Vì sao ảnh hưởng của huyền thoại hộp đêm những năm 80 vẫn còn tồn tại đến ngày nay, dù cho những show diễn của ông chứa đầy những thứ kỳ quái:sinh nở, rửa ruột và những bãi nôn ?
Lucien Freud vẽ ông lăn lộn khi đang khỏa thân, ông "lâm bồn" vợ mình ngay trên sân khấu, sử dụng một cái xúc xích làm dây rốn. Ông là một trong những ngôi sao lớn nhất của The Taboo, một trong những hộp đêm biến thái nhất nước Anh từng có. Điều khiển những trò vui với khuôn mặt sơn xanh, núm vú và mũi đeo khuyên cùng những bộ quần áo lòe loẹt nhất có thể. Nhưng con người Leigh Bowery vượt qua những sự quái đản này-sự táo bạo cũng như ảnh hưởng của ông đang dần được đón nhận bởi một thế hệ mới.
Có lẽ những dấu hiệu đầu tiên của sự xét lại này bắt nguồn từ biên đạo múa người Úc Andy Howitt, người đem Cậu bé Ánh Dương (Sunshine Boy), một  show diễn về huyền thoại hộp đêm đến Edinburgh vào mùa hè này. "Có một bức tượng to lớn đề, "Bởi Leigh Bowery từ Ánh Ban Mai" (By Bowery from Sunshine) được đặt ở Bảo Tàng Quốc Gia ở Melbourne khi tôi ở đó", ông nói. "Tôi như kiểu, "Đấy không thể nào là Leigh Bowery từ thập niên 80 được.' Nó khiến tôi lên đường tìm hiểu về người đàn ông này.
Bowery đến từ Sunshine (Ánh dương) theo đúng nghĩa đen, Sunshine là tên một khu ngoại ô với khoảng 10,000 người của Melbourne. Howitt thăm viếng nơi này và đã có những cuộc nói chuyện với gia đình của ông, cũng như với những người từng biết ông ở London. "Bạn phải nhớ quá khứ của ông ấy," Howitt nói. "Ông ấy chỉ sống ở London 14 năm. Ông ấy buôn bán ở tuổi 19 hay 20 gì đó trước khi trở thành một biểu tượng." Howitt đưa những khám phá của mình vào Sunshine Boy, kể lại chuyện đời của Bowery thông qua múa, các bài nói, âm nhạc, cùng những trang phục ấn tượng. Màn trình diễn của Howitt trải dài từ tuổi thơ đến những năm tháng ở Taboo rồi đến cái chết ở tuổi 33 do Aids của ông vào năm 1994.
Leigh Bowery "lâm bồn" vợ mình khi chỉ mang đúng một đôi giày cao gót và một chiếc mũ Đức Quốc Xã.
Như show diễn đã đề cập, Bowery vẫn là một cá nhân nổi bật trong giới văn hóa ngầm (underground culture), dù đã 24 năm kể từ ngày mất của ông. Điều gì khiến ông khác biệt với những đứa trẻ hộp đêm khác của năm 80 ? Một phần là vì bề ngoài của ông, thứ nguyên bản đến nổi bật. Là ông bầu của Taboo, mỗi tuần ông lại mặc một bộ y phục khác nhau. Có lần thì là một chiếc mặt nạ PVC sáng chói cùng một bộ catsuit đồng bộ, với một cái chân to hơn bình thường như thể nó được phủ thạch cao. Rồi có là bộ y phục chấm bi với khuôn mặt cũng chấm bi. Có khi là những chiếc bóng đèn được đeo hai bên mặt, màu vẽ được bao phủ khắp cái đầu trọc của ông, có khi là miếng lông che phủ bộ phận sinh dục của mình. Vợ ông, Nicola Bateman, khỏa thân và được treo ngược trên ngực của ông (Dù Bowery tự nhận là một người đồng tính, ông cưới người bạn đời lâu năm Nicola Bateman của mình bảy tháng trước khi chết.)
Sự sáng tạo của Bowery không chỉ gói gọn trong những hộp đêm. Ông còn hợp tác với biên đạo múa Michael Clark, thiết kế trang phục và tham gia cùng những màn trình diễn của ông. Ông thường khoác lên những bộ cánh khác nhau khi xuất hiện bên những khung cửa sổ của gallery Anthony d'Offay, cũng có thể kể đến những bức vẽ khỏa thân của ông do Freud vẽ. Cùng với quan hệ với Freud, Bowery bước vào thế giới đại chúng từ nhiều hướng khác nhau. Ông xuất hiện trên quảng cáo của Pepe Jeans và làm khách trên chương trình The Clothes Show của kênh BBC One, uống trà ở Harrods khi đang diện bộ cánh của thần tượng của mình, drag queen Divine
Bowery còn tham gia đạo diễn video cho bài hát Unfinished Sympathy của Massive Attack, stylist cho Rifat Ozbek, một nhà thiết kế trang phục cho Culture Club (Boy George, một thành viên của band nhạc cũng tham gia vào dự án âm nhạc về Bowery). Sự nghiệp của ông như phản kháng lại những sự phân loại thông thường. Khi được hỏi điều gì khiến ông ghét nhất ở những người khác bởi tờ Guardian vào năm 1993, Bowery trả lời: "Sự thôi thúc trong việc phân loại: nếu thím đóng cốp cho mị, thím phủ nhận mị rồi." Có lẽ Boy George là người mô tả chính xác nhất Bowery khi gọi ông là "Nghệ thuật hiện đại có chân". Ông biến cơ thể mình thành một tác phẩm nghệ thuật, một thứ đi giữa chúng ta hay khi đứng trên sân khấu hoặc khi xuất hiện bên những khung cửa sổ của các gallery.
Bạn ông, và cũng là tác giả của cuốn sách về ông:Leigh Bowery:Cuộc đời và lịch sử của một biểu tượng (Leigh Bowery: The Life and Times of an Icon.), từng nói rằng mọi người luôn nói về những lần được gặp ông "dù chỉ một lần, nhưng cũng đủ để khiến họ ấn tượng đến mức khó quên." Dj Princess Julia gặp Bowery những năm đầu 80, một phần của một nhóm những nghệ sĩ như Cerith Wyn Evans, Boy George, Clark, cùng với bạn và người đồng hành của Bowery, Trojan. Julia nói rằng Bowery, người từng làm cho Burger King, nhanh chóng trở thành một phần của giới nghệ thuật:" Ông ấy có sức ảnh hưởng rộng vì ông ấy rất sáng tạo. Ông ấy luôn có đầy những ý tưởng."
Bà nói rằng, vẻ ngoài của ông được lấy cảm hứng từ những gì đang diễn ra trong xã hội. "Ví dụ như khuôn mặt chấm bi của ông, đó là sự thể hiện căn bệnh u Kaposi, một dạng ung thư ngoài da thường tấn công các bệnh nhân AIDS vào những năm 80. Nghệ thuật của ông là sự thể hiện cơ thể hay bệnh tật- hay những thứ đã biến mất. Nó đối diện và khiến bạn rùng mình rồi sau đó khiến bạn suy nghĩ."
Có một ranh giới rõ ràng giữa Bowery và những người trình diễn và những gã táo bạo ngày nay. Glyn Fussel, nhà sáng lập của Sink The Pink, sân chơi của những người thuộc văn hóa Drag Culture từng nói rằng những gã trai 20 đến với London dù chưa nghe tới Bowery cũng có thể nhận ra ảnh hưởng của ông. ""Bạn thấy điều đấy trong nghệ thuật, bạn thấy điều đấy trong giới  Underground, bạn thấy điều đó trong văn hóa đại chúng, trong giới Drag  queen." Ông nói.

Có lẽ thời trang là lĩnh vực mà Bowery để lại ảnh hưởng rõ nhất. màn trình diễn "human backpack" (Ba lô người) của Rick Owens vào năm 2015 gợi lại hình ảnh Bowery mang vợ trên mình. Nhà thiết kế thời trang nam Charles Jeffrey quản lý một câu lạc bộ tên Loverboy chuyên biểu diễn nghệ thuật trình diễn giống như Bowery. Và Richard Quinn, nhà thiết kế trẻ từng được Nữ Hoàng dự khán buổi trình diễn vào tháng 2, cũng được Bowery gợi cảm hứng khi mang một bộ váy hoa và một chiếc mặt nạ đồng bộ
Với Gareth Pugh, Bowery là một biểu tượng vĩnh cửu. Ông lần đầu biết tới ông ấy trong cuốn sách của Fergus Greer Vẻ ngoài của Leigh Bowery (Leigh Bowery Looks) được xuất bản vào năm 2002:"Nếu bạn đến bất cứ trường nghệ thuật nào ở ngoại ô, bạn sẽ kiếm được quyển sách đó ở khu thời trang." Bowery có ảnh hưởng sâu rộng vì theo ông "ông ấy tạo nên ngôn ngữ riêng của mình. Đấy là bộ lông cừu vàng của mọi nhà thiết kế thời trang: tìm kiếm được thứ mà họ có thể được nhớ đến trong 30 năm-và trở thành biểu tượng nhờ nó."
Tuy nhiên, cũng có một số màn trình diễn của ông lại không được đón nhận bởi công chúng, có thể kể đến bức ảnh "Pakis from outer space" (Gã Pakistan đến từ ngoài vũ trụ) được tạo cảm hứng từ cộng đồng Châu Á đến từ vùng East End nơi ông sống. Hoặc khi ông làm một chiếc áo bludong từ vật liệu mang hình chữ thập ngoặc, dùng giẻ rách từ studio của họa sĩ Do Thái Freud để tạo nên một bức ảnh của Hitler, hay khỏa thân và bôi đen mặt khi chụp ảnh cho band nhạc Minty của mình.
Niềm đam mê với sự cực đoan của ông khiến nhiều người khó chịu. Clark dừng hợp tác với ông sau khi ông khăng khăng khoác lên mình một bộ trang phục có chữ "a cunt" (Con mặt lồn) trên đó. Minty bị dừng hợp đồng ở CLB Tự Do (Freedom) ở Soho vì Bowery từng nôn súp rau vào mồm Bateman trong một buổi trình diễn.
Có lẽ nghệ thuật của Bowery là một sự châm biếm cực đoan, một phần của cuộc sống không cấm kỵ. Gây shock- và có thể là đánh thức mọi người- là mục đích tối thượng. "Mị thấy dzui khi tụi nó hông thích mị. Nếu mị phải tự hỏi, "Ý, cái này có bệnh quá hông ta ?" Thì tức là mị đi đúng hướng rùi đó." Ông nói về một buổi trình diễn nhằm gây quỹ cho bệnh nhân AIDS, trong đó ông thực hiện việc rửa ruột trên sân khấu rồi bắn tung tóe vào khán giả.
Theo Pugh, "Ông có một niềm thôi thúc trong việc khơi gợi cảm xúc trong mỗi người. Một ý tưởng vượt ra mọi sự kiểm soát, dù là tốt hay xấu."
Một bức tranh vẽ Leigh Bowery của Lucien Freud
"Tôi không nghĩ ông ấy là một gã phân biệt chủng tộc," Fussell nói. "Ông ấy thách thức những giá trị đương đại. Thách thức những thứ hiện diện trên các con phố. Khiến chúng hiện ra một cách nổi bật."
Show trình diễn 40 phút của Howitt sẽ bao gồm vinh quang của Bowery, những bi kịch và cái chết trẻ của ông. Bowery nhận ra mình bị HIV vào năm 1988 và mất 6 năm sau, không lâu sau khi những tiến bộ nhằm kéo dài sự sống cho các bệnh nhân được ra đời. "Nhiều người nói rằng nếu ông ấy sống thêm một tháng nữa, có lẽ ông ấy đã ổn," Howitt nói.
"Ông ấy có chất thép trong lửa cháy, nhưng ông ấy lại ra đi quá sớm, khi mọi thứ vẫn chưa được sắp đặt," bà nói. Bowery có lẽ đã đi vào "con đường của truyền hình thực". "Có lẽ ông ấy sẽ chói sáng trên Big Brother"
Bài gốc:Sex, sin and sausages: the debauched brilliance of Leigh Bowery của Lauren Cochrane đăng trên The Guardian.
Lược dịch:KDNX