Tình huống "Không biết học tiếp thế nào" trong chơi nhạc
Xin chào mọi người, hôm nay vô tình nhớ lại có những người mà tôi gặp qua dính vào tình huống "Không biết học tiếp thế nào" Chung...
Xin chào mọi người, hôm nay vô tình nhớ lại có những người mà tôi gặp qua dính vào tình huống "Không biết học tiếp thế nào"
Chung quy về vấn đề là "Không còn mục tiêu tiếp theo" nên cứ luẩn quẩn một chỗ. Để có mục tiêu phấn đấu thì cần gì thì tôi xin liệt kê ra vài thứ
1/ Tập lại những thứ đã từng tập hồi bắt đầu
Thật lạ lẫm khi bảo tìm mục tiêu mới mà lại đi về lối cũ, với tôi thì điều này là vô cùng cần thiết. Nó sẽ cho bạn thấy những điều này
- Sự khác biệt sau khi đã trải qua 1 thời gian đi chinh chiến (dài ngắn bất kì vì mình đã trải qua không ít thử thách )
- Tiện ôn lại bài luôn
- Sẽ để ý lại vài chỗ mà hồi mình tập đã không để ý tới (cái này thì phải nghe với bài gốc vì chắc chắn cái tai mình đã được rèn luyện ít nhiều tốt hơn)
2/ Đi ra ngoài học hỏi
Xin đừng ru rú trong phòng rồi nghĩ mình là giỏi nhất, khám phá này nọ nhưng thật ra thì càng đi ra ngoài thấy mình càng nhỏ thôi
Tất nhiên nếu bạn chỉ tập trung vào đúng phần nhạc cụ mình chơi thôi thì vẫn chưa đủ nên trải nghiệm qua các nhạc cụ khác vì sẽ mở mang về tầm nhìn của bạn trong việc chơi phần nhạc cụ của mình
Còn về nhạc cụ bản thân thì mỗi người có kiểu chơi, cách nhìn riêng, mình có thể từ đó mà học hỏi theo luôn
Và kèm theo đó nên luôn mang 1 tư tưởng là "Luôn đổi mới" thì sẽ dễ dàng tiếp nhận hơn là tìm 1 cái mình muốn học
3/ Nghe nhiều nhạc hơn
Sẽ chạm vào kha khá nhiều người về vấn đề này nếu nghe trên youtube hay đại loại gì đó sẽ có cơ chế "Gợi ý cho bạn", cái cơ chế này đôi khi sẽ đưa mọi người vào lối mòn vì cơ chế này quá tuyệt vời để đưa bạn đến những bài thuộc thể loại bạn muốn nghe. Từ cơ chế này mà vô tình bạn lại không thể tìm ra được một cái gì đó mới lạ hoàn toàn nữa
Nếu vứt cơ chế đó thì làm sao tìm bài nào mới??
- Với tôi thì thường vào youtube kiếm bài muốn nghe quen thuộc đã, sau đó làm việc, tầm vài phút thì nhìn qua danh sách gợi ý của youtube xem có cái nào nhìn có vẻ hay hay không. Tôi hay làm vậy và cá nhân tôi thấy rất phù hợp nếu bạn nào muốn có trải nghiệm mới về cách nghe nhạc
4/ Luôn tìm hiểu lý do vì sao bài đó lại hay với bản thân
Tìm hiểu lý do rồi học hỏi vẫn là 1 phương pháp tốt để rèn luyện. Có lẽ tôi chán cái cảnh ai đó khen 1 bài nào đó là "Hòa âm hay" rồi. Liệu chúng ta có thể nhìn sâu vào là các nhạc cụ phối hợp như thế nào không?, cách sắp xếp bố cục, cao trào, trầm lặng,...
5/ Kiến thức
Đây là điều cuối cùng trong bài viết này, tôi nói điều này ở cuối cùng vì 4 điều trên chủ yếu là tư duy bản thân. Nếu tư duy tốt thì sẽ dễ dàng phát triển hơn mặc dù kiến thức chưa biết nhiều
Nhưng khi sẽ tới ngưỡng nhất định nào đó thì kiến thức sẽ là nền tảng để đột phá nên việc học thêm kiến thức là hoàn toàn cần thiết
Hãy bắt đầu từ những kiến thức cơ bản nhất: cao độ, trường độ, tiết tấu, cấu tạo hợp âm này nọ,... và các bài tập kèm với metronome
Xin đừng nghĩ những thứ đơn giản là dễ vì càng dễ, càng đơn giản thì bạn sẽ làm càng ẩu. Ẩu sẽ thành thói quen xấu và không nắm được những thứ cốt lõi ở cơ bản để phát triển vững vàng về sau
"Cơ bản chưa bao giờ là thừa" - Ngày xưa tôi cứ nghĩ câu này là vớ vẩn nhưng thật sự nó lại rất đúng vì khi bạn chơi cao siêu, đánh nhanh, tốc độ, kỹ thuật nhiều rất đã mắt, đã tai nhưng khi đánh những thứ đơn giản thì lại như trẻ tập đi
Đôi khi kiến thức cũng là thứ cản trở việc đột phá. Giống như việc đơn giản mà bạn lại đem những thứ đao to búa lớn để xử lý, nên tới lúc đó có thể gạt kiến thức qua 1 bên để thử đột phá cái mới
Lời kết: Tôi chốt ra 5 điều này hy vọng sẽ giúp cho mọi người vướng vào tình huống "Không biết học gì thêm" có 1 hướng đi rõ ràng hơn
Âm nhạc
/am-nhac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất