Vào năm 2016, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đưa ra một quyết sách quan trọng trước thời công nghiệp hóa 4.0, đó là công nhận khối doanh nghiệp tư nhân trở thành động lực phát triển kinh tế. Cũng từ đó, Đảng và chính phủ đã đưa hang loạt quyết sách khơi dậy phong trào khởi nghiệp như cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ cho vay tín dụng. Nhưng điều đó không có nghĩa khởi nghiệp là thành công. Nghiên cứu cho thấy, 90% startups thất bại ngay khi khởi nghiệp bắt nguồn từ nhiều lí do khác nhau (Ý Nhung, 2018). Điều này chỉ ra rằng, để khởi nghiệp thành công, dù là ai thì đều bắt buộc phải có kinh nghiệm đi làm, thực tập, kiến thức trên trường lớp và đặc biệt hơn cả đấy là mỗi cử nhân phải luôn thực sự biết mình đang làm gì. “Nhận thức bản thân tức là thể hiện bạn đã am hiểu về chính bản thân mình, bao gồm điểm mạnh và điểm yếu, lối suy nghĩ hay thế giới quan cũng như là xúc cảm và những điều thúc đẩy bạn sống”. (S. J. Scott, 2019)
Hầu hết phần lớn mọi người đều có chung một ý kiến rằng ai cũng cần có một lượng kiến thức nhất định ngay sau khi có bằng cử nhân. Thậm chí, họ tin rằng sinh viên ra trường nên đi học thạc sĩ hay học sau đại học để củng cố kiến thức. Nhận thức này chỉ ra rằng kiến thức là một thứ nền tảng không thể thiếu vì kiến thức giúp người trẻ hiểu để có một định hướng rõ ràng về nghề nghiệp tương lai của mình đồng thời giúp sinh viên nhận diện được các sai lầm cơ bản trong công việc. Lấy ví dụ, nếu như có một người mơ ước làm marketing hay Kế toán thì anh ta phải hiểu rõ những định nghĩa của hai lĩnh vực này vì nếu không anh ta sẽ biến Marketing thành bộ môn đa cấp hay khiến ngành kế toán chuyên đi làm mất một tiền của cả một doanh nghiệp. 
Bên cạnh kiến thức trường lớp thì kinh nghiệm làm viêc cũng là một thứ sinh viên cần đặc biệt chú trọng vì kinh nghiệm thể hiện người trẻ đã nắm vững các vấn đề giúp cho họ có thể giảm thiểu được rủi ro trong công việc. Vì kinh nghiệm giúp con người làm quen được cảm giác của một người đi làm để từ đó vô hình chung tạo nên một bản năng và kĩ năng thích nghi được mọi thứ. Ngoài ra, rất nhiều người đều đồng tình rằng kiến thức trường lớp là không đủ vì chỉ thể hiện được những thứ cơ bản nhất và chung nhất còn kinh nghiệm sẽ chứng tỏ được sinh viên hiểu được vấn đề mình đang hướng đến và có góc nhìn chuyên sâu hơn. Đó chính là lí do vì sao không ít sinh viên khi mới ra trường đã tìm ngay cho mình cơ hội thực tập hay đi học thạc sĩ ở nước ngoài hay các công ty lớn, thậm chí có người chỉ vừa mới tốt nghiệp cấp 3 cũng đã biết cách đi làm thêm để kiếm tiền. “PGS.TS Trần Văn Tớp:” Ra ngoài kiếm tiền làm thêm sẽ giúp các bạn trẻ hình dung được cuộc sống đi làm là như nào cũng như thấu hiểu được giá trị của đồng tiền.”. (Khánh Nguyễn, 2018)
Một điều nữa mà bất kì ai cũng đều phải có, đấy chính là nhận thức bản thân đang ở đâu trong xã hội này cũng hiểu cách nó vận hành như thế nào. Nhiều bạn trẻ ngay khi vừa mới ra trường đã nghĩ đến việc là sẽ theo đuổi ước mơ nhưng họ đâu có biết rằng liệu đó có phải là ước mơ mà họ thực sự muốn hay không. Bởi vì họ không nhìn ra được những giá trị của bản thân để rồi cuối cùng những người trẻ cứ thế mà tô vẽ lên cho mình những bức tranh mà họ bị buộc phải vẽ do áp lực truyền thông ngày càng lớn. “Tại sao vậy? Tôi đoán là: Bởi vì bạn bận tâm đến nhiều thứ hơn thì các công ty họ mới kiếm được tiền” (Mark Manson) . Hệ quả là đứng trước cơn bão truyền thông cùng với thông điệp “hãy theo đuổi ước mơ” đã tạo ra một thế hệ trẻ với đam mê hay ước mơ được dựng lên bởi những cảm xúc nhất thời. Jeff Chapin, CEO của công ty nệm Casper của Mỹ: “"Đừng theo đuổi đam mê, hãy theo đuổi nỗ lực.”. (V.D, 2018)
Sau cùng, trong một xã hội luôn quay cuồng và thay đổi rất nhanh nhưng điều đó không có nghĩa người trẻ phải đốt cháy giai đoạn của mình mà quên đi những thứ cơ bản trong cuộc sống.Chính những điều trên sẽ tạo ra một nền móng vững chắc giúp sinh viên mới tốt nghiệp có thể tự tin bước đi bằng chính năng lực của mình để chinh phục điều mình thực sự muốn. 

Danh mục tài liệu tham khảo:
Ý Nhung, 2018, ‘90% người trẻ ra nghề thất bại, sinh viên khởi nghiệp quá sớm?’, Tuổi Trẻ Online, 02 December. Available form:
  • S.J.Scott, 2019, ‘What Is Self-Awareness? (and 8 Ways to Become More Self Aware)’ Developgoodhabits, 12 January. Available from:
  • Mark Manson (2018). Nghệ thuật của việc đếch quan tâm, Nhà xuất bản văn học, Hà Nội