Tác giả ERIN BLAKEMORE đăng tải trên tờ Nationalgeographic số ra ngày 21 tháng 4 năm 2022
<i>Các nạn nhân trong cuộc diệt chủng của Khmer Đỏ vào cuối những năm 1970 ở Campuchia</i>
Các nạn nhân trong cuộc diệt chủng của Khmer Đỏ vào cuối những năm 1970 ở Campuchia
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon thường xuyên đón tiếp và đàm thoại với nhiều nhà ngoại giao quốc tế hay các chính khách quyền lực , tuy nhiên vào năm 2014, ông ấy có một cuộc gặp gỡ với những vị khách đặc biệt: Một sân vận động với 30.000 người dân Rwanda đau khổ. Họ là những người mà hai thập kỷ trước đó đã phải chứng kiến ​​hơn 800.000 đồng bào của mình bị thảm sát trong sự kiện "diệt chủng người Tutsy" kéo dài 100 ngày vào năm 1994.
Ông Ban phát biểu khi những người sống sót đã hét và khóc nức nở vì nhớ lại những ngày tháng kinh hoàng :
“Chúng ta tuyệt đối không được làm ngơ để rồi phải thốt lên: " sẽ không bao giờ lặp lại" nhiều lần nữa,”
Vụ thảm sát ở Rwandan là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tòa án quốc tế đã ra phán quyết cho tội diệt chủng — một tội ác mà định nghĩa của nó chỉ được chính thức hóa sau khi xảy ra Holocaust -cuộc diệt chủng người Do Thái của Đức Quốc Xã. Tuy đã được định nghĩa cụ thể tại điều 2- công ước ngăn ngừa và xử phạt tội ác diệt chủng (CPPCG) ngày 9 tháng 12 năm 1948 nhưng việc xác định được nó còn vô cùng khó khăn.
Diệt chủng là tội ác được thực hiện bằng các hành vi như: giết, xâm phạm đến sự toàn vẹn thể chất hoặc tinh thần của các thành viên trong tập thể, cố ý bắt các tập thể phải sống trong những điều kiện dẫn đến việc biến mất cả cộng đồng, thực hiện các các biện pháp cản trở việc sinh đẻ của cộng đồng, cưỡng bức chuyển trẻ em từ cộng đồng này sang cộng đồng khác.
<i> Các trại tị nạn ở  Rwanda đã trưng bày những bức ảnh này để tìm  người thân còn sống của những đứa trẻ.</i> <i>ẢNH CỦA JENNY MATTHEWS, PANOS</i>
Các trại tị nạn ở Rwanda đã trưng bày những bức ảnh này để tìm người thân còn sống của những đứa trẻ. ẢNH CỦA JENNY MATTHEWS, PANOS
<i>Một bộ sưu tập dao và dụng cụ kim loại được thu thập gần biên giới Rwanda trong trại tị nạn Goma vào năm 1994. Những vũ khí như thế này đã được sử dụng rộng rãi trong cuộc diệt chủng. ảnh:GILLES PERESS, MAGNUM</i>
Một bộ sưu tập dao và dụng cụ kim loại được thu thập gần biên giới Rwanda trong trại tị nạn Goma vào năm 1994. Những vũ khí như thế này đã được sử dụng rộng rãi trong cuộc diệt chủng. ảnh:GILLES PERESS, MAGNUM

Thuật ngữ "Diệt Chủng" và nguồn gốc của nó.

Diệt chủng và khái niệm pháp lý của nó không tồn tại trước những năm 1940. Raphael Lemkin- một luật sư người Do Thái Ba Lan trong lĩnh vực luật quốc tế là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này. Douglas Irvin-Erickson - người viết tiểu sử của Lemkin đã viết:
ông ấy cảm thấy “các luật hiện hành về chiến tranh là không đủ để xử lý các hình thức bạo lực chính trị mới đang diễn ra trên thế giới”.
Nỗ lực đầu tiên của Lemkin khi viết luật chiến tranh mới là vào năm 1933- sau 10 tháng từ khi Adolf Hitler trở thành thủ tướng Đức và bắt đầu ban hành luật đàn áp nhắm vào người Do Thái Đức. Lemkin đã viết thư cho Liên đoàn các quốc gia - một tổ chức quốc tế được thành lập để giữ gìn hòa bình và đề nghị họ cấm đoán cái mà ông gọi là “man rợ” và “phá hoại” nhưng đề xuất này đã không được chấp nhận. Lemkin bỏ trốn khỏi Ba Lan khi nó bị Đức thôn tính.
<i>Vào tháng 4 năm 1994, khoảng 50.000 người Tutsy  được gửi đến một trường học ở Murambi, nơi chúng được hứa hẹn là nơi trú ẩn khỏi bạo lực đang diễn ra ở Rwanda - nhưng thay vào đó lại bị tàn sát bởi những kẻ cực đoan Hutu. Thi thể của đã được khai quật một năm sau đó và ngày nay một đài tưởng niệm tồn tại tại địa điểm này. Ảnh : ALEX MAJOLI, ẢNH MAGNUM</i>
Vào tháng 4 năm 1994, khoảng 50.000 người Tutsy được gửi đến một trường học ở Murambi, nơi chúng được hứa hẹn là nơi trú ẩn khỏi bạo lực đang diễn ra ở Rwanda - nhưng thay vào đó lại bị tàn sát bởi những kẻ cực đoan Hutu. Thi thể của đã được khai quật một năm sau đó và ngày nay một đài tưởng niệm tồn tại tại địa điểm này. Ảnh : ALEX MAJOLI, ẢNH MAGNUM
<i>Một người đàn ông gào khóc trên những cái xác trong trại tị nạn Kibeho ở Rwanda. Một năm sau cuộc diệt chủng của người Tutsy, các thành viên của quân đội Rwandan do Tutsy lãnh đạo đã trả thù, họ nổ súng để dọn sạch trại, giết chết khoảng 4.000 Hutus và hơn 95.000 trẻ em . ảnh: PAUL LOWE, PANOS</i>
Một người đàn ông gào khóc trên những cái xác trong trại tị nạn Kibeho ở Rwanda. Một năm sau cuộc diệt chủng của người Tutsy, các thành viên của quân đội Rwandan do Tutsy lãnh đạo đã trả thù, họ nổ súng để dọn sạch trại, giết chết khoảng 4.000 Hutus và hơn 95.000 trẻ em . ảnh: PAUL LOWE, PANOS
Năm 1944, Lemkin đến Hoa Kỳ. Tại đây, ông xuất bản cuốn sách có tên: "Quy tắc Trục trong một Châu Âu bị thâu tóm" . Trong đó, ông ấy đã sử dụng một thuật ngữ mới: "diệt chủng". Ông đã đặt ra thuật ngữ này vào năm 1942, kết hợp từ tiếng Hy Lạp: "genos" (bộ tộc hoặc chủng tộc) với thuật ngữ Latinh: "cide" (giết, tiêu diệt). Mặc dù một số nền văn hóa đã có từ ngữ riêng thể hiên khái niệm này như "Völkermord" của Đức (cố ý tiêu diệt một chủng tộc hoặc nhân loại) nhưng Lemkin muốn một học thuyết mới của riêng ông và không thể bị bất kỳ tổ chức nào tuyên bố sở hữu.
Khi đó, Phe Đồng minh vẫn chưa biết được mức độ nghiêm trọng của tội ác chiến tranh mà Hitler gây ra. Nhưng vào năm 1945, sau khi giải phóng mạng lưới trại tập trung và trại hành quyết rộng lớn của Đức Quốc xã, người ta mới thấy được mức nghiêm trọng của các vụ thảm sát. Lemkin - người đã mất cha mẹ cùng 47 thành viên khác trong gia đình đã thúc đẩy việc đưa thuật ngữ ''Diệt chủng'' vào bản cáo trạng cho '' Thử nghiệm Nuremberg "để phơi bày sự tàn bạo của Holocaust. Ông ấy đã thành công — và thuật ngữ mới đã được công nhận và sử dụng khi thế giới cân nhắc về cách bảo vệ thế hệ tương lai.

Diệt chủng là gì và không phải là gì

Vào tháng 12 năm 1946, sau khi các phiên tòa kết thúc, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tuyên án diệt chủng cho những kẻ đứng đằng sau Holocaust. Hai năm sau, Hội đồng lại thông qua Công ước về Ngăn ngừa và Trừng phạt Tội ác Diệt chủng trong đó đã gọi việc cố gắng tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một nhóm quốc gia, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo là “một tai họa đáng sợ”. Kể từ đó, tội ác diệt chủng đã được cộng đồng quốc tế đặt ngoài vòng pháp luật
<i>Trái: Một phụ nữ làm việc trên mảnh đất mà cô ấy lấy được để đền bù cho những đau khổ của cô ấy trong cuộc diệt chủng ở Rwanda . Phải: Speciose Mukakibibi cho thấy vết sẹo mà một người đàn ông cầm mã tấu chém trên mặt cô trong cuộc diệt chủng ở Rwanda. Cô mang thai khi trốn khỏi nhà ở Runyinya - nhưng điều đó không khiến anh ta rủ lòng. Ba trong số năm người con của  cuối cùng đã bị giết. Ảnh của ALEX MAJOLI, MAGNUM và JENNY MATTHEWS, PANOS</i>
Trái: Một phụ nữ làm việc trên mảnh đất mà cô ấy lấy được để đền bù cho những đau khổ của cô ấy trong cuộc diệt chủng ở Rwanda . Phải: Speciose Mukakibibi cho thấy vết sẹo mà một người đàn ông cầm mã tấu chém trên mặt cô trong cuộc diệt chủng ở Rwanda. Cô mang thai khi trốn khỏi nhà ở Runyinya - nhưng điều đó không khiến anh ta rủ lòng. Ba trong số năm người con của cuối cùng đã bị giết. Ảnh của ALEX MAJOLI, MAGNUM và JENNY MATTHEWS, PANOS
Để bị kết tội diệt chủng, bên bị buộc tội — một cá nhân hoặc một tổ chức— không chỉ phải thể hiện ý định diệt chủng, mà còn phải thực hiện một hoặc nhiều điều sau đây:
+ Giết hại các thành viên của cộng đồng, + Khiến cộng đồng tổn hại nghiêm trọng về thể chất hoặc tinh thần + Các hành động, mệnh lệnh cố ý được đưa ra "nhằm tính toán để mang lại sự hủy diệt cho cộng đồng," + Cản trở việc sinh đẻ của cộng đồng + Cưỡng bức chuyển trẻ em từ cộng đồng này sang cộng đồng khác.
Những kẻ bị cáo buộc diệt chủng phải bị xét xử tại tòa án quốc tế hoặc chính nơi chúng tiến hành diệt chủng.
Về mặt pháp lý, tội ác diệt chủng khác với tội ác chiến tranh. Nó chỉ diễn ra trong bối cảnh xung đột vũ trang và bao gồm "cố ý giết người", bắt con tin và gây ra thiệt hại về người hoặc bị thương. Trong khi đó, các tội ác diệt chủng có thể xảy ra trong thời bình và bao gồm giết người, nô dịch và ngược đãi dựa trên các yếu tố như giới tính, sắc tộc hoặc tôn giáo.
Nhưng ngay cả khi tất cả những tội ác trên có thể gây hại cho một lượng lớn người thì chúng chỉ được tăng đến mức độ diệt chủng nếu chúng nhắm vào các nhóm người cụ thể với mục đích “tận diệt" hoặc "tiêu diệt một phần. Vì tội ác diệt chủng rất khó truy tố nên cộng đồng quốc tế có xu hướng buộc tội những kẻ như vậy với các tội danh khác.
<i>Ảnh chụp một người đàn ông bị giam tại Auschwitz, trại tập trung lớn nhất của Đức Quốc xã trong  thời kỳ Holocaust. Ảnh của ABBAS, MAGNUM</i>
Ảnh chụp một người đàn ông bị giam tại Auschwitz, trại tập trung lớn nhất của Đức Quốc xã trong thời kỳ Holocaust. Ảnh của ABBAS, MAGNUM
Sáu triệu người Do Thái ở châu Âu đã bị giết - và hàng trăm nghìn người phải tị nạn -trong suốt thời kỳ Holocaust. Khi thế giới biết được sự tàn bạo của Đức Quốc xã trong Thế chiến hai, thì rõ ràng luật chiến tranh hiện hành không đủ để giải quyết những tội ác này.  Bộ sưu tập ảnh của VIA BAR AM, MAGNUM
Sáu triệu người Do Thái ở châu Âu đã bị giết - và hàng trăm nghìn người phải tị nạn -trong suốt thời kỳ Holocaust. Khi thế giới biết được sự tàn bạo của Đức Quốc xã trong Thế chiến hai, thì rõ ràng luật chiến tranh hiện hành không đủ để giải quyết những tội ác này. Bộ sưu tập ảnh của VIA BAR AM, MAGNUM

Phán quyết những kẻ chống lại loài người.

Mặc dù tội ác diệt chủng cuối cùng cũng được định nghĩa và trừng trị bất kỳ kẻ nào gây ra nó nhưng cộng đồng quốc tế đã phải mất hàng thập kỷ để thi hành án. Năm 1994, Hội đồng Bảo an thành lập một tòa án hình sự quốc tế sau khi xảy ra các vụ thảm sát trong Nội chiến Rwandan - trong đó các dân quân vũ trang của người Hutu đã tàn sát người dân tộc thiểu số Tutsi sau vụ ám sát Tổng thống Rwandan: Juvénal Habyarimana vào tháng 4 năm 1994
Mặc dù số lượng nạn nhân vẫn còn đang được tranh luận, nhưng ít nhất 800.000 người được cho là đã bị sát hại chỉ trong một trăm ngày. Nhiều người trong số những người sống sót phải chịu bạo lực, tra tấn và bị ép làm nô lệ tình dục.
G<i>ia đình các nạn nhân tại Trung tâm Tưởng niệm Srebrenica-Potočari nhân kỷ niệm 17 năm vụ thảm sát Srebrenica vào năm 1995. Ảnh của PAOLO PELLEGRIN, MAGNUM</i>
Gia đình các nạn nhân tại Trung tâm Tưởng niệm Srebrenica-Potočari nhân kỷ niệm 17 năm vụ thảm sát Srebrenica vào năm 1995. Ảnh của PAOLO PELLEGRIN, MAGNUM
Từ năm 1994 đến năm 2016, tòa án đã truy tố 93 cá nhân, nhiều kẻ trong số đó là những nhà lãnh đạo có uy tín ở Rwanda, và kết án 62 kẻ về tội diệt chủng, kích động diệt chủng và các tội danh khác.
Tiếp theo là vụ án quân đôi Serbia phạm tội diệt chủng ở Bosnia và Herzegovina trong Chiến tranh Balkan vào đầu những năm 1990 với cáo buộc rằng các lực lượng Serbia tiến hành thanh lọc sắc tộc của người Hồi giáo Bosnia. Trong cuộc Thảm sát Srebrenica năm 1995, các thành viên của quân đội Bosnia Serb và một nhóm bán quân sự liên quan đã hành quyết 8.000 người đàn ông và những bé trai người Bosniak
<i>Nhiều người coi việc thảm sát có chủ đích của Đế chế Ottoman đối với người Armenia vào năm 1915 và 1916 là cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20. Hơn một triệu người Armenia được cho là đã bị giết trong thời kỳ đó thông qua các cuộc tắm máu. Ảnh của VIA HISTORY/UNIVERSAL IMAGES GROUP, GETTY IMAGES</i>
Nhiều người coi việc thảm sát có chủ đích của Đế chế Ottoman đối với người Armenia vào năm 1915 và 1916 là cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20. Hơn một triệu người Armenia được cho là đã bị giết trong thời kỳ đó thông qua các cuộc tắm máu. Ảnh của VIA HISTORY/UNIVERSAL IMAGES GROUP, GETTY IMAGES
<i>Những người tị nạn Armenia được giải cứu tập trung trên boong của một tàu tuần dương Pháp vào năm 1915 khỏi cuộc thảm sát đang diễn ra ở Đế chế Ottoman. Ảnh của PHOTO12, UIG/GETTY IMAGES</i>
Những người tị nạn Armenia được giải cứu tập trung trên boong của một tàu tuần dương Pháp vào năm 1915 khỏi cuộc thảm sát đang diễn ra ở Đế chế Ottoman. Ảnh của PHOTO12, UIG/GETTY IMAGES
Sau cuộc tắm máu trên, Liên Hợp Quốc thừa nhận rằng họ đã gián tiếp hỗ trợ giết người hàng loạt thông qua can thiệp vào Chiến tranh Balkan . Mặc dù nhiều cá nhân đã bị kết tội diệt chủng, nhưng Hội đồng lại tuyên trắng án cho Serbia về tội ác này. Đáng buồn hơn, Serbia lại thiếu trách nhiệm trong việc ngăn chặn tội ác diệt chủng và trừng phạt những kẻ phạm tội. LHQ cũng đã tham gia vào các nỗ lực điều tra, truy tố và xét xử những người bị cáo buộc phạm tội diệt chủng trong thời kỳ Khmer Đỏ cai trị Campuchia từ năm 1975 đến năm 1979. Trong 4 năm đó, chế độ Pol Pot bị cáo buộc đã tra tấn và hành quyết khoảng 1,7 triệu người. Chính phủ Campuchia đang hợp tác với tòa án nhưng tiến trình của nó đang bị dừng lại và nó chỉ dẫn đến ba kết án.
Phòng giam bên trong S-21, một trong những trung tâm thẩm vấn khét tiếng nhất được Khmer Đỏ sử dụng trong suốt 4 năm nó cai trị Campuchia. Ảnh  SOHRAB HURA, MAGNUM
Phòng giam bên trong S-21, một trong những trung tâm thẩm vấn khét tiếng nhất được Khmer Đỏ sử dụng trong suốt 4 năm nó cai trị Campuchia. Ảnh SOHRAB HURA, MAGNUM

Không đơn giản để kết tội diệt chủng

Với sự phổ của thuật ngữ "diệt chủng", các học giả bắt đầu sử dụng nó cho những hành động tàn bạo hàng loạt trong lịch sử như vụ những người định cư Anglo thảm sát dân bản địa trong thời đại Cơn sốt vàng ở California hay việc Trung Quốc kiểm soát sinh sản vô tình khiến dân tộc thiểu số Uyghur đối mặt với diệt chủng vào năm 2020 và việc Đế chế Ottoman tàn sát như 1,2 triệu người Armenia theo đạo Thiên chúa vào năm 1915 và 1916.
Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng người bị giết ít hơn nhiều những sự kiện bên trên đã được coi là tội ác diệt chủng theo luật pháp quốc tế. Nhưng trong khi luật rõ ràng về những gì cấu thành tội diệt chủng thì những người chỉ trích luật này cho rằng những tiêu chuẩn pháp lý đó quá cụ thể nên hầu như không bao giờ có thể áp dụng cho những vụ giết người hàng loạt hoặc những hành động tàn bạo chống lại một cộng đồng.
<i>Những bức ảnh của các nạn nhân tại S-21. Khmer Đỏ đã chụp ảnh và lập hồ sơ cho mọi tù nhân ở trung tâm tra tấn, nay được gọi là Tuol Sleng. Ảnh của MARTYN AIM, CORBIS/ GETTY IMAGES</i>
Những bức ảnh của các nạn nhân tại S-21. Khmer Đỏ đã chụp ảnh và lập hồ sơ cho mọi tù nhân ở trung tâm tra tấn, nay được gọi là Tuol Sleng. Ảnh của MARTYN AIM, CORBIS/ GETTY IMAGES
Theo Liên Hợp Quốc, "Các điều luật rất khó xác định khi hủy hoại văn hóa thì không đủ để cấu thành tội và ý định của kẻ thủ ác không chỉ đơn giản là giải tán hay tiêu diệt cộng đồng ."
Về mặt pháp lý, LHQ chỉ tham gia các vụ kết án diệt chủng khi quốc gia trong cuộc không hoàn thành nghĩa vụ truy tố tội phạm của mình. Do đó, tội ác diệt chủng có thể có các bản án khác nhau và bởi các thực thể, tổ chức khác nhau.
Một số chuyên gia pháp lý cho rằng : định nghĩa "diệt chủng" không đủ để thực sự ngăn chặn mọi người gây ra tội ác — và vì rất khó chứng minh nên các công tố viên hiếm khi đưa ra các vụ án diệt chủng. Giáo sư tội phạm học Rachael Burns của Đại học York viết: “Với rất ít bản án cho đến nay, cộng đồng quốc tế còn rất nhiều việc phải làm ”.
Diệt chủng hiện được coi là một trong những tội ác ghê tởm nhất trong tất cả các tội ác. Nhưng nó lại có thể bị những kẻ xấu lợi dụng như một cách để làm chệch hướng sự chú ý khỏi tội ác của chính chúng. Matthew Kupfer và Thomas de Waal của tổ chức CEIP viết vào năm 2014:
Vào những năm 1940, các cáo buộc diệt chủng đã bị các thực thể như Liên Xô sử dụng như một “vũ khí hùng biện chính trị”.
Từ “diệt chủng”, trớ trêu thay, lại “không được tôn trọng khỏi ý nghĩa pháp lý ban đầu” —và bản thân nó đã trở thành vũ khí.
CEIP : Carnegie Endowment for International Peace là tổ chức thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia và thúc đẩy sự tham gia quốc tế của Mỹ
<i>Các linh mục Armenia tại lễ tưởng niệm nạn diệt chủng Armenia vào tháng 4 năm 1994. Ảnh của THOMAS DWORZAK, MAGNUM</i>
Các linh mục Armenia tại lễ tưởng niệm nạn diệt chủng Armenia vào tháng 4 năm 1994. Ảnh của THOMAS DWORZAK, MAGNUM

Xác định tội ác diệt chủng ở Ukraine

Ngày nay, nhiều người trong cộng đồng quốc tế - bao gồm Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy và Tổng thống Mỹ Joe Biden - đã cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin tội diệt chủng trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine năm 2022. "Ngày càng rõ ràng rằng Putin đang cố gắng xóa bỏ văn hóa thậm chí ... có thể là người Ukraine", Biden cho biết vào ngày 12 tháng 4, NPR đưa tin.
Trong khi đó, Putin đã bác bỏ những cáo buộc mà ông cho rằng nó vớ vẩn và vô căn cứ. Tòa án Công lý Quốc tế vẫn chưa đưa ra phán quyết về việc liệu cuộc xâm lược Ukraine của Nga có được tính vào số ít các cuộc xung đột đã trở thành định nghĩa pháp lý về tội diệt chủng hay không.
Nhận xét chủ quan của người dịch: Đúng là báo phương Tây, Thật thiếu sót khi bỏ quên Việt Nam. các bạn nên tham khảo nhiều nguồn hơn để có cái nhìn khách quan nhất vì kẻ chuyên cáo buộc diệt chủng là Mỹ cũng giết hại 900.000 - 4.000.000 đồng bào ta, chưa kể sau đó còn là những di chứng của chất độc da cam.
Link bài gốc
Tham khảo sự kiện: diệt chủng người Tutsy , Diệt chủng người do Thái, Tội ác trong Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh Balkan và Khmer Đỏ để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này cũng như sự bất cập của nó.