Tìm kiếm khách hàng ở đâu trong thời nay là hiệu quả?
Chỉ có sales, marketing chưa đủ giỏi chứ làm gì có chuyện thiếu khách hàng =))) em thấy quan điểm này có vẻ khá đúng. Tất nhiên thời...
Chỉ có sales, marketing chưa đủ giỏi chứ làm gì có chuyện thiếu khách hàng =))) em thấy quan điểm này có vẻ khá đúng. Tất nhiên thời COVID-19 thì cơ hội cũng giảm đi kha khá. Em nhắc lại vài kênh tìm khách hàng khá thông dụng, chính vì quá phổ biến nên chúng bị bão hòa, muốn kiếm được khách thì thứ nhất phải chăm, thứ hai là may, thứ ba là phải đủ khôn khéo.
1. Mạng xã hội
Trong khoảng 5-7 năm trở lại đây, mạng xã hội tại Việt Nam ngày càng phổ biến. Đặc biệt có thể nhắc đến Facebook. Tuy rằng thị trường này khá là bão hòa rồi. Facebook ngày càng làm khó anh em. Bóp reach, hạn chế tương tác, quảng cáo đổ tiền ầm ầm mà vẫn không thấy đơn là chuyện bình thường như ở huyện.
Dạo gần đây thì có vẻ hot livestream, chỉ livestream 1h mà các chị em bán kem trộn khoe doanh thu một ngày gần trăm triệu. Trăm triệu thật thì không rõ nhưng mà bán đắt hàng thì là thật. Tuy nhiên không phải mặt hàng nào cũng livestream được.
Thêm một vài kênh nữa như Youtube. Youtube thì nếu muốn đạt được traffic thật thật mà ok thì thật sự nội dung, hình ảnh phải chất cơ. Nhiều khi đặt cái ads trên màn hình van ông lạy thầy để các thượng đế nhấn vào mà các thượng đế toàn tắt đi.
Tiếp đến là Instagram. Nổi tiếng ở mặt hình ảnh, nên các shop em follow kiểu về nail ( điển hình nhiều chỗ hút khách dã man, chỉ làm trong giờ hành chính mà vẫn full slot em toàn phải đặt trước tận 5 ngày là bình thường ạ). Mấy shop về quần áo, rồi KOLs các kiểu về du lịch cũng khá là hot.
Ở Việt Nam thì Pinterest với Twitter lại không chiếm được ưu thế, Twitter chỉ thấy bọn trẻ đẩy hashtag Kpop là nhanh =)))
2. Content + SEO + Adsword = SEM
Kênh này thì rõ ràng là đạt hiệu quả rồi. Nhìn bảng giá dịch vụ seo của các bác top đầu toàn gói cả tỷ một năm. Em nhìn bị sốc. Sương sương thuê agency cũng đã 20 triệu để nuôi SEO một tháng cho từ khóa có độ khó trung bình. Một vài mảng y tế, mỹ phẩm, dược thì chạy quảng cáo phải gọi là ầm ầm, một ngày chạy hết mấy trăm triệu tiền ads.
Tất nhiên thì khi cái nào cạnh tranh quá thì thuê SEM đắt => bỏ SEM là thấy hậu quả ngay. Tiếp tục thì đợt dịch này đơn cũng khó chốt đơn hơn.
Tuy SEO thực ra có một phần lẫn lộn với mạng xã hội nhưng em vẫn tách ra, bởi SEO theo bác Google là chính. Mỗi lần bác hắt xì hơi là chúng sinh lại điên đảo. Nhưng không thể phủ nhận được giá trị của content chất, hình ảnh chất, …
À hình thức rải backlink qua forum, các trang web rao vặt với các sản phẩm bán lẻ cũng có thể gia tăng độ nhận diện.
3. Tận dụng mối quan hệ, mạng lưới cá nhân
Trong số các kênh tìm kiếm khách hàng thì đây có lẽ là cách thức đơn giản nhưng có thể đem về những hiệu quả trực tiếp, thiết thực nhanh chóng. Đặc biệt khi khách hàng cũ của bạn giới thiệu khách hàng mới thì độ trust sẽ là khá cao! Thậm chí quay lại những khách hàng cũ mà đã từ chối bạn thì cũng có khả năng đó!
Tuy nhiên thì mạng lưới phải đủ động thế nào để bạn có thể bán hàng được một năm?
4. Tìm kiếm trong những buổi sự kiện kết nối (Networking)
Bổ trợ cho mục 3 thì nếu mối quan hệ của bạn chưa đủ rộng thì hãy tham gia các sự kiện event. Những buổi họp mặt nói chuyện này không những thêm được kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm mà còn là những mối quan hệ cực kỳ đắt giá. Không phải từ lần gặp đầu tiên thì bạn đã có thể chốt luôn được hàng. Mà càng khách tiềm năng khủng thì họ càng cần nhiều khảo nghiệm hơn đối với bạn. Tuy nhiên một khi đã đạt được thì đây là khả năng vô hạn.
5. Các công cụ quảng cáo marketing
Nói về marketing thì rất rộng lớn: online offline, digital ,… Những công cụ quảng cáo ví dụ như email marketing, các tool có tính tự động quét sẽ nhanh chóng hơn thời gian bạn làm tay. Một vài công cụ như Mailtester, Builtwith, Salesforce,… khá là hữu ích.
6. Quảng cáo qua báo chí, truyền hình
Hiện nay thì số lượng truy cập của các kênh báo online như Zing, Kenh14, Dantri chỉ xếp sau mỗi Google, Cốc Cốc, Youtube, Facebook tại Việt Nam. Nên hình thức Booking, PR qua báo chí có thể nói là cực kỳ hữu hiệu, mỗi một loại báo đều có đặc điểm riêng.
Ít tiền thì mua bài PR trang cuối, nhiều tiền thì banner, Video trang chỉ chính giữa,… Có thể cả mục đăng bài, ghim bài trên fanpage báo nhưng em thấy nó không hiệu quả cho lắm.
7. Quảng cáo ngoài trời
Nhiều bác còn chưa thật sự để ý lắm về hình thức này tuy rằng nó hiển hiện trong cuộc sống. Nếu các bác để ý thì rõ ràng những nhãn hàng lớn về bảo hiểm, đồ ăn, dịch vụ, … đều có những biển quảng cáo ngoài trời lớn, quảng cáo trên phương tiện giao thông,…
Dịch vụ này giá sẽ cao hơn so với báo chí tuy nhiên thì mình thấy “đắt xắt ra miếng”
8. Sàn TMĐT
Em sẽ tách riêng hẳn mục này. Đợt dịch vừa qua, Shopee, Sendo, Tiki, Lazada cạnh tranh, chạy sales liên tục. 4 sàn này thì em đánh giá Shopee cao nhất. Thật ra thì Shopee khá giống cái chợ, rẻ thì rẻ thật nhưng hàng giả hàng nhái thì nhiều. Nên bán sản phẩm cạnh trạnh với giá cao hơn bên khác nên đầu tư thêm “mall”.
Các chính sách, cách đấu thầu từ khóa, chạy flashsales, event, mục newfeed, Follow, săn voucher của Shopee em đánh giá khá cao, phát triển thông minh. Cái này em sẽ dành một bài khác để viết riêng về sàn TMĐT này.
9. Telesales truyền thống
Hình thức truyền thống này vẫn được áp dụng đều đặn. Tuy nhiên sau nhiều lần bị bên môi giới gọi trong giờ làm em khá là bực. Nhiều khi em chặn luôn các bác ạ. Em thấy gọi điện trực tiếp hơn nhưng thiên về custom service thì ok hơn. Gọi điện cho những khách hàng cũ nhắc nhở sự tồn tại của mình, hỗ trợ về dịch vụ, mời gọi mua tiếp sản phẩm.
Làm thế nào với khách hàng khó tính?
Dường như các bước trên chỉ là liệt kê nhưng em thấy quan trọng hơn là kỹ năng để có được khách hàng. Ví dụ cùng bán hàng Facebook, cùng đổ tiền chạy Ads thì cách thức làm việc, kỹ năng làm việc là yếu tố then chốt để chốt được đơn hàng.
Em đánh giá khá cao cách tiếp cận khách hàng từ việc gây dựng lòng tin. Nếu mà có kiến thức, sự am hiểu về sản phẩm, thì việc đưa ra tư vấn và các sản phẩm cũng sẽ dễ dàng thuyết phục khách hàng hơn. Một vài blog, video đầu tư chất lượng sẽ giúp bạn làm điều đó. Tuy nhiên cách này mất khá nhiều thời gian, tâm huyết, hoặc có thể cần một vài mối quan hệ để PR bản thân.
Suy cho cùng, em thấy tốt nhất nên tạo được Brand riêng cho mình. Không chạy theo cái gì cả, nhắc đến tên mình là nhắc đến dịch vụ mình cung cấp. Lúc ý thì đã có nguồn khá ổn định rồi. tất nhiên để có thể đạt được thì còn trải qua nhiều quá trình từ việc nghiêm cứu đối thủ, lên kế hoạch, … sau đó là thực hành, giải quyết, phát sinh. Và đúng thật đôi khi là “giữ gìn còn khó hơn xây mới”.
Bài trên đây là ý kiến cá nhân của em đã tham khảo qua vài nguồn:
Các bác có đóng góp gì cứ cmt nhé!
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất