Các bài trước đã nói đến nghiên cứu thị trường là nghiên cứu về người tiêu dùng, sau đó chuyển hóa thành dữ liệu, thông tin và sự thấu hiểu đến cho khách hàng của họ, là team marketing và sale.
Như vậy, công ty nghiên cứu thị trường [research agency], hoặc các bộ phận nghiên cứu thị trường trong công ty [in-house research division] làm thế nào để có được những dữ liệu này, và chuyển hóa dữ liệu thành thông tin ra sao?
Công việc của bộ phận/công ty nghiên cứu thị trường [NCTT] dù nhỏ hay lớn đều là dạng project-based (làm theo dự án), chỉ khác nhau về số lượng và quy mô dự án. Mô hình tổ chức của NCTT cũng vì thế mà chia làm 02 nhóm lớn, (a) nhóm các bộ phận trực tiếp làm dự án, và (b) nhóm các bộ phận hỗ trợ-liên đới.
Nhóm các bộ phận hỗ trợ, cũng tương tự như các công ty khác, thường gồm bộ phận HR, Finance, Communications, IT.. (có thể có nhiều bộ phận hơn, nhưng bài viết này không đi sâu vào phần này.)
[A] Nhóm các bộ phận trực tiếp làm dự án, thường sẽ gồm:
–          Bộ phận thu thập dữ liệu [data acquisition]
–          Bộ phận kiểm tra việc thu thập dữ liệu [quality control]
–          Bộ phận xử lý dữ liệu [data cleaning & data processing]
–          Bộ phận nghiên cứu và phân tích [research & analysis]
–          Bộ phận đảm bảo tính thống kê khoa học [statistics consulting]
Tùy một số công ty, có thể chia nhỏ thêm vài bộ phận nhỏ hơn nữa, như bộ phận chuyển dữ liệu thành các báo cáo dễ theo dõi [data visualizing], bộ phận chuyển dữ liệu thành biểu đồ [charting], bộ phận chuyên trách quan hệ khách hàng [client facing or client service], …
[B] Để dễ nhớ và hình dung ra NGUỒN GỐC, vì sao cần nhiều bộ phận làm dự án đến vậy, có thể nhìn qua quy trình tổng thể của một dự án nghiên cứu thị trường.
Quy trình dự án tạm chia thành 9 bước sau:
--> công ty khách hàng có nhu cầu thực hiện dự án (1) –> công ty nghiên cứu thị trường gởi proposal (đề xuất thực hiện dự án) (2) –> dự án được duyệt triển khai (3) –> thực hiện bảng câu hỏi (4) –> thu thập dữ liệu (5) –> xử lý dữ liệu thu thập được (6) –> làm report (báo cáo) cho khách hàng (7) –> thuyết trình báo cáo/kết quả dự án cho khách hàng (8) --> xử lý thêm các yếu tố cần đào sâu hơn sau báo cáo (9)
@_@ dự án nghiên cứu định tính hay nghiên cứu định lượng, về cơ bản, đều đi theo các bước này.
MAPPING [A] VÀ [B].
Trở lại vấn đề các bộ phận thực hiện dự án, map vào quy trình cốt lõi trên chính là:
–          Bộ phận thu thập dữ liệu: (5)
–          Bộ phận kiểm tra việc thu thập dữ liệu: (5)
–          Bộ phận xử lý dữ liệu: (6)
–          Bộ phận nghiên cứu & phân tích: (2) & (7)
–          Bộ phận đảm báo tính thống kê khoa học: (2) & (7)
–          bộ phận chuyển dữ liệu thành báo cáo: (7) & (8)
–          bộ phận chuyển dữ liệu thành biểu đồ: (7)
–          bộ phận chuyên trách khách hàng: (2) & (8)
@_@ ở hầu hết các công ty tại Việt Nam, bộ phận nghiên cứu/phân tích và bộ phận chuyên trách khách hàng thường được gộp lại làm một.
Với vai trò nêu trên, mỗi bộ phận đóng góp một phần rất quan trọng vào kết quả cuối cùng của dự án. Người làm việc thuộc mỗi bộ phận sẽ có những kỹ năng và kiến thức khác nhau để phục vụ cho công việc của mình, bên cạnh kiến thức chung của ngành NCTT.