Tổ nghiệp của nghề quét rác là ai?
Một câu hỏi khó, bạn có google cũng chẳng ra đâu. Đúng rồi, làm sao mà thấy được bởi vì có mấy khi chúng ta để ý tới những người quét...
Một câu hỏi khó, bạn có google cũng chẳng ra đâu. Đúng rồi, làm sao mà thấy được bởi vì có mấy khi chúng ta để ý tới những người quét rác? và thậm chí họ - những cô chú lao công cũng chưa từng nghĩ mình là cái gì đó ghê gớm, danh giá, cần có một ông tổ nào đó để tôn thờ và tri ân.
Vài ngày gần đây lướt facebook chắc các bạn cũng thấy nhiều nghệ sĩ đăng ảnh cúng tổ nghề, thậm chí ngành nghệ thuật còn có hẳn một nhà thờ tổ. Câu hỏi đặt ra là, liệu các ngành khác như IT, Marketing hay vệ sinh môi trường... có tổ nghề không? Tổ nghề hay những giá trị to lớn khác - một tư duy bầy đàn, chúng ta luôn muốn mình thuộc về một nhóm nào đó, có những phẩm chất và địa vị nào đó, vậy nên ta tạo ra những vị thần để mà phục tùng và đi theo.
Nghệ sĩ có tổ nghề, bởi họ tin mình đang đại diện cho những giá trị tốt đẹp và lớn lao, lớn đến mức gần đây ta có thể thấy họ tự cho mình cái quyền đứng trên người khác, tự cho mình là một thứ gì đó đặc biệt mà toàn thể người dân phải mang ơn họ. Nhưng cuộc đời không vận hành như vậy và tất cả chỉ là ảo tưởng hoang đường. Cuộc đời là cho đi và nhận lại, khi bạn cho đi điều gì, bạn sẽ nhận lại giá trị tương đương. Bạn công hiến vì nghệ thuật, bạn nhận lại tiền bạc, tình yêu thương và hạnh phúc từ khán giả, hay đơn giản chỉ là niềm vui từ sự thỏa mãn mà tác phẩm mình làm ra mang lại, nhưng tựu chung, bạn vẫn sẽ nhận được gì đó. Khi nghệ sĩ làm từ thiện, nghệ sĩ bỏ công lao, đặt cược danh tiếng, đổi lại họ nhận được sự chú ý, tôn trọng và tung hô gấp nhiều lần, dù chủ đích hay không, tính toán hay không thì rất nhiều tiền cũng sẽ về với họ qua những hợp đồng quảng cáo... Tóm lại bạn chẳng mất điều gì, bạn chẳng nợ ai và chẳng ai nợ bạn, chúng ta cho đi và cuộc đời trả lại. Vậy nên chúng ta đều cao quý, đều đáng coi trọng như nhau, đều là những con người bình thường trong cuộc sống.
Nhưng nghệ sĩ cũng thật đáng thương, bởi từ đầu họ cũng không nghĩ mình sẽ là gì đó ghê gớm, nhưng buồn thay có những người tình nguyện nâng họ lên thành thần tượng, ngôi sao, thành vị thánh để mà tôn thờ một cách mù quáng. Con người chúng ta vừa muốn thống trị, vừa muốn phục tùng, vừa muốn mình đứng trên tạo ảnh hưởng tới người khác, mặt khác cũng muốn có một ai đó để mà đi theo. Nhưng dù có là idol hay fan hâm mộ thì điểm chung của cả hai là điều ham muốn cảm giác rằng mình là ai đó trong xã hội.
Rốt cuộc thì mọi mâu thuẫn, rắc rối và phá hoại đều bắt nguồn từ một chữ "tôi".
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất