở môi trường mà tôi tồn tại , hành vi và suy nghĩ bị biến đổi cho phù hợp, thích nghi  với xung quanh. 
Trong một xã hội Á Đông, con người bị cho là nhỏ bé trước tự nhiên, trước xã hội, trước uy quyền. Dù cho có là Hoàng đế hay dân thường đều dưới Trời hết, đều tìm cách để sống cho hòa hợp với thiên nhiên, với xã hội. Xã hội của những cái Tôi bị động làm gì cũng phải ngó trước ngó sau, xem người khác có đồng ý với mình, xem có bị khác với xung quanh hay không. Một xã hội nhàn nhạt và mỗi khi có ai đó trở nên nổi bật hơn hay khác hơn là bị những cái Tôi bị động đó ý kiến, bình luận và kéo cái Tôi đó xuống lại giống với những cái chuẩn mực, những hành vi bình thường khác.
Đạo Phật và các tôn giáo Lão Giáo, Ấn Độ giáo đều đi sâu vào cái tĩnh lặng, vào bên trong để hiểu bản thân. Cái Tôi có lúc đã biến mất thành "Vô Ngã" , suy nghĩ trở thành "Vô tâm". Nó trở thành hư vô, không mà có. Nó trôi lăn trong lục đạo luân hồi trong thịnh phi thời cuộc.

2. Cái tôi chủ động - Active Ego

Tôi có bộ não của tôi, thân thể của tôi. Tôi hành động với tác nhân bên ngoài theo mục đích và khả năng của tôi. Tôi lớn lên, được tôn trọng, được thể hiện tất cả những gì tôi muốn, tôi làm. Tôi được nói lên ý kiến của bản thân, được thực hiện một cách tự do trong không gian cá nhân và đối xử với người khác như những cá nhân dù đó là ai ? Tổng thống, bác sĩ, thầy giáo,... Tôi suy nghĩ độc lập, hành vi độc lập theo cá tính của tôi. Các thành công trong xã hội là do tôi hành động mà có chứ không phải đặt xã hội lên trên. Tất cả các bộ phim, truyền thông đều ca ngợi các cá nhân đứng đầu còn lại công ty hay xã hội hay các thứ khác chỉ là nền gần như không phải là yếu tố được coi trọng. Tôi làm chủ số phận của tôi, định hướng cuộc đời tôi. Xã hội của những cái tôi chủ động dám làm dám chịu, dám hưởng dám sống đã đi lên như thế.
Ta là một là riêng là thứ nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta
                                                                            Thơ Xuân Diệu
I am the One, the Unique, the First. Cái tôi của người nghệ sĩ là như thế đấy. Và American First là đỉnh cao của cái tôi. 
Tôi có lúc đã trở nên siêu nhân, thống lãnh tự nhiên và xã hội. Đó là Übermensch của nhà triết học Nietzsche. Tôi là Siêu nhân với năng lực phi thường ở tầm Vũ trụ điều khiển hết Không gian, Thời gian, Nguồn lực bằng Siêu năng lực. Tôi tạo ra Xã hội, tạo ra Tương lai, chinh phục Vũ trụ.

3. Tôi là tương tác của bên trong và bên ngoài - Interaction between Inside and Outside

- Đó là một khái niệm động - Moving Concept với Sự tương tác giữa
- Yếu tố Nội sinh và Ngoại động - Inner Expression vs Outer Movement
- Trong dòng chảy của thời gian từ bé đến lớn, từ vai trò này đến vai trò khác trong cuộc sống

- Giống như Ánh sáng là lưỡng tính Sóng - Hạt, cái tôi bị động là Sóng - Cái tôi chủ động là Hạt. Âm và Dương giao nhau tương động qua lại chuyển
 biến không ngừng.

4. Bài học

- Không nên ảo tưởng thái cực: không có cái Tôi hay cái Tôi quá lớn
- Xã hội là đa dạng cái tôi khác biệt từ mức 0 đến mức 1. Hãy chung sống và tôn trọng con người.
- Luôn tìm hiểu mình và cuộc sống xung quanh để thấu hiểu, thay đổi cùng các bước chuyển của thực tại.
- Có mục đích để không bị "lạc trôi" giữa đời. 
- Vấn đề của tôi là tiếp cận từ dưới lên chứ không phải từ trên xuống như trong môn Xã hội học này. Có lẽ kiến thức không bao giờ là đủ và thật tốt khi sống ở thời đại thông tin này. Với cách tiếp cận như thế, nó đã gây ra các vấn đề trong cách hiểu và hành động với cuộc sống.