Làm sao để suy nghĩ, tư duy một cách logic hơn?
     Đây là một câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm cũng như mong muốn có được những kĩ năng sống này. Sau đây mình xin trình bày một trong phương pháp dễ nhất, hiệu quả nhất, đó chính là “tự hỏi”.
     -Tự hỏi là gì?
     -Tự hỏi có liên hệ gì với tư duy logic?
     -Tự hỏi như thế nào để giải quyết vấn đề một cách logic hơn?
     1. Tự Hỏi.
     Phương pháp tự hỏi ở đây chính là tự hỏi-tự trả lời. Nhìn có vẻ đơn giản nhưng để làm được thì mình chưa thấy có nhiều người có thể làm tới nơi tới chốn. Đa số những người mình từng nói chuyện, tâm sự, hay phỏng vấn trực tuyến (survey) có một số điểm chung là lúc bị kẹt trong rắc rối, họ thường mất đi khả năng tự hỏi.
      Tại sao ư?
     Nguyên nhân rất nhiều, cũng rất đa dạng nhưng tóm tắt có thể chia làm 3 nhóm: ý nghĩ quá phụ thuộc vào ngoại vật( người lớn/khác/thông minh còn không làm được, mình sao làm được), quá độc lập( người ta không phải mình thì sao hiểu mình/ mình còn không làm được, người ta làm được cái mông), hoặc là lúc quá độc lập khi không được lại quay sang quá phụ thuộc và ngược lại.
Giải pháp ư? Tự thân vận động thôi. Ngay cả dũng cảm để nghĩ mà cũng không có nữa thì Superman cũng không giúp gì được :v.
     2. Tự Hỏi Và Tư Duy Logic.
     
Tự hỏi rất liên quan đến tư duy logic. Xin khẳng định. Thiên tài như Newton nếu không có tính tự hỏi thì chắc hồi đó trái táo mà rơi xuống đầu thì cũng như trái mít rơi xuống đầu thôi 😂. Chắc là lụm lên nhai, vừa nhai vừa chửi thầm thằng trồng táo mất dạy chứ chẳng thèm cho ra định luật “Vạn vật hấp dẫn”.
     Để hiểu được nó liên kết như thế nào với tư duy logic thì phải hiểu như thế nào là logic đã. Đơn giản thì logic chính là hợp lý, mà hợp lý thì không phải vô lý, cho nên bất suy nghĩ nào không đúng, không biết, không rõ, không có lý luận rõ ràng chính là không logic. Đã là điều không logic thì sẽ gây khó hiểu, tò mò.
Đấy là động lực của quá trình tự hỏi. Cho nên tự hỏi chính là quá trình các bạn không ngừng đăt câu hỏi trong đầu để loại thoã mãn tò mò, giải thích về những điều không hợp lý, không logic.
Ví dụ: Táo rụng xuống đất là điều hiển nhiên, nhưng chưa chắc đã hợp lý. Vì sao táo ko rụng lên trời hay rụng theo phương hướng nào khác? Ở đây, Newton cũng đã nhận ra điều “không rõ ràng”( ko hợp lý luận vì không thể khảo chứng) nên ông mới bắt đầu tự hỏi và tư duy ngược lại để tìm câu trả lời.
Ngoài ra, bạn sẽ thấy rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng trong lịch sử đều tự hỏi rất nhiều.
Ví dụ như Thomas Edison thấy con gái muốn búp bê biết nói như người thật liền tự hỏi “sao lại không thể ghi lại giọng nói được?” từ đó tư duy ngược dòng đến đáp án ông cần để rồi không ngừng hỏi, tự đưa ra đáp án, kiểm chứng đáp án cho đến khi thành công phát minh ra máy ghi âm.
Nếu bạn cảm thấy quá cao siêu thì mình xin đưa ra kinh nghiệm bản thân vậy :v.
Hôm nay mình cần đi chợ mua đồ ăn, đi cửa hàng dân dụng mua vài tấm thảm lót sàn, và trả tiền nhà. Mình rất lười nên đến lúc bước chân ra khỏi nhà đã là 4h chiều. Vì thế mình không biết nên đi chỗ nào trước mới “hợp lý”. Vì không biết rõ, nên phải “tự hỏi” đi hợp lý là đi như thế nào? Nếu đi được hết 3 chỗ trên hoàn thành công việc nhẹ nhàng và nhanh nhất là hợp lý thì chỗ nào gần mình nhất? Đi chợ là gần nhất xong đi hai chỗ kia có kịp không? Nếu không kịp vì cửa hàng dân dụng đóng cửa sớm thì đi của hàng dân dụng trước rồi đi 2 chỗ còn lại sau được không? Nếu được thì...
     Cứ như thế, mình đã tự hỏi và tự trả lời dựa vào thông tin mình có được và thông tin dựa vào google map để có được đáp án “không hoàn hảo nhất” nhưng “logic” nhất.
     3. Tự Hỏi Như Thế Nào Mới Tốt?
     a. Phải biết đặt câu hỏi.
     Thông thường một số lỗi thường gặp khi tự đặt câu hỏi chính là:
     -Đặt câu hỏi quá theo khuôn khổ đạo đức, pháp luật, tôn giáo,.. luật lệ xã hội: Ví dụ bạn hãy thử gợi lại ký ức xem có lúc nào bạn gặp một vấn đề khó xử mà không có lựa chọn nào là toàn vẹn cả như ba mẹ ngăn cấm tình yêu, bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?
-> Có bên nặng hơn đấy :v chỉ là đừng có nhiêu đó mà ngồi khóc là được. Câu hỏi cần đặt là: Nên chọn bên nào? rồi mới đến chọn cả hai được không? Nếu nhất định phải chọn một bên thì chọn bên nào mới “đúng”? 
-Chọn rồi nếu sai có được chọn lại không?
-> Được! Tất nhiện là được vì bạn chỉ đang chọn thôi, không phải ở hiện thực nên cứ chọn ngu, chọn ác thế nào cũng chả ai biết được, miễn sao ở ngoài hiện thực bạn chưa làm gì thì OK thôi :v. Thế nào chả ra cái hợp lý nhất. Nếu không hợp lý thì có khả năng bạn bỏ sót ở đâu đó rồi vì nếu bạn đã thử tất cả các khả năng thì sẽ có cái gọi là hợp lý nhất thắng các khả năng còn lại.
(Lưu ý: mình bắt đầu phân tích song song dựa trên suy đoán về một trường hợp lý tưởng nào đó hay xảy ra trong phim)
-Nếu chọn bên hiếu thì đúng cái gì sai cái gì mới được? Sao không nên chọn bên tình?-> Bên hiếu vì chỉ có cha mẹ là duy nhất, mất rồi là hết. Bên tình hết người này có người khác, không hợp nhiều cũng hợp ít. Sinh ra tình cảm để yêu lần nữa chứng tỏ chuyện cũng không đến nỗi đòi sống đòi chết gì cho lắm :v.
-Nếu chọn bên tình thì đúng cái gì, sai cái gì? vì sao ko nên chọn bên hiếu? -> Đúng vì người yêu cũng là duy nhất, bỏ rồi mai này biết có ai hợp như vậy không?/ Thiếu người tôi chết mất( oẹ🤢, sến vãi). Bên hiếu cha mẹ còn đó sao đi đâu được. Biết đâu mai này trốn đi rồi về thăm nhận cháu sau.
-Nếu chọn bên hiếu rồi thì bên hiếu ra sao? Bên tình ra sao? Bản thân cảm thấy như thế nào?->  Bên hiếu vui vẻ, có lẽ cũng buồn và thông cảm cho bạn. Bên tình khóc ngất đòi sống đòi chết (có lẽ thôi nha, nhiều khi chia tay đòi quà không biết chừng :v). Bản thân cảm thấy tròn đạo hiếu, có lỗi với người yêu, từ đó có lẽ sinh ra ngăn cách với cha mẹ. Để bù đắp lỗi lầm thì chỉ có tìm cách làm người yêu bớt đau buồn chóng có tình mới.
-Nếu chọn bên tình rồi thì bên hiếu ra sao? Bên tình ra sao? Bản thân như thế nào?->  Bên tình vô cùng sung sướng nắm tay tung tăng chả care ngày mai nữa. Bên hiếu vì con ra đi mà đau lòng, già cả rồi nên cũng đau lòng, lo lắng ngày này qua tháng nọ. Để bù đắp thì chỉ có chóng ngày dỗ hai ông bà chấp nhận người mình yêu. Hoà giải mâu thuẫn.
     b. Phải biết trả lời.
     -So sánh các đáp án, khả năng mà bạn tự hỏi ra được.

     -Chọn câu trả lời mà bạn không hề hối hận sẽ chọn lại vì cuộc sống không giống bàn cờ nên ít khi được cho đi lại lắm.
-Cái tình huống trên nếu so sánh bên tình bên hiếu, bên nào nặng hơn cuối cùng sẽ thành là bên tình bên hiếu, lựa chọn thế nào để cả hai bên ít đau khổ, bạn cũng không hối hận nhất là được.