Tôi học được gì sau 3 năm giao dịch forex - Tâm lý giao dịch (Phần 3)
Tôi nghĩ đây là phần khó nhất, suy nghĩ của chúng ta khác nhau, môi trường sống khác nhau, các mối quan hệ khác nhau và cả học vấn...
Tôi nghĩ đây là phần khó nhất, suy nghĩ của chúng ta khác nhau, môi trường sống khác nhau, các mối quan hệ khác nhau và cả học vấn cũng khác nhau nốt. Dẫu vậy, đừng quên chúng ta đều tiến hóa từ một gốc tổ tiên mà ra - đều tiến hóa để sao hoạt động tiết kiệm năng lượng nhất. Và tôi cũng nhìn nhận giao dịch theo phong cách trao đổi năng lượng giữa não bộ và môi trường xung quanh.
Lấy ví dụ khi đánh giá một hiện tượng nào đó (với giao dịch là giá cả) thì mỗi cá nhân sẽ có nhận thức khác nhau, nhưng nếu xét trên một tập thể lớn thì luôn có một dòng suy nghĩ chung cho tất cả mọi người, điều thúc đẩy chúng ta hoạt động giống nhau khi hòa vào đám đông - đấy là điều cơ thể đã tiến hóa để tiết kiệm năng lượng nhất.
Để đạt được kết quả thì ta cần phải bỏ ra một sự nỗ lực tương ứng, điều này là đi ngược với sự tiến hóa của tự nhiên. Với sự hiểu biết của bản thân sau 2 năm tìm mối liên hệ giữa lợi nhuận giao dịch và cách chúng ta suy nghĩ, tôi nhận ra vài điều sau:
1. Giao dịch kiếm được tiền là những giao dịch nhàm chán
Ranh giới giữa hoạt động đầu cơ và đánh bạc mong manh vô cùng vì có tấm chắn tâm lý ở giữa. Khi chúng ta giao dịch các hệ thống cũ hoặc giao dịch quá lâu một hệ thống sẽ dẫn đến sự nhàm chán. Trong khi những người mới hoặc còn đang loay hoay tìm cách có lợi nhuận lại hào hứng với những hệ thống giao dịch họ nghĩ ra hoặc kiếm được. Những điều mới mẻ mang lại sự phấn khích bởi kết quả không dự đoán trước được. Đừng để bản thân nghiện cảm giác kích thích khi vào lệnh vì bạn sẽ không biết lúc nào con quỷ "cờ bạc" sẽ nổi lên và hủy hoại tài khoản của mình đâu.
2. Để cho dòng suy nghĩ tự do tiếp thu thông tin từ thị trường
Não bộ chúng ta sẽ có xu hướng tiếp nhận thông tin mà chúng ta nghĩ hoặc được lưu trữ sẵn trong đầu. Đây là phản xạ vô thức của não vì nó sẽ tiết kiệm được kha khá năng lượng để suy nghĩ. Điều này khiến bạn khó có thể nhận thấy điều gì đang thực sự xảy ra trong thị trường vì đầu của bạn có chịu tiếp nhận thông tin được sinh ra nữa đâu. Với mỗi giao dịch hãy lên kế hoạch cho ba trường hợp sideway, tăng hoặc giảm để cho dòng suy nghĩ được tiếp thu những điều đã có trong não bộ. Đừng cố chống lại suy nghĩ của bản thân vì sự xung đột trong suy nghĩ sẽ khiến bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội đấy.
3. Rèn luyện để sẵn sàng chấp nhận mọi kết quả
Cũng giống như ý 2, để cho não bộ chấp nhận kết quả thua trước khi giao dịch, để dù giao dịch có sai đi nữa thì chúng ta cũng sẽ không có phản ứng quá thái bởi vì não đã có sự chuẩn bị đón nhận tin dữ trước rồi.
4. Đi lệnh với khối lượng phù hợp với mức chịu đựng của bản thân
Nếu bạn đi chợ rơi mất 1000 VND thì bạn sẽ chẳng quay lại để tìm đâu nhưng nếu đánh rơi 10.000.000 VND thì chắc chắn sẽ có nhiều người cuống quýt, lo lắng, hoảng sợ và vội vã quay lại tìm đấy. Giao dịch cũng như vậy, bạn nên thử xem bản thân phù hợp với số tiền mất mát nào. Khi tâm lý ổn định thì chúng ta mới có thể tiếp thu được thông tin từ thị trường, não bộ mới có thể sẵn sàng chấp nhận kết quả giao dịch.
Cảnh báo rủi ro: Đây là nhận thức cá nhân của tôi, không khuyến khích hay khuyên đầu tư. Hãy tự chịu trách nhiệm với chính hành động của mình
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất