Tỉnh thức và mục đích luận
Dưới đây tôi sẽ viết về “tỉnh thức” dưới góc nhìn của “mục đích luận”. Và đầu tiên ta sẽ phải biết “mục đích luận” là gì?
Theo wikipedia: Mục đích luận cho rằng mọi sự vật đều tồn tại với hai loại mục đích sau:
- Mục đích bên ngoài: Sự vật tồn tại vì lợi ích của sự vật khác. VD: chuỗi thức ăn khép kín của tự nhiên.
- Mục đích bên trong: Sự vật tồn tại với mục đích hoàn thiện bản thể, không phải vì lợi ích của sự vật khác. VD: con người luôn tìm kiếm hạnh phúc vì múc là muốn đạt được hạnh phúc.
Dựa trên khía cạnh của “mục đích luận” ta có thể hiểu được sự tỉnh thức đối với từng con người khác thì cũng khác nhau. Và dựa trên mục đích luận ta cũng sẽ trả lời được “tỉnh thức là gì?”. Chính là sự hoàn thiện của bản thể.
Ai cần tỉnh thức?
Câu hỏi này chắc chắn tất cả chúng ta đều có thể trả lời được, thậm chí nếu xét trên phương diện tôn giáo học thì còn rộng hơn nữa! Tuy nhiên, nếu đi sâu vào từng bản thế thì đều chúng ta cần biết ở đây chính là TA THIẾU CÁI GÌ. Đều này rất ít người trả lời được, thậm chí có thể nói là rất rất ít.
Vậy ta sẽ làm gì nếu vẫn trả lời không được? Tiếp tục mổ xẻ nó. Để có thể đi sâu hơn từng khía cạnh của đối tượng (con người).
Tỉnh thức ở góc độ nào?
Đi sâu hơn về từng ngành nghề. Thông thường ta sẽ có câu thành ngữ “sinh nghề tử nghiệp” cái nghề đi đôi với cái nghiệp. Đối với những ai làm việc trong một nghề lâu năm thì có thể hiểu được mình đang thiếu cái gì để hoàn thiện công việc đó. VD: chính bản thân mình nhận thấy quá thiếu sót về kỹ năng viết phong cách siêu thực, mình sẽ chỉ đọc và đọc những cuốn sách và xem những bức tranh theo chủ nghĩa siêu thực mà mình cảm thấy có thể cải thiện kỹ năng “viết” đó.
Đây chính là cái bậc 2 (biết nhận thức nhưng chưa thể chọn lọc): Khi ta thiếu và ta biết ta đang thiếu cái gì. (tôi sẽ nói đầy đủ những bậc này sau). Đối với mình khi hiểu ra một vấn đề nào đó cũng là một trong những quá trình để tỉnh thức trên vấn đề đó. Khi hiểu được, ta sẽ tự biết định hướng ta sẽ làm gì. Như một kẻ săn kho báu vừa tìm được một tấm bản đồ vây. Và tất nhiên cái tấm bản đồ đó chưa chắc đã là một tấm bản đồ thật hoặc cũng có thể nó chứa nhiều ngôn ngữ mình chưa biết,... rất nhiều thứ nữa được gọi là khó khăn.
Tỉnh thức khi nào? Tỉnh thức xuất hiện khi nào?
Lưu ý: phần này mình viết nhiều dựa trên Phật giáo học và tôn giáo học.
“Khi nào” ở đây mình sẽ tạm hiểu là tự nhận thấy, tức là không theo ý thức.
“Xuất hiện khi nào” ở đây mình sẽ hiểu là có ý thức.Từ đó ta sẽ chia thành hai dạng tỉnh thức như sau.
Tỉnh thức phát từ bên trong.Và tỉnh thức do từ bên ngoài, tác động.
Tỉnh thức bên trong được sẽ có bậc là chưa giác ngộ và giác ngộ.
(dưới đây mình chỉ nói đến chưa giác ngộ)
Tỉnh thức bên trong xuất phát từ tàng thức (tiềm thức) hay trong phật giáo còn gọi là A lại gia thức.
Tàng thức có các tính chất sau:
1. Khuân tập, học hỏi, lưu trữ. Được hiểu là sự tiếp thu, phát triển, lưu trữ không thông qua ý thức.
Tính chất (1) này ta có thể dễ dàng nhận biết thông qua quá trình (làm việc trong thời gian dài) được gọi là kinh nghiệm, và sâu hơn ta sẽ có bản năng. Một ví dụ thực tiễn khác là người mẹ Do Thái thường xuyên cho con nghe những bản classic, giao tiếp với con, đọc sách,... để kích thích trí não của con khi còn nằm trong bụng mẹ. Như vậy ta có thể thấy sự tự học đã tồn tại trước khi cả ý thức hình thành.
Tính chất này khá giống với chủ nghĩa duy cảm hay còn biết đến là chủ nghĩa duy kinh nghiệm.
2. Nuôi dưỡng: Trong tàng thức được cho là tồn tại hai loại hạt giống trái ngược nhau. Có mạnh-yếu, lớn-bé, thiện-ác, sinh diệt-niết bàn,...
Điều này cũng tương tự với “đạo đức kinh” của lão tử trong quyển thượng có câu:
“Đạo khả phi thường Đạo. Danh khả phi thường danh.”. Nghĩa là Đạo (mà) có thể gọi được tên thì không phải là Đạo thường, tên mà có thể gọi được thì không con là tên thường. Theo cá nhân mình hiểu sẽ là Đạo chính là vạn vật, Đạo sinh ra vạn vật nên không thể xưng danh.
Đạo có thể tồn tại ở một trong hai trạng thái là âm hoặc dương.
Nếu nhìn nhận như hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một bản thể ta có thể suy ra rất nhiều thứ ví dụ như hai chủ nghĩa lớn, “duy tâm” và “duy vật”,...
3. Sắp đặt kế hoạch đối phó, trị liệu: Về sắp đặt, đối phó ta có thể dễ dàng nhận thức được đó là trực giác.
Về trị liệu thì mình chưa đủ trải nghiệm.
4. Tiếp nối: Hiểu một cách đơn giản nhất chính là bản năng sinh sản.
Quay với “mục đích luận”. Mục đích bên trong chính là hoàn thiện bản thể trên mỗi con người. Hoàn thiện bên trong ở đây chính là những tính chất trên của tàng thức. (chưa giác ngộ)
Tỉnh thức từ bên ngoài tác động: được hiểu là khi ta sử dụng năm giác quan và suy xét dưới góc độ ý thức. Nếu ta thấy “đúng” thì chính tỉnh thức.
Nếu xét dưới góc độ của “mục đích luận” thì mỗi cá nhân sẽ có những suy nghĩ, cảm nhận khác nhau,... Cho nên “tỉnh thức” ở đây sẽ mang tính cá nhân.
Tuy nhiên khi ta hiểu một vấn đề trên nhiều khía cạnh khác nhau thì ta có thể biết được vấn đề đó đúng hay sai và tùy trường hợp, sự việc khác nhau ta sẽ ứng dụng khác nhau. Theo cách phù hợp nhất. Đây chính là khi ta hiểu “mọi thứ như là nước mà nước thì muôn hình vạn dạng”. (bậc 4)
Trong phật giáo có một khái niệm là “quán thế âm”. “Quán” ở đây bao trùm cả quan sát và sự thấu hiểu, “thế” là thế giới ghép nghĩa lại ta sẽ hiểu được chính là sự thấu hiểu thế giới.
Tôi nhớ đến một câu nói của người cha sắp chết đã nói với người con như thế này:
“Con yên tâm, khi ta chết, ta sẽ hóa thành những vì sao kia, và mãi mãi theo dõi và dẫn lối cho con”. Lúc nhỏ tôi đã tự hỏi, tại sao?. Rõ ràng tôi đã đọc được trong một cuốn sách tranh có nói “những vì sao kia là những hành tinh” cơ mà! Và nó được hình thành từ đất đá, không khí,...!? Câu chuyện và câu hỏi đấy tôi đã quên từ lâu nhưng khi viết đoạn này tôi đã nhớ và đã trả lời được.
Cơ thể chúng ta có thể hiểu chính là sự cấu tạo của tứ đại: đất, nước, gió, lửa.
Đất, là khoáng chất, xương, thịt,... Chính là hình hài của ta. Khi ta chết thì mọi thứ cũng sẽ về với đất.
Nước. Trong cơ thể ta nước chiếm khoảng từ 50% trở lên tùy vào tuổi tác và giới tính.
Gió, chính là không khí. Chính là hơi thở.
Lửa, là năng lượng, là hơi ấm.
Có thể nói “tứ đại” chính là cấu tạo của Trái Đất và Trái Đất cũng chính là một hành tinh.
Quả thật người cha nói không sai.
Nếu xét trên khía cạnh người cha. Có thể ai cũng biết đó là một câu an ủi nhằm tạo động lực cho đứa con sống tiếp tuy nhiên ta cũng có thể hiểu theo một khía cạnh phân tích và mổ xẻ cùng có thể thấy được mọi thứ rõ ràng như tôi đã phân tích ở trên. Và như vậy nếu xét theo chuyên môn là “viết” thì mình sẽ chọn những câu chuyện khác nhau, sự việc khác nhau để đưa vào câu chuyện.
À!thức tỉnh ở bên ngoài có khi là tiếng đồng hồ reo lúc 5h sáng nữa. :)))
Nếu ta không đặt câu hỏi thì có thể câu trả lời ở trước mắt ta cũng không thể nhận thức được. Và nếu không nhận thức được thì ta cũng thể không tỉnh thức được.
Trong một buổi uống trà tôi đã tự hỏi “tại sao, có những chuyện rất cơ bản thôi trong cuộc sống, mà có những người vẫn không thể xử lý được. Hoặc những hành động họ làm rất không đúng nhưng họ vẫn làm”.
Từ đó tôi hình thành được các bậc phát triển về nhận thực của con người như sau:
Bậc 1: Chưa nhận thức được mọi sự vật sự việc xung quanh. (lúc trước tôi gọi là ngu mà không biết mình ngu) Nếu đã trưởng thành về mặt cơ thể mà vẫn còn chưa tư duy về mọi thứ, thì hầu như sẽ ở dưới đáy xã hội. (cá nhân tôi rất toxic với thể loại này)
Bậc 2: Biết nhận thức nhưng chưa chọn lọc. (lúc trước tôi cũng gọi là ngu mà biết mình ngu). Dạng người này, thông thường sẽ học,... và tiếp thu những cái gì theo cảm giác là đúng, chưa suy xét được nhiều.
Bậc 3: Đã biết chọn lọc, biết đúng, biết sai…Nhưng chưa thể vận dụng đúng với những sự vật, sự việc khác nhau. (tất nhiên là chỉ suy xét trên khía cạnh hay lĩnh vực nào đó.)
Bậc 4: Thành thạo. Tức là có thể vận dụng kiến thức, kinh nghiệm dựa trên những sự vật sự việc khác nhau. Như tôi đã có nói ở phần tỉnh thức, tức là vận dụng mọi thứ “như là nước”. (chỉ suy xét trên khía cạnh hay lĩnh vực nhất định)
Bậc 5: (chịu) tôi tạm gọi đó là “thánh” tức là những bậc có kiến thức cao hơn những gì con người biết. Ví dụ như: Chúa Giê-xu, Thích-Ca-Mâu-Ni, Lão Tử, Trạng Tử,... Ở Huế “của tôi” cũng có một người như thế là H.T Thích Quảng Đức người đã tự thiêu và còn lại một trái tim “bất diệt”. Tuy nhiên bậc “thánh này” theo tôi là phải là con người đang tồn tại hoặc đã từng tồn tại. (xét trên phương diện khóa học)
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất