Theo Ngô Đức Thịnh: "Văn hóa ẩm thực là lối ăn uống hay cách ứng xử về ẩm thực tùy theo môi trường sống. Hiểu theo nghĩa rộng là lối sống, tùy thuộc vào môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái, theo tộc người vùng miền, giai tầng xã hội tạo nên văn hóa ẩm thực khác nhau."
Theo Nguyễn Hồng Quang: "Tiếp biến văn hóa - một hình thức biến nhiều lợi ích tiềm năng mà giao lưu văn hóa đem lại những lợi ích thực tế - là hiện tượng tiếp nhận có chọn lựa một số yếu tố văn hóa ngoại lai và biến đổi chúng cho phù hợp với văn hóa bản địa. Sau một thời gian biến đổi và sử dụng thì chúng trở thàng những yếu tố văn hóa bản địa ngoại sinh."
Qúa trình giao lưu và tiếp biến ẩm thực Việt tại Hàn Quốc qua một vài món ăn tiêu biểu

1. PHỞ

Phở được coi là "quốc túy ẩm thực" của người Việt. Nếu như ở Việt Nam, món ăn này được chế biến dưới sự kết hợp tinh túy của bánh phở và nước dùng, kèm theo các loại rau thì khi sang đến Hàn Quốc đã bị biến đổi ít nhiều cho phù hợp với văn hóa bản địa bao gồm điều kiện tự nhiên và văn hóa dân tộc.
Về nguyên liệu:
Thứ nhất, ở Việt Nam sử dụng bánh phở tươi, sợi to trong khi đó tại Hàn Quốc sử dụng sợi phở khô, nhỏ hơn và dai hơn. Thứ hai, gia vị đặc trưng trong nấu nước dùng là gừng, quế hương, ngũ vị hương..., tuy nhiên do điều kiện thời tiết cũng như người Hàn Quốc không có thói quen sử dụng các loại gia vị này nên cũng không được sử dụng. Thứ ba, các loại rau ăn kèm như húng quế, rau mùi, ngò gai cũng không được sử dụng phổ biến tại Hàn Quốc do họ không có thói quen ăn các loại rau này. Đó cũng là một trong những lý do mà Phở Việt tại Hàn Quốc có sự khác biệt về hương vị so với phiên bản gốc.
Về cách chế biến:
Công thức chế biến món phở hầu như là giống nhau. Tuy nhiên, do đặc trưng về khí hậu cũng như thói quen ăn uống khác nhau nên đã có một vài sự biến tấu cho phù hợp với người dân xứ lạnh. Người Hàn Quốc rất thích vị ngọt tự nhiên từ các loại rau của quả, vậy nên thay vì dùng xương bò ống họ đã sử dụng các loại củ quả như hành tây, củ cải trắng, cà rốt, gừng để làm nước lèo. Đó cũng là lý do mà "nước lèo" tại Hàn có vị ngọt tự nhiên, hương vị đậm đà, không bị "lớ lớ" vị bột ngọt.
Phở Việt Nam đa dạng với các món ăn khác nhau như: Phở tái, phở nạm, phở gà... thì ở Hàn Quốc chủ yếu là phở bò thái miếng dày và lớn, đặc biệt phải cho nhiều nước dùng vì người Hàn Quốc rất thích các món ăn có nước. Do điều kiện thời tiết mang tính hàn đới nên "ớt cay" hay "ớt bột" là một trong những gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp tại Hàn Quốc. Trong món Phở cũng vậy, các đầu bếp Hàn Quốc đã sáng tạo ra món "Phở cay" để ăn kèm với Kim chi hay củ cải muối.
H1: <i>Phở được đựng trong tô lớn sau đó múc ra chén nhỏ. </i>Nguồn<i>: https://www.youtube.com/watch?v=-VyWhVtYVSM</i>
H1: Phở được đựng trong tô lớn sau đó múc ra chén nhỏ. Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=-VyWhVtYVSM
Về cách trang trí món ăn
Phở Việt tại Hàn Quốc hay Trung Quốc đều được đựng trong một tô lớn và dùng chén nhỏ múc riêng ra ăn. Bánh phở ở dưới, có nhiều giá và thịt trong tô, không cho các loại rau khác vào trừ khi có yêu cầu của khách, ăn kèm với kim chi hoặc củ cải muối. Bát phở Việt tại Hàn chủ yếu thấy thịt và bánh. Bên cạnh đó, người Hàn sử dụng chanh vàng (lemon) thay vì chanh xanh (lime) như ở Việt Nam. Nhờ biến tấu một cách tài tình và hợp lý mà Phở Việt được rất nhiều người tại xứ sở Kimchi yêu thích.
H2: <i>Cách bày trí Phở mang chuẩn phong cách ẩm thực Hàn Quốc</i>. Nguồn : <i>http://congdoanxaydungvn.org.vn/tin-tuc/t1189/pho-viet-nam-o-han-quoc.html</i>
H2: Cách bày trí Phở mang chuẩn phong cách ẩm thực Hàn Quốc. Nguồn : http://congdoanxaydungvn.org.vn/tin-tuc/t1189/pho-viet-nam-o-han-quoc.html

2. BÁNH MÌ

Mặc dù bánh mì có nguồn gốc từ Pháp nhưng qua bàn tay biến tấu tài tình của người Việt, bánh mì Việt Nam trở thành một trong những món ăn được nhiều người nước ngoài yêu thích, đặc biệt là hàn Quốc.
Bánh mì đến với Hàn Quốc là do niềm đam mê ẩm thực Việt của cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc như các du học sinh để thỏa lấp nỗi nhớ quê hương hay cả những người Hàn quá yêu thích hương vị bánh mì mà mang đặc sản này về với quê hương họ.
Về nguyên liệu
Bánh mì Việt Nam đa dạng với các hương vị khác nhau như: bánh mì thịt nguội, bánh mì pate, bánh mì thịt quay, bánh mì cá nục, bánh mì thịt gà... Thì tại Hàn Quốc chủ yếu chỉ có bánh mì nhân thịt gà hoặc thịt nướng. Đặc biệt người Hàn Quốc không thích ăn nội tạng cũng như các loại dưa chua với bánh mì vì họ cho rằng không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó, bánh mì việt tại Hàn Quốc sử dụng rất nhiều hành và xà lách làm.
H3. <i>Thực đơn bánh mỳ Việt Nam phong cách Hàn Quốc</i>
H3. Thực đơn bánh mỳ Việt Nam phong cách Hàn Quốc
Về cách chế biến
Mặc dù được nhập men từ Việt Nam tuy nhiên bánh mì Hàn Quốc khá cứng, đặc ruột, dai, không xốp, vỏ bánh mì không được giòn như ở Việt Nam. Vì người Hàn Quốc không dùng nước mắm nên nước sốt cũng có hương vị riêng, họ chủ yếu dùng xíu mại làm nước sốt. Đó cũng là lý do nhiều người Việt Nam cũng như người Hàn Quốc thắc mắc tại sao bánh mì Việt Nam tại Hàn Quốc khác biệt với bánh mì gốc.
Về cách trang trí
Tại Việt Nam, bánh mì được bán ở khắp mọi nơi, từ các lò bánh mì truyền thống, đến các sửa hàng siêu thị hay bán rong trên đường phố, rất dễ dàng bắt gặp một chiếc xe bán bánh mì thô sơ với một vài nguyên liệu đơn giản nhưng lại tấp nập khách hàng. Trong khi đó, tại Hàn Quốc bánh mì được bán ở các cửa hàng đã được đăng ký kinh doanh cũng như chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, bánh mì tại Hàn Quốc được cắt lên đĩa, nhồi nhét khá nhiều nhân nên dễ bị rơi ra ngoài. Với những khách hàng mang đi bánh mì sẽ được bỏ vào giấy khói và túi khá đẹp mắt.
H4. <i>Bánh mỳ bò kho mang trong mình "tâm hồn Việt, style Hàn Quốc"</i>
H4. Bánh mỳ bò kho mang trong mình "tâm hồn Việt, style Hàn Quốc"
Tại sao lại có sự tiếp biến văn hóa ẩm thực Việt Nam tại Hàn Quốc
Để trả lời được câu hỏi này sẽ là một chặng đường dài. Với vốn kiến thức chuyên ngành văn hóa truyền thông của mình, tác giả sẽ cố gắng giải đáp một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất có thể.
Đầu tiên, Hàn Quốc là một quốc gia có "nội lực văn hóa mạnh", điều này thể hiện rõ trong việc dù trải qua hơn 400 năm thống trị bởi phong kiến Trung Hoa nhưng vẫn không bị Hán hóa. Với ý thức tự tôn dân tộc cao, trong thời kỳ lịch sử vua Sejong sáng tạo ra chữ viết tiếng Hàn có tên là "Hangeul" từ Hán tự Trung Hoa và được sử dụng rộng rãi đến ngày nay.
Tương tự, trong ẩm thực người Hàn cũng như cộng đồng người Việt phải biến đổi một số hương vị trong các món ăn Việt để phù hợp với điều kiện khí hậu cũng như khẩu vị để có thể dễ dàng hòa mình vào văn hóa ẩm thực Hàn Quốc. Bên cạnh đó là cái gọi là "không muốn trở thành bản sao" , "được là chính mình" đã thúc đẩy lòng tự tôn dân tộc của người Hàn phải thay đổi và sáng tạo những tinh túy mà họ được học hỏi từ bên ngoài. Mặc dù có sự thay đổi nhưng món ăn Việt tại Hàn vẫn mang hồn cốt của tinh hoa ẩm thực Việt.
Tiếp đến, "văn hóa tiếp nhận mang tính cởi mở" được thể hiện trong việc người Hàn Quốc tiếp nhận các món ăn, đồ uống của nước ngoài sau đó biến tấu, thay đổi để làm đa dạng cho nền văn hóa ẩm thực của mình. Để làm được điều này thì người dân, chính quyền Hàn Quốc đã nỗ lực xây dựng một hệ thống quảng bá văn hóa ẩm thực qua làn sóng phim Hallyu, các idol K-pop hay trong xuất khẩu ẩm thực ra nước ngoài. Đây là một điểm mà các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam cần nỗ lực học hỏi.
Kết luận
Ngày nay, người Hàn Quốc đang dần dần có sự yêu mến đặc biệt tới Việt Nam. Trong đó, gia đình đa văn hóa Hàn - Việt được xem là cây cầu nối liền quan hệ hữu nghị hai nước và ẩm thực Việt Nam sẽ có những bước tiến sâu hơn vào thị trường này. Hy vọng rằng, trong tương lai ẩm thực Việt sẽ có nhiều bước tiến xa hơn, ảnh hưởng sâu rộng hơn, mạnh mẽ hơn, có sức lan tỏa hơn tới văn hóa ẩm thực Hàn Quốc.