Tìm hiểu về TCĐT 2
Để tìm hiểu về các khía cạnh của trò chơi điện tử, tôi đã đọc các bài nghiên cứu có dữ liệu cụ thể, và đánh giá. Dưới đây là sự tổng...
Để tìm hiểu về các khía cạnh của trò chơi điện tử, tôi đã đọc các bài nghiên cứu có dữ liệu cụ thể, và đánh giá. Dưới đây là sự tổng hợp cùng với một số cuộc nghiên cứu người chơi của các nhà nghiên cứu, nó sẽ làm sáng tỏ và nêu ra những quan điểm của trò chơi điện tử.
Sau khi tiến hành phân tích, các nhà nghiên cứu đã đưa ra được kết quả gồm 4 chủ đề hấp dẫn chính. Bao gồm : phần thưởng xã hội, nâng cao trải nghiệm, tăng trưởng và bản sắc, và giảm căng thẳng. Những người tham gia cũng cho thấy họ bị thu hút bởi game vì các yếu tố kích thích thay vì dành thời gian cho người khác, dù là ngày tốt hay xấu và gần như game online đã trở thành một phần trong cuộc sống, trong con người họ.
Phần thưởng xã hội
Kết nối với bạn bè, lấy ví dụ Huy một sinh viên kỹ thuật 17 tuổi ở Canada, cho rằng chơi game để kết nối với những người bạn hồi nhỏ của mình và đó là phương tiện giúp họ có thể gặp mặt giao lưu với nhau mà không bị tác động bởi công việc hay chỗ ở. Ngoài ra, họ còn cùng nhau thi đấu, trong thế vận hội, trận thi đấu giữa Canada/Mỹ có sự góp mặt của Huy và các người bạn trực tuyến ở Mỹ. Hầu hết mọi người đều coi đây là một yếu tố lớn để họ thích trò chơi, và các game hiện nay cũng đều có chức năng này. Garena có phần tương tác riêng, trong khi 1 số game thì sử dụng Skype. Với tính năng này, nó giúp nâng cao kết nối khi họ có thể tương tác, bàn chiến thuật với nhau trực tuyến.
2.Nâng cao trải nghiệm
Những điều mới mẻ làm hấp dẫn người chơi, đơn giản người tham gia chơi game vì chúng vui. Những trải nghiệm tích cực giúp duy trì người chơi, và các yếu tố như cốt truyện, xây dựng- phát triển kỹ năng, tác động thúc đẩy thắng thua khiến trò chơi trở nên thú vị. Ví dụ, khi chơi TFT việc đánh ngoại binh và nổ được hũ lớn khiến người chơi cảm giác phấn khởi như giành được tiền từ đánh bạc, tuy đó là một trải nghiệm game để so với một giải thưởng trong thực tế. Bên cạnh đó, trải nghiệm “thành công” cũng cuốn hút người chơi vì chúng tạo ra cảm giác sung sướng, Chẳng hạn đạt được một thông thạo cao với 1 vị tướng trong Liên Quân, hay cả thành công nhỏ như mua được 1 viên ngọc 3 tốt.
3.Tăng trưởng bản sắc
Những người tham gia cho thấy họ ngày càng tiến bộ với tư cách là người chơi của trò chơi trực tuyến bởi các kỹ năng, kỹ thuật, cả trong và ngoài trò chơi. Kimberly, kết bạn ngoại tuyến tại trường đại học thông qua việc học các trò chuyện trong game, cô thấy mình tự tin hơn nhờ vào việc chơi game. Về phần phát triển kỹ năng và các kỹ thuật, người chơi phát triển trong quá trình chơi, như là tư duy và chiến lược. (Carson có vai trò lãnh đạo trong guild nhờ vào kỹ năng, kỹ thuật của mình). Với cá nhân anh, trò chơi tạo ra cảm giác làm chủ mà anh ấy còn thiếu ở các lĩnh vực khác trong đời sống hồi còn học đại học. Có người thì cho rằng sự phát triển trong trò chơi (như kỹ thuật) cũng giúp thúc đẩy cuộc sống bên ngoài. Tuy không phải những người tham gia đều được bầu chọn là game thủ, nhưng nhiều người tin game có vai trò quan trọng trong cuộc sống của họ.
4.Giảm căng thẳng
Phần lớn những người tham gia nói họ sử dụng game như một công cụ giải tỏa buồn chán một cách đáng tin cậy khi gặp áp lực hay cảm xúc không vui. Như Eddy chia sẻ về một đợt chơi game gần đây, anh ta nói bắt đầu vì có mục tiêu là Thư Giãn.
Chủ đề 1: Chơi game có ý nghĩa và có mục đích
Những người tham gia tiết lộ rằng chơi trò chơi điện tử là một hoạt động có ý nghĩa và có mục đích, và nó giữ một vị trí trong cuộc sống của những người tham gia. Ví dụ, tình bạn được hình thành xung quanh các trò chơi, đó là điều họ thích thú, một số muốn làm việc trong ngành công nghiệp trò chơi điện tử trong tương lai và họ dành thời gian suy nghĩ về trò chơi.
Khi được hỏi về việc có cần cắt giảm thời gian chơi game không, một người tham gia tên Adam trả lời : Tôi luôn thích trò chơi điện tử... chúng là một phần quan trọng trong cuộc sống của tôi, đến nỗi vì chúng mà tôi trở thành một con người hoàn toàn khác. Nhiều người đã tiếp xúc với game từ nhở và lớn lên trong môi trường đó, do vậy họ cảm thấy việc chơi game là một phần trong cuộc sống của họ.
Có nhiều game thủ cho thấy họ đã “tích hợp” chơi game vào cuộc sống của họ. Hay đó là một “việc” một hoạt động được chính họ lựa chọn và quyết định làm. Game tạo ra một cảm giác “đang làm” cho họ và là một cách để lấp đầy thời gian rảnh rỗi. Trong những lúc buồn chán, muốn giao lưu với bạn bè thì game là một hoạt động thường xuyên với họ. Cơ bản là vì chơi game thì dễ dàng và cần ít lý trí hơn là các hoạt động như học tập, lao động, tập thể thao hay thậm chí là nghĩ về một số hoạt động khác. Họ cho rằng các việc khác thì rắc rối hơn là game, và đôi lúc còn khó khăn. Trong khi game lại đem lại sự vui và cảm giác “làm”. Theo họ, MỤC ĐÍCH mà họ chơi trò chơi điện tử là thư giãn, kiểm soát, thử thách và đạt được mục tiêu. Khẳng định rằng trò chơi không được coi là một hoạt động thụ động, mà là một hoạt động mà người chơi được thúc đẩy bởi cảm giác tự thử thách và cải thiện bản thân. Benard cho rằng : Bạn có thể cải thiện bản thân trong cảm nhận về trò chơi … Và cảm giác có thể nhanh hơn họ và thông minh hơn họ, bạn biết đấy, điều đó thực sự rất hấp dẫn.
Thảo luận về cảm giác đạt được thành tựu trong các trò chơi kĩ năng, nhất là các trò chơi có xếp hạng, các game thủ nói về “cảm giác xác nhận” và “cảm giác vui vẻ” thông qua trò chơi
Những tác động tích cực và tiêu cực của việc chơi game
Những lợi ích của việc chơi game thường thấy
Khả năng phản xạ nhanh hơn, để chơi tốt một số tựa game đòi hỏi game thủ phải nhanh nhạy với các tình huống trong game, phản ứng tốc độ cao khi có biến cố. Như trong các trò chơi bắn súng, thì phản xạ được âm thanh hay ảnh đối thủ là yếu tố rất cần thiết. Chính vì thế, game thủ có thể tập luyện khả năng này bằng thông qua các cuộc giao đấu.
Rèn luyện khả năng tập trung, trong các trò chơi kĩ năng thì cuộc đối đầu của người chơi này với người chơi khác sẽ càng cam go ở bậc xếp hạng cao, do đó muốn dành chiến thắng, thì phải tập trung vì chỉ vì những sự lơ đãng nhỏ có thể dẫn tới thất bại.
Làm việc đội nhóm tốt hơn, một số trò chơi được thiết kế với chế độ chơi đội nhóm, các game thủ có thể giao tiếp, bàn chiến lược và yêu cầu giúp đỡ, qua việc làm này khả năng làm việc nhóm cũng sẽ cải thiện.
Quyết đoán hơn, những tình huống diễn ra nhanh yêu cầu game thủ phải quyết đoán như thủ hay công, đánh trụ hay tổ chức giao tranh cũng khiến tính quyết đoán phát triển.
Tác hại của việc lạm dụng trò chơi
Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, việc chơi game nhiều và liên tục kiến cơ thể bị kiệt sức, tuy mệt nhưng vì não vẫn tiết ra các chất tạo vui vẻ, nên người chơi vẫn không dừng lại, điều đó giống việc tra tấn cơ thể. Ngoài ra việc thiếu vận động, khiến máu không lưu thông, trong một số trường hợp còn xảy ra những bệnh hay vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Ảnh hưởng đến tâm lý, nội dung trong game sẽ tác động tâm lý của người chơi ở mức độ khác nhau với từng người. Nội dung bạo lực sẽ thúc đẩy các hành vi nóng giận, bạo lực của người chơi, hay các nội dung không lành mạnh cũng có thể khiến người chơi dễ sa ngã, thái độ sai lệch với cuộc sống.
Gây nghiện, chơi game tạo ra nhiều khoái lạc, chúng cũng dễ thành thói quen vì thế người chơi nếu không có sự chịu đựng, sẽ có thể bị lạm dụng trò chơi.
Tác động không nhỏ đến tương lai, hành động hay cách cư xử không tốt là tác động dễ gặp trong game, ngoại tuyến thì game online có thể kiến học sinh, sinh viên xao nhãng học tập để theo đuổi những giá trị ảo, sự chứng tỏ, xác nhận bản thân trong game. Chính điều đó, khiến học sinh sinh viên lãng phí thời gian, mất đi các cơ hội trong cuộc sống và tương lai từ đó sẽ thay đổi theo chiều hướng đi xuống.
Tạo ra sự lười biếng, ham cảm giác vui vẻ khiến con người trì hoãn, ngại khó hơn, các chất dẫn truyền thần kinh đã được giải phóng trong quá trình chơi game rồi do đó khi làm các việc khác chúng sẽ bị hạn chế, và biểu hiện là ít động lực hơn, rồi nhanh chán và không tập trung cao độ, những vấn đề này càng làm cho người chơi lười biếng và có thể tạo thành một nếp sống tiêu cực.
Giải pháp chơi game an toàn
Nếu có thể thì hãy tránh xa game, game không dễ để kiểm soát như ta nghĩ, nếu chủ quan và coi thường thì khi tiếp xúc, chơi game sẽ lôi kéo ta sa ngã một cách âm thầm, sự gợi ý hàng đầu đối với hầu hết mọi người vẫn là tránh xa.
Thái độ sống và cách suy nghĩ giúp ta vượt qua mong muốn chơi game, sự khiêm tốn lớn đồng nghĩa với mong muốn thể hiện bản thân nhỏ thì cá nhân đó sẽ ít mong muốn chơi game hơn. Thái độ thoải mái với cuộc sống, cũng làm con người bớt buồn chán và đi tìm thứ để giải trí. Cách suy nghĩ khôn ngoan, tỉnh táo bằng hiểu biết, quyết tâm sẽ có thể vượt qua cảm giác chơi game mãnh liệt.
Hoạt động thể chất thay thế và hạn chế game, các hoạt động như chơi các bộ môn thể thao đá bóng, đánh cầu, bóng bàn hay chạy bộ lấp đầy khoảng thời gian rảnh, tạo ra những kết nối thật, các điều này cũng cần phải đầu tư sự cố gắng để phát triển, nhờ vậy mà có thể thay thế và hạn chế thời gian, tài nguyên cho game.
Giới hạn thời gian, chơi game ít hơn 2 giờ mỗi ngày, và chỉ chơi khi đã làm xong các việc chính, tuy nhiên điều này không dễ thực hiện và dễ bị đứt chuỗi, không được liên tục.
Những người đồng hành, bạn bè và những mối quan hệ trong cuộc sống là một phần tất yếu của các cảm xúc tích cực, sự trao đổi, khuyên bảo của bạn tốt khiến ta mạnh mẽ, không bị mê muội, chìm đắm.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất