Mọi người đều nói nhiều về tình yêu, ai ai cũng từng tự nhân mình là chuyên gia tình yêu trong chuyện tình cảm của ai đó nhưng cho tới khi bước vào câu chuyện tình yêu của bản thân mình, hầu hết, mọi người mới thực sự cảm thấy nó khó khăn tới nhường nào
Before Midnight
Giai đoạn đầu của một câu chuyện tình cảm, luôn luôn là như thế, đều thật đắm say, đầy màu hồng và thật nhiều mơ mộng. Bạn nam thì muốn hứa hẹn thật nhiều, rót thật nhiều mật ngọt vào tai người phụ nữ, người mà họ ngỡ là sẽ muốn gắn bó cho tới hết cuộc đời, trong khi người phụ nữ, người đã đổ vỡ vài mối quan hệ trước đó vẫn tin và hy vọng dù giai đoạn đầu của những cuộc tình trước đó của họ cũng đều đã xảy ra như thế.
Với cánh đàn ông, đơn giản chỉ là cảm giác hạnh phúc, vỡ òa khi chinh phục được ngọn núi mà bọn họ đã rất mất công, và đôi khi là cả sự tỉ mỉ. Và vào thời gian đầu của thời điểm ấy, “kẻ chinh phục” nào mà lại chẳng tự hào về thành phẩm của mình cơ chứ
Còn đối với phụ nữ, họ đã quá hiểu rằng đàn ông giai đoạn đầu sẽ luôn như thế, họ đã quá quen, thậm chí là còn có thể chép riêng ra một cuốn văn mẫu cho những câu nói tiếp theo mà người đàn ông đấy sẽ rót vào tai mình. Nhưng phụ nữ họ buồn cười lắm, khi họ đã chấp nhận yêu một ai đó, thì họ tin, và họ hy vọng lắm, tất nhiên, đấy hoàn toàn không phải là một điều xấu, ngược lại, đó là một dấu hiệu tốt của người phụ nữ, điều mà mọi người đàn ông đều kỳ vọng
Bước sang những giai đoạn tiếp theo, từ mặn nồng, khi mà người đàn ông bỗng trở nên dần lạnh nhạt hơn, thì người phụ nữ bắt đầu yêu hơn bao giờ hết. Và giai đoạn này thực sự là giai đoạn thử thách, bởi khi đó, cả hai dường như đã quá hiểu nhau, biết mọi tính xấu của nhau, thậm chí, lúc nào cả hai đã gần như dành hơn cho nhau, và gần như người dành ở đây sẽ là người phụ nữ, có lẽ vậy
Người đàn ông trở nên lạnh nhạt khi họ đã chán “ngọn núi” này và bắt đầu bước vào tình trạng “đứng núi này trông núi nọ”. Nhưng tất nhiên, không phải tất cả đàn ông đều như thế, có những mẫu đàn ông càng yêu lâu, họ càng yêu sâu. Sự tiêu cực ở đây bắt đầu xuất hiện khi họ dần mất tự tin ở bản than, xuất hiện những dấu hiệu của sự nghi hoặc ở đối phương và sử dụng nhiều “thủ đoạn” để kiểm soát người phụ nữ của mình. Dù có cố biện minh thế nào thì cả hai trường hợp kể trên đều không mang lại cảm giác tích cực cho lắm
Trong khi ở người phụ nữ, họ hiểu người bạn trai của mình hơn ở giai đoạn này, thay vì tiêu cực như đàn ông, họ tỉnh táo và biết cách giữ gìn mối quan hệ của mình một cách hợp lý nhất. Đây cũng chính là lý do giải thích cho câu chuyện xuất hiện hai mẫu đàn ông ở giai đoạn này ở trên.
Và rồi tới giai đoạn cuối cùng, chia tay, người đau, kẻ khổ, người thì lại hạnh phúc vì cuối cùng cũng kết thúc được mối quan hệ để tiếp tục với những thử thách tiếp, kẻ thì ở lại ôm khổ đau tới chết đi sống lại cho tới khi họ hồi phục và sẵn sàng cho một mối quan hệ mới
Và rồi vòng tuần hoàn các mối quan hệ cứ thế, cứ thế…
Vậy câu hỏi đặt ra là nếu mọi mối quan hệ đều đi theo vòng tuần hoàn như thế thì liệu có tồn tại một mối quan hệ bền vững, nơi mà cả hai người, dù nói hay không nói ra thì trong bản than họ vẫn luôn giữ một sự cam kết không rang buộc, hoặc đôi khi là ràng buộc với nhau.
Sự cam kết đó tới từ đâu?...
Trước hết, theo quan điểm cá nhân của người viết, nó xuất phát từ tính trách nhiệm của mỗi người. Bởi mỗi người trong mối quan hệ này đều cảm thấy có trách nhiệm với nhau. Mà sự trách nhiệm chủ động này xuất phát từ “tính ích kỷ” của mỗi người. “Tính ích kỷ” ở đây không phải là tiêu cực, mà sự ích kỷ ở đây là khi hai người vì cần nhau, vì yêu và cảm thấy rằng người kia, sau nhiều cuộc mâu thuẫn, dù to, dù nhỏ, vẫn luôn là một nửa cho phần khuyết thiếu của mình. Vì thế, họ sợ rằng mình sẽ mất người kia, vì “sợ”, họ sinh ra “tính ích kỷ”, và từ ích kỷ, sinh ra tính trách nhiệm, trách nhiệm giữ gìn mối quan hệ, trách nhiệm phát triển nó.
Bản chất của phát triển luôn luôn là kết quả của những cuộc mâu thuẫn, có mâu thuẫn mới sinh ra phát triển. Bởi vậy, việc mối quan hệ trở nên phát triển, khăng khít hơn sau những cuộc mâu thuẫn, thay vì đổ vỡ không phải là chuyện gì đấy không bình thường, hay lạ lẫm.
Con người vẫn luôn muốn đi tìm “tình yêu đích thực” cho mình, nhưng chẳng bao giờ họ tìm được “tình yêu đích thực” đấy cả, bởi lẽ nó vốn dĩ không phải cứ tìm là ra, mà tự nó được sinh ra từ các mối quan hệ đủ “chin”, đủ “sâu” và đủ “lâu”. Đó là khi hai người cảm thấy cần nhau, bởi cả hai không ngừng học hỏi từ nhau thay vì đòi hỏi, bởi họ cảm thấy mối quan hệ đó luôn là kim chỉ nam cho mọi quyết định sáng suốt trong cuộc sống của họ, hay đôi khi là thất bại, thì người kia vẫn ở đó, sợi dây mối quan hệ vẫn là kim chỉ nam đáng tin cậy cho mọi hành động, và cho cả chặng đường tương lai của cả hai.
Vậy nên, không phải cứ nói yêu là yêu, bởi tình yêu không đơn giản chỉ là một mối quan hệ, đó không chỉ là cả chặng hành trình trưởng thành của cả hai, mà còn là chặng hành trình trưởng thành cho “sợi dây mối quan hệ” của hai người. Và tình yêu cũng chẳng phụ thuộc vào việc bạn nói “anh yêu em” hay là “em yêu anh” bao nhiêu lần, nó nằm ở cách mà hai người vị tha, lắng nghe và không ngừng chia sẻ. Bởi tới sau cùng, rồi ai cũng sẽ nhận ra rằng: à, vốn dĩ chẳng có ai là định mệnh hay tình cờ cả, bởi cuộc sống cho chúng ta gặp gỡ nhau, còn việc có trở thành “định mệnh” của nhau không lại phụ thuộc hoàn toàn vào cả hai trong một mối quan hệ vốn dĩ chẳng có sự cam kết nào như thế.

Hà Nội, 17.04.2020