"Nếu có thể hãy nói cho tôi nghe rằng, tại sao bạn lại không ưa gã đó và những ý kiến của gã?, bạn có chắc chắn rằng bạn không thực sự quan tâm đến những luận điểm mà hắn nói, mặc cho bài viết đó cứ xuất hiện trước mắt bạn?" 
   VÀ nếu như bạn cảm thấy ngại ngùng với câu hỏi đó, tôi chắc chắn với bạn điều này sẽ là câu chuyện bí mật hoàn toàn giữa 2 chúng ta, nếu bạn muốn kể với tôi ở ngay đây: 
m.me/103061462148647
Còn bây giờ là về câu hỏi chính nhé, rằng điều gì là cách tốt nhất để bắt đầu sự kết nối giữa 2 chúng ta, giữa 2 con người xa lạ với nhau? "sự cởi mở à?", bạn cũng nghĩ vậy chứ  , hẳn đó là cách mà vũ trụ trong hình hài mạng xã hội - thứ mà bạn đang dùng để xem ngay lúc này, đã mang chúng ta lại với nhau. Có thể, bạn sẽ nói với tôi đó là vì chúng ta có cùng mức rung động nên đã hấp dẫn lẫn nhau, như 2 sao neutron xoay quanh nhau vậy? 
Còn với cá nhân tôi, sự cởi mở thực sự là một món quà, hay nói cách khác, đó là chìa khóa của sự rung động, ý tôi là sự rung động của vạn vật ấy, như việc bạn cắm chìa và xoay , các rãnh trong ổ khóa bắt đầu chuyển động và cánh cửa ngăn cách giữa chúng ta liền mở ra ; giống như là Albert Einstein từng nói:
 "𝐿𝑖𝑒̂𝑛 𝑞𝑢𝑎𝑛 đ𝑒̂́𝑛 𝑣𝑎̣̂𝑡 𝑐ℎ𝑎̂́𝑡, 𝑡𝑎̂́𝑡 𝑐𝑎̉ 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑎 đ𝑒̂̀𝑢 𝑠𝑎𝑖. 𝐶𝑎́𝑖 𝑚𝑎̀ 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑎 𝑔𝑜̣𝑖 𝑙𝑎̀ 𝑣𝑎̣̂𝑡 𝑐ℎ𝑎̂́𝑡 𝑡ℎ𝑢̛̣𝑐 𝑟𝑎 𝑙𝑎̀ 𝑛𝑎̆𝑛𝑔 𝑙𝑢̛𝑜̛̣𝑛𝑔, 𝑚𝑎̀ 𝑟𝑢𝑛𝑔 đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑐𝑢̉𝑎 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 đ𝑎̃ 𝑏𝑖̣ ℎ𝑎̣ 𝑡ℎ𝑎̂́𝑝 đ𝑒̂́𝑛 𝑚𝑢̛́𝑐 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑐𝑎̉𝑚 𝑛ℎ𝑎̣̂𝑛 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 đ𝑜̂́𝑖 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐𝑎́𝑐 𝑔𝑖𝑎́𝑐 𝑞𝑢𝑎𝑛. 𝐾ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑐𝑜́ 𝑣𝑎̂́𝑛 đ𝑒̂̀ 𝑔𝑖̀ 𝑐𝑎̉." 
Tất cả các sinh vật vật chất đều rung động ở mức cụ thể và mọi thứ đều có giai điệu riêng. Nói như là Bản chất của âm nhạc đi, hay của vật chất hạt nhân, từ nguyên tử đến thiên hà hiện đang được khoa học công nhận. Tất cả đều đang chuyển động, đang rung động ngay lúc này khi bạn đọc .
Đáng tiếc mà nói, "sự cởi mở" đó không phải lúc nào cũng là quy tắc trong khoa học – cũng như trong bất kỳ lĩnh vực khai phá nào của nhân loại trước đây .
Nhưng cụm từ này này cũng đã minh họa một cách khá thực tế về cách vận hành của khoa học. 
_“𝐊𝐡𝐨𝐚 𝐡𝐨̣𝐜” (𝙨𝙘𝙞𝙚𝙣𝙘𝙚) thực ra là một cộng đồng các nhà nghiên cứu khoa học tuân thủ theo một bộ tiêu chuẩn chung về "𝒔𝒖̛̣ 𝒙𝒂́𝒄 𝒏𝒉𝒂̣̂𝒏". Như vậy có nghĩa là, khoa học có xu hướng mang tính bảo thủ – kháng cự quá mạnh mẽ với những cái mới, và bám quá chặt vào cái đã được chấp nhận. 
 Triết gia Thomas Kuhn từng cho rằng những học thuyết mới trong khoa học không thay thế học thuyết cũ cho đến khi những người ủng hộ học thuyết cũ chết đi! Hẳn điều này làm bạn nhớ đến ngài Galileo Galilei đã bị Tòa thánh giam giữ và phán xử là dị giáo vì học thuyết chống đối lại trái đất là trung tâm và các thiên thể mới là chuyển động xung quanh của giáo hội thời điểm bấy giờ, mà thay vào đó là trái đất không hề đứng yên mà chuyển động xoay quanh mặt trời.
 Mà điều đó đã ghi lại trong những cuốn sách giáo khoa bạn được học, những câu chuyện đều kể với chúng ta là: Nhà bác học Galilei dẫu lên giàn thiêu cũng vẫn nói lên chân lý trái đất quay chứ không nói khác được”. Rồi sau đó, ông khuyên tiếp: “Cần hết sức tránh ‘kiến thức nửa mùa’ theo kiểu các cụ gọi là ‘đạo thính, đồ thuyết’ (học lỏm, nghe trộm), thiếu chính xác, không có hệ thống”. Mặc dù câu chuyện trên về Galileo là không chính xác, hay nói đúng hơn là ông không hề phải lên giàn hỏa thiêu mà đơn giản chỉ là câu chuyện truyền miệng trong dân gian sau khi ông mất nên trở đã thành thần thoại, đó cũng đơn giản là một ví dụ trực quan cho những bài học để dạy cho chúng ta về cách đón nhận - tiếp thu thông tin có chọn lọc mà thôi. 
 Mặc dù vậy tôi không nói ra những điều này để chống đối hay bảo vệ bất kì tôn giáo nào, tôi chỉ nói ra sự thật duy nhất giúp bảo vệ lịch sử, giữ ổn định các dòng thời gian. Chính vì thế, như Ludwig Feuerbach (1804-74) đã nói:” nhiệm vụ của thời hiện đại là biến đổi thần học thành nhân học”
 Tổng Trưởng sư (Minister mentor) Lý Quang Diệu của Singapore cũng nhắc tới ông. Trả lời phỏng vấn của tuần báo Time (Ấn bản Á châu), số ngày 5-12-2005, Lý Quang Diệu tuyên bố: “Cần phải có tranh luận, đối chọi về tư tưởng. Nếu Galileo không thách thức Giáo hoàng, chúng ta vẫn tin rằng trái đất phẳng, phải không? Và có thể Christopher Columbus đã không bao giờ tìm ra Mỹ châu” hay Sir Issac Newton cũng sẽ không phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn (được kể lại bằng câu chuyện quả táo rơi vào đầu ông khi ngồi dưới gốc cây)
..“Các bạn hãy có dũng khí của nhà khoa học, tìm kiếm sự thật, tôn trọng sự thật, nói lên sự thật. Nhà bác học thiên tài Albert Einstein đã nói: ‘Khuất phục trước quyền lực là kẻ thù của chân lý’. 
*Vậy tóm lại thứ quan trọng ở đây là điều gì khiến bạn không thể cởi mở? hay nói chính xác hơn ở hiện tại, là sự cởi mở đó, liệu có dẫn chúng ta đến với sự công kích lẫn nhau? nếu đó là sự tranh luận có phản biện và nếu ra ý kiến thôi, thì tại sao chúng ta phải đối chọi về tư tưởng? Hẳn điều này đã dẫn dắt bạn đến với những câu chuyện trong thời kì hiện đại, nơi mà những tư tưởng được thể hiện trên mạng dễ dàng bị đem ra phán xét. Nhưng khoan đã, phải chăng đối nghịch với sự cởi mở - là sự bảo thủ? thứ đã dẫn khiến chúng ta ngập tràn trong những sự tiêu cực của thời hiện đại.
Tôi tin rằng tiếp thu có phản biện là một điều cần thiết trong mọi cuộc tranh luận, nó giúp nhận thức của nhân loại chúng ta ngày càng phát triển. Nhưng tại sao hiện tại , khi chúng ta tranh luận công khai lại dẫn đến ngõ cụt của sự ức chế, cũng là câu hỏi ở đầu bài mà tôi đã hỏi bạn, và ngay tại đây, nếu như bạn tranh luận điều này cùng với tôi, tôi muốn giúp bạn có thể nhìn thấy trước các tương lai bằng việc tiếp tục một câu hỏi nữa: "rằng điều gì ở tôi nói sẽ làm bạn khó chịu, và điều đó có khiến cuộc thảo luận này sẽ đi vào ngõ cụt với sự khó chịu trong cảm xúc của bạn?"
 Hẳn là nếu bạn tìm ra được câu trả lời, bạn sẽ tránh được mọi sự xung đột không cần thiết nhỉ" (đáp án bây giờ là của riêng bạn!)
Tuy nhiên, bạn không thể để mọi thứ sai lệch, khi nhìn thấy một quan điểm sai trái , hoặc bỏ lơ mọi quan niệm chưa đúng đắn, phải không? ít ra thì điều đó sẽ tạo ra cảm giác khó chịu trong bạn ? Tại sao nhỉ, bạn có từng tự hỏi điều đó không, bởi vì tư tưởng của người đó trong bài viết kia thật là khác mình!
có thể khác một vài phần - "tôi nên bình luận vào để sửa lại nó?"
hoặc khác rất nhiều - "điều này thật là sai trái!"
nếu họ phản biện lại - "tôi phải dạy cho một họ bài học về góc nhìn lệch lạc này"
 Dưới góc nhìn của một người quan sát, tôi tự hỏi là, tại sao chúng ta có thể đẩy sự mâu thuẫn nhận thức lên cao trào, trong những tình huống thảo luận tư tưởng bằng đỉnh điểm của những cuộc cãi vã không cần thiết. Nên tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện: "Trong vở kịch của cuộc "đối thoại" giữa ánh sáng và bóng tối, tôi đã coi đó là 2 nhân vật, và để cả 2 tự lựa chọn vai tốt - xấu. Phe tốt sẽ thể hiện quan điểm bằng những lời lẽ tích cực và phe xấu phải làm ngược lại, nhưng những đứa trẻ của tôi không hài lòng về điều đó và cả 2 đều mong được làm người tốt. Nên tôi đã để mỗi cá thể trong chúng có cả 2 mặt này để tự do thể hiện theo ý muốn. Đoán xem, điều gì sẽ xảy ra? 
 Nghe Có vẻ giống với một thứ mà các bạn đều gọi là tự do ý chí đúng không? Tuy nhiên hẳn các bạn đều thấy còn một điều thiếu sót ở đây là "chủ đề". VÀ liệu còn chủ đề nào tuyệt vời hơn là để họ được kể về sự trải nghiệm của chính họ, nên có lẽ họ cần một cuộc sống, đúng hơn là cần những trải nghiệm từ 1 góc nhìn nào đó , nhưng nếu là 2 góc nhìn giống hệt nhau, thì chẳng có gì để đối thoại nữa cả, vì mọi thứ đều giống nhau. Nên vấn đề là,  bạn có thể hiểu rồi đấy.
Chúng ta vốn rất cởi mở, nhưng chúng ta cũng sẽ bảo thủ. Bất kì ai trong chúng ta cũng có thể cởi mở, miễn là sự bảo thủ của chúng ta không bị công kích. Giờ đây bạn có thể liên tưởng đến bức tranh  nổi tiếng của Họa sĩ người Pháp Jean Leon Gerome (1824-1904), mang tên “The Truth Coming Out Of Her Well“ – Tạm dịch là Sự Thật Rời Đáy Giếng
“The Truth Coming Out Of Her Well“ - Jean Leon Gerome (1824-1904)
“The Truth Coming Out Of Her Well“ - Jean Leon Gerome (1824-1904)
Chúng ta cởi mở với những quan điểm để nói lên sự thật, quả là sự thật thì sẽ trần trụi, vậy chúng ta sẽ giữ lại điều gì cho quan điểm của chúng ta, để nó không bị lột sạch?, tôi tin rằng đó chính là sự bảo thủ. Bảo thủ như là một bản năng, một tấm khiên bảo vệ Rằng nếu quan điểm của tôi chết đi, hay đức tin của tôi bị gỡ bỏ ngay lúc này, tôi sẽ phải làm sao, nếu tôi đã từng coi thứ đó là điều duy trì sức sống của mình. Nên tôi không thể chấp nhận, vì thế tôi phải làm như tôi không hiểu. Hơn thế nữa, điều này khá đúng trong những vấn đề sâu sắc hơn của xã hội, nếu tôi có quyền lực trong tay - tôi không thể cho phép thứ khác phá vỡ hệ thống tư tưởng của tôi. *Chúng ta thường lo lắng những điều chưa xảy ra, và sợ hãi trước những điều không hiểu. Nếu tôi nói rằng, bạn không việc gì phải sợ hãi, vì những sự thay đổi đều đến vì mục đích tốt đẹp, đằng sau một điều tiêu cực, luôn ẩn chứa sự tích cực lớn tương tự. Thì bạn hẳn có thể nhận ra, đó chẳng phải là tình yêu thương hay sao, nếu một người cởi mở với bạn bằng nhận thức khác với tư tưởng của bạn, chắc hẳn đó là vũ trụ muốn bạn có được sự mở rộng thêm góc nhìn khác nữa về cuộc sống. Và ngược lại, bạn cũng đã cho họ thấy thêm một điều tương tự. Kết thúc trang vở kịch cuộc sống này, các bạn thấy còn thiếu điều gì, thể hiện tình yêu trong cách giao tiếp ? sự tiếp cận nhẹ nhàng, hay là bất cứ điều gì khiến bạn cảm thấy thoải mái? vậy hãy cho nó đi và đối xử với người khác như bạn mong muốn nhận lại nhé.
Và đó cũng chính là sự kết hợp thuần túy của khoa học - và tâm linh. Như bạn thấy đấy, khoa học đã cố gắng chứng minh những điều tâm linh bằng luận điểm của họ, nhưng tâm linh với tình yêu thương của mình luôn không hề phản bác, mà vẫn đứng chờ trước ở mỗi hành trình khám phá mới của khoa học, khi khoa học đến nơi, thì thấy tâm linh đã ở sẵn đó chờ rồi. Tôi và bạn, được sự sống dưới hình hài con người - đồng loại, đã tạo nên cho chúng ta lời nói, ngôn ngữ, chữ viết, là công cụ giúp chúng ta sử dụng để tự do kết nối với nhau. Đó là một đặc ân, một món quà mà đôi khi cũng là một vũ khí gây ra mức sát thương khủng khiếp nhất, hơn bất kì thứ vũ khí nào từng được tạo ra. Tôi biết rằng, bài viết này chứa đựng rất nhiều thông điệp, khách quan mà nói, tôi đã cố gắng diễn giải với ngôn ngữ này để bạn có thể hiểu. Dù sao thì, chúng ta đã đến cuối trang của vở kịch rồi, thời đại tiếp theo sẽ là sự hòa hợp của khoa học và tâm linh,  tôi khá là mừng nếu thuyết tại sao không của tôi có ảnh hưởng tích cực đến bạn ngay lúc này.
*Tôi hy vọng với những luận điểm trên, sẽ không khiến các bạn cảm thấy khó chịu, dù mọi người có tin những điều đó đã đủ sức thuyết phục hay không, tôi sẽ vẫn sẽ cảm thấy rất vinh hạnh nếu các bạn đã đọc hết đến đây và tôi trân quý các bạn vì điều đó. như mọi khi, chúc bạn, có một ngày tốt lành.