Bạn là một sinh viên mới bước vào cánh cổng Đại học? Bạn đã đọc hàng tá những bài viết với tiêu đề: Sinh viên năm nhất và 3 kỹ năng sống cònTop 5 kỹ năng mà sinh viên năm nhất không thể bỏ lỡ hay 10 điều bạn phải học ngay khi là sinh viên năm nhất trên đủ mọi phương tiện? Bạn hiểu rõ rằng năm nhất bạn có nhiều cơ hội và thời gian, và việc của bạn là tận dụng chúng nhưng lại chẳng biết bắt đầu từ đâu?
Đến đây, nếu những dự đoán trên là đúng thì bài viết này dành riêng cho bạn.
Bài viết gốc được đăng tải trên trang wordpress của HRC FTU.

Vấn đề là bạn nên bắt đầu từ đâu?

Theo một nghiên cứu gần đây của Deloitte, những kỹ năng mà bạn học được trong thời gian đại học sẽ chỉ có hạn sử dụng là 5 năm trước khi trở nên lỗi thời. Điều này đòi hỏi bạn phải không ngừng học hỏi và cập nhật những kỹ năng mới nhất. Vậy bài học ở đây là gì? Là một sinh viên năm nhất, bạn cần tận dụng triệt để khoảng thời gian đại học ngắn ngủi của mình.
Dưới đây là tổng hợp 6 kỹ năng được khuyên học nhiều nhất dành cho sinh viên năm nhất:
Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng tin học Khả năng ngoại ngữ Kỹ năng làm việc nhóm Kỹ năng tạo dựng các mối quan hệ Kỹ năng quản lý thời gian
Có thể bạn thấy hơi nản vì lại phải đọc thêm một Top x khác mà bạn biết chắc là cần học rồi. Đừng vội, để giúp bạn ngưng trì hoãn và bắt đầu học một (hoặc một vài) kỹ năng ngay lập tức, đây là ba câu hỏi dành cho bạn:
Liệu bạn có thể phát triển tốt cả 6 kỹ năng cùng lúc? Nếu câu trả lời là không, hoặc bạn không biết, hãy đến với câu hỏi số 2.Vậy thì những kỹ năng nào nên được ưu tiên học trước?Lúc nào thì bạn sẽ bắt đầu học những kỹ năng đó?

Công cụ giúp bạn trả lời: Ma trận tiện ích thời gian

Ma trận tiện ích thời gian (time-utility matrix) là công cụ giúp giải quyết vấn đề có quá nhiều thứ để học trong khi có rất ít thời gian được công bố trên tạp chí Harvard Business Review (HBR), một trong những tạp chí danh giá hàng đầu thế giới.
Ma trận này được chia làm 4 ô dựa trên mối tương quan giữa thời gian (time to learn) và độ hữu dụng (usefulness). Trong đó, thời gian là khoảng thời gian bạn cần bỏ ra để học một kỹ năng, còn độ hữu dụng là khả năng ứng dụng của kỹ năng đó.
Kết hợp thời gian và độ hữu dụng, bạn sẽ có được một ma trận 2 × 2 đơn giản với bốn góc phần tư như sau:
Học ngay lập tức: độ hữu dụng cao, cần ít thời gian học Lên lịch một khoảng thời gian để học nó,tốt nhất là ngay trong lịchcủa bạn: độ hữu dụng cao, cần nhiều thời gian học Học khi có cơ hội (khi di chuyển, rửa bát, nghỉ trưa…): độ hữu dụng thấp, cần ít thời gian học Cân nhắc xem có cần học hay không: độ hữu dụng thấp, tốn nhiều thời gian
Sắp xếp được các kỹ năng bạn muốn học vào 4 góc phần tư này, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi 2 và 3 ở phía trên. nhưng làm sao để khai thác ma trận này hiệu quả nhất có thể?
Ma trận tiện ích thời gian (Time-utility Matrix)
Ma trận tiện ích thời gian (Time-utility Matrix)

Hãy ứng dụng ma trận tiện ích thời gian một cách SMART 

Để đưa ra câu trả lời đúng đắn nhất cho hai câu hỏi trên, bạn cần sắp xếp các kỹ năng vào đúng vị trí trong ma trận, hay nói cách khác, bạn phải làm rõ mức độ hữu ích và lượng thời gian cần dành ra cho từng kỹ năng. Trong khi đó, hai yếu tố này được quyết định bởi mục tiêu của bạn. 
Tóm lại, điều bạn muốn là gì?
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến hoặc rất quen thuộc với nguyên tắc SMART sau, một nguyên tắc “thông minh” có tính ứng dụng cao để thiết lập mục tiêu:
S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu. M – Measurable: Đo lường được A – Attainable: Có thể đạt được R – Relevant: Liên quan đến mục tiêu dài hạn T – Time-Bound: Có thời hạn
Đã đến lúc bạn ứng dụng nguyên tắc này để sử dụng hiệu quả ma trận tiện ích thời gian. Hãy cùng nhìn lại 6 kỹ năng được khuyên học nhiều nhất dành cho sinh viên năm nhất, nhưng một phiên bản SMART hơn:
Kỹ năng giao tiếp: học cách tự tin trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi cho thầy cô trong tất cả các môn học mà không ngại ngùng hoặc sợ sai. Kỹ năng tin học: Trình bày tiểu luận đúng quy chuẩn và đẹp mắt. Khả năng ngoại ngữ: Đạt 8.0 IELTS trong 8 tháng, trong đó kỹ năng nói ít nhất 7.5. Kỹ năng làm việc nhóm: Nhóm của bạn luôn nằm trong top 4 nhóm điểm cao nhất lớp, và điểm của bạn không thấp hơn bạn cao điểm nhất trong team 2 điểm. Kỹ năng tạo dựng các mối quan hệ: Có một nhóm bạn tốt sau năm nhất. Kỹ năng quản lý thời gian: Học cách quản lý công việc bằng Google Calendar để luôn luôn hoàn thành công việc trước deadline ít nhất 1 ngày (với deadline ngày) hoặc 3 tiếng (với deadline có thời gian cụ thể) trong học tập, hoạt động câu lạc bộ và đi làm thêm.
Sau khi đặt mục tiêu cụ thể cho từng kỹ năng bạn muốn học, việc xác định thời gian hoàn thành và độ hữu ích của các kỹ năng đó đã trở nên rõ ràng và dễ dàng hơn rất nhiều. Việc còn lại của bạn chỉ là sắp xếp các kỹ năng đó vào ma trận. 6 kỹ năng trên khi được xếp vào ma trận tiện ích thời gian sẽ như sau:
Bảng ma trận tiện ích thời gian
Bảng ma trận tiện ích thời gian
Sau khi xếp các kỹ năng vào ma trận tiện ích thời gian, bạn đã xác định thứ tự ưu tiên và thời điểm mà bạn sẽ bắt đầu học những kỹ năng mới. Lúc này, bạn nên tiếp tục khai thác triệt để ma trận bằng cách ứng dụng nó với từng mảng kiến thức trong một kỹ năng để tối ưu hóa thời gian của mình. Bạn có thể tìm hiểu thêm ví dụ về việc học Excel trong bài viết này trên tạp chí HBR.

Lời khuyên cuối cùng

1. Luôn ghi nhớ mục tiêu SMART mình đặt ra ban đầu.  Và tập trung để hoàn thành mục tiêu đó.
2. Không ngừng so sánh và đánh giá những gì mình đã làm được so với mục tiêu sau một khoảng thời gian nhất định. Khi mới bắt đầu sử dụng ma trận này, vì thiếu thông tin và kinh nghiệm, có thể bạn đã sắp xếp một số kỹ năng chưa đúng vị trí. Sau 1 hoặc 3 tháng (hoặc một khoảng thời gian khác phù hợp với bạn), hãy xem xét lại những kiến thức hoặc kỹ năng mình đang và sẽ học để chắn chắn mỗi kỹ năng đều có thứ tự ưu tiên hợp lý. Và cà tự hào về những gì mình đã học được.
3. Đối với các kỹ năng trong ô “Học khi có cơ hội”, hãy tự tạo ra cơ hội cho mình. T
Quay trở lại câu hỏi ban đầu: Vấn đề là, bạn nên bắt đầu từ đâu?Lần này, quyền trả lời thuộc về bạn.