Tố chất của người làm nhà nước #2
Trong một tổ chức chính trị, quyền lực trung tâm là khái niệm làm đau đầu giới học giả nghiên cứu chính trị học. Vì những hình dung...
Phần này của bài viết, mình sẽ chẳng kể ra những tố chất một cách liệt kê. Những điều đó thì hơn hết là sự thẩm thấu trong một vài hoàn cảnh diễn ra hết sức đời thường, nó nằm trong điều mà chúng ta đã từng thấy, ta từng nghe được, hoặc thậm chí là ta từng là nạn nhân của nó.
Con rối luôn cử động tay nhịp nhàng theo đúng cách diễn mà sân khấu yêu cầu, bỗng một ngày những hành động khô cứng của nó khiến khán giả chán ngắt. Điều đó làm khán giả trách móc con rối đã vượt qua sự cho phép của số đông, nơi mà nó không còn được trọng dụng và cần phải thay thế. Nhưng có một điều phần đông khán giá không thể chứng kiến, đó là kẻ giật dây là ai?
Trong một tổ chức chính trị, quyền lực trung tâm là khái niệm làm đau đầu giới học giả nghiên cứu chính trị học. Vì những hình dung ban đầu về một tổ chức được gắn nhãn với vai trò của quyền lực trung tâm trong nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu tổ chức (lãnh đạo đơn vị) theo đúng quy định, và quy chế. Người lãnh đạo có quyền lực then chốt giữ gìn trật tự, sự ổn định, cũng như là động lực cho tổ chức phát triển hoặc là nguồn cơn cho sự thoái hóa của tổ chức.
Trên thực tế, xác định quyền lực trung tâm nằm ở đâu, trong tay cá nhân, nhóm nào trong một tổ chức? Điều quan trọng là nhìn nhận đúng thực tiễn ra sao vẫn là điều mà đòi hỏi những thứ lớn lao hơn cả những lý luận tầm thường của khoa học mà còn gắn với sự trải nghiệm của thực tiễn khi va chạm ngay chính trong đó. Điều kỳ lạ, dường như trở thành một nghịch lý rằng, quyền lực trung tâm không phải nằm giữa như theo đúng định nghĩa? Nó ở đâu?
Cánh cửa ra vào khi chúng ta mở nó ra, vốn được xoay chuyển theo hướng 90 độ dựa vào 2 điểm tựa có trục xoay. Đó là quyền lực trung tâm, hai điểm, nếu mất một trong hai thì cánh cửa không hoạt động (tổ chức bị tan vỡ). Đó là sự thật. Quyền lực trung tâm không hẳn nằm ở một người, mà có thể là những kẻ giật dây trong tổ chức, họ không lộ mặt nhưng có khả năng chi phối toàn bộ những diễn biến xảy ra trên thực tế. Những cán cân quyền lực bắt đầu hiện diện giữa thực tế và phi thực tế, lựa chọn lợi ích và phe nhóm, những đòi hỏi phải hiểu biết và nhìn nhận khách quan, khéo léo và linh hoạt giữa môi trường chính trị đầy rẫy miếng mồi tưởng chừng ngon ăn.
Khi một sân khấu tồn tại những khán giả trung thành, họ thường e dè với vài điều mới mẻ. Nếu nó mang tính hòa hợp thì khán giả cũng có vẻ tung hứng sao cho điều đó là tự nhiên nhất có thể. Họ thường ồ, à về những cử chỉ hết sức ngờ nghệch của con rối. Những tiếng dây cước kéo lên, xuống nghe cạch cạch, một chuỗi dây chằng chịt kéo mạnh con rối đứt đi một tay. Phía e-kíp cho biết, chương trình tạm dừng do lỗi kỹ thuật. Phía bên kỹ thuật liền phủ định là do phía nhà sản xuất đã tạo ra con rối thật kém chất lượng. Họ gọi cho nhà sản xuất đòi bồi thường vì đây là chương trình rất lớn, phía quan khách có nhiều khác quốc tế, khán giả ở nhiều bộ, ban, ngành và các cơ quan trung ương máu mặt. Vị chi kinh phí mời mọc cho đến khánh tiết đã tiêu tốn cho sân khấu khoảng chừng vài chục tỷ. Yêu cầu nhà sản xuất bồi thường, nếu không chúng tôi sẽ đưa ông ra kiện.
Sau khi nghe sau, giám đốc sản xuất ra con rối có vẻ lúng túng hồi lâu nhưng không tỏ vẻ quá lo lắng. Ông nhắc máy cho một nhân vật chính trị tầm cỡ nhờ sự giúp đỡ. Vị đó là người bạn thân hồi đại học của ông giám đốc. Vài câu nhờ vả, vị đó nói rằng tiền chỉ là công cụ để tôi thực hiện quyền lực chính trị, cho nên "bạn đừng lo về những câu chuyện này, tôi chỉ điện một câu với quyền lực chính trị của tôi còn đáng giá hơn chục tỷ". Vị đó nhắc máy, mắng thậm tệ toàn bộ e-kíp chương trình diễn rối, yêu cầu bên đó bồi hoàn và xin lỗi toàn bộ khách tham dự.
Bằng sức nặng của quyền lực chính trị, bên e-kíp đồng ý chi trả toàn bộ kinh phí, phía bên công ty sản xuất cũng được phen nở mày nở mặt vì có người "đỡ đầu" tầm cỡ. Có người bên trong khán giả bỗng hướng sóng dư luận sang một trạng thái khác, từ chấp nhận điều khoản bồi hoàn sang đòi hỏi với tâm thế phẫn nộ. Họ yêu cầu gấp 3,4 kinh phí đi lại, và những phụ thu khác cần phải thanh toán. Bên e-kíp ngỡ ngàng, đành phải hạ mình nhờ bên sản xuất có thể giúp mình phần nào. Bên e-kíp hứa sẽ dâng toàn bộ lợi phần sau này, và gắn chặt chẽ với bên sản xuất như mối quan hệ ruột thịt, cùng lợi ích mãi mãi trường tồn.
Nghe thấy hài lòng với đề nghị, bên sản xuất nhiệt thành giúp đỡ, ông giám đốc hào sảng đề nghị ngược lại sẽ chi trả toàn bộ mọi thứ như một ân tình kết chặt tình cảm hai bên. Việc của ông sau này cũng như việc của tôi. Nhất là về công tác cán bộ, những việc tiếp cận liên quan tới công tác kinh tế cần phải đưa ra tôi vào trong kiểm soát, thâu tóm. Nhờ đó, bên sản xuất vô hình trung nắm được sự chi phối mạnh mẽ cả về việc tổ chức cán bộ - con người, và thậm chí là kinh tế - tài chính của tổ chức đó. Ông giám đốc hả hê vì sự thắng lợi đó, liền phi con oto đến tận cổng vị "đỡ đầu" đã nhờ trước đó kia cùng với vali tiền những 1 tỷ coi như là bữa cơm trưa tình bạn. Hai người cùng cười, tay bắt mặt mừng, cùng nhau ăn bữa cơm ấm cúng.
Bức màn khép lại, tất cả ngưng diễn, những diễn viên đã tỏ vẻ ngơ ngác tại sao những kịch bản này họ đã không được biết. Khán giả cũng lớ ngớ bỏ về, dưới ánh đèn sáng với một đốm nhỏ le lói chiếu trên sân khấn chính trị. Vị "đỡ đầu" đó ngạo ngễ bước ra, ông ta cười khanh khách vì chiến lợi phẩm từ hai bên, trong khi ngay từ đầu là người khán giả trung thành nhất của buổi diễn này./.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất