Tiếng cười của người Trung Quốc và ám ảnh về sự yếu kém
Hồi còn học trong trường đại học,vào 1 hôm đúng tiết học kinh tế vĩ mô và cũng là tiết đầu tiên của môn học thì 1 thày giáo mới đi...
Hồi còn học trong trường đại học,vào 1 hôm đúng tiết học kinh tế vĩ mô và cũng là tiết đầu tiên của môn học thì 1 thày giáo mới đi du học từ Mỹ về đến đảm nhiệm môn học này. Thày giáo tuổi đời còn khá trẻ chỉ hơn chúng tôi có 5 tuổi thôi,thày đẹp trai,thày nói đến nhiều thứ mới lạ bên trời Tây mà nhiều đứa trong chúng tôi phải há hốc mồm. Tuy nhiên trái với vẻ ngoài ban đầu chỉ vài ngày học sau chúng tôi nhận thấy có vẻ thày luôn có dáng vẻ của 1 kẻ tự kiêu. Thày luôn chê trách đất nước ta kém hơn nước Mỹ,trì trệ hơn nước Mỹ và sinh viên Việt Nam thụ động hơn sinh viên Mỹ. Thầy luôn coi ai đó luôn là kẻ dưới cơ hơn mình và mình là kẻ thức thời nhất. Tất nhiên sinh viên chúng tôi nhiều người không thích thày cũng vì lý do tự kiêu đó và cũng vì thày hay cho điểm thấp khiến chúng tôi nhiều đứa phải học lại. Thày cứ tự kiêu như vậy cho đến 1 ngày thày đã phải thay đổi lại cách suy nghĩ đó sau 1 chuyến đi du lịch tới Lạng Sơn.
Vào ngày kết thúc môn học,1 bạn trong lớp tôi có rủ cả lớp có đi chơi du lịch tại quê bạn là ở Lạng Sơn. Bạn mời được rất nhiều người trong lớp trong đó có cả thày giáo khó tính kia nữa. Lộ trình đi thăm Lạng Sơn bao gồm cả đi thăm cửa khẩu Tân Thanh và sang kia biên giới nước bạn. Trước khi đi bạn đó đố nhau xem ai mua được 1 món hàng với giá tiền rẻ nhất và mọi người thống nhất là mua chiếu trúc. Thày giáo tôi cũng muốn chơi như để chứng tỏ rằng mình là người có hiểu biết về kinh tế. Chuyến đi cuối cùng cũng đã sang bên kia nước bạn,thày giáo ngay lập tức đi tìm mua chiếu trúc. Tới hàng đầu tiên hỏi giá,chủ hàng phán luôn 1 triệu-thày giáo chê đắt và đòi giảm giá xuống 700k. Tay chủ hàng kia bất ngờ đồng ý luôn khiến cho thày tôi có cảm giác là mình bị hớ,thày lừa lừa lúc tay chủ hàng gói hàng lại thì nhanh chân chạy đi luôn. Tay chủ hàng kia nhìn thấy thày chạy thì bật cười hô hố khiến cho các dãy hàng khác cũng thi nhau bật cười theo. Tới cửa hàng thứ 2 thày quyết tâm mặc cả giá thấp hơn nữa: ok 500k có bán thì mua,tay chủ hàng lại lắc đầu,thày tức tối bỏ đi để rồi lại nhận lấy tiếng cười như rang ngô của mấy tay thương buôn. Tới hàng thứ 3,thày ấn định luôn là 600k và lần này tay buôn người Tàu lưỡng lự 1 chút rồi đồng ý bán luôn. Thày biết chắc đây là mức giá hợp lý nên vui vẻ cười lại với chủ hàng như cái cách tay buôn kia cười lại với thày. Và rồi chuyến đi kết thúc,mọi người tập hợp nhau lại khoe với nhau những món đồ mà mình mua được người thì mua được 1 chiếc USB với giá chỉ 100k người thì khoe mua được đống quần áo với giá bèo và cuối cùng ai đó khoe xem chiếu trúc đứa nào mua được rẻ nhất đẹp nhất
Thày giáo tôi hí hửng khoe đầu tiên, 600k sau 3 lần đàm phán và thầy ngưỡng tưởng là ai đó sẽ khen là rẻ vì giá ở dưới Hà Nội chiếc chiếu cùng loại thế này ít nhất cũng là 1 triệu 5k. Nhưng chỉ rất nhanh sau đó mọi người đang từ vui mừng chuyển sang biến sắc. Cô bạn chủ trì chuyến đi còn thấy ái ngại hơn cho thầy và chính vì thái độ đó thầy không hiểu là mình đã làm sai cái gì. 400k thôi thày ạ,cô bé lý nhí trong cổ họng đáp lại thày,mấy đứa bạn khác cũng nói lại như vậy. Ban đầu thầy không tin nhưng khi nhìn lại hóa đơn mua hàng thì thày đã rất sốc khi mình lại là kẻ mua đắt nhất trong số nhưng người đi mua. Mọi người thông cảm cho thày vì thày chưa quen nên mua đắt cũng là lẽ thương tình nhưng với thày điều đó động chạm vào lòng tự ái nhiều lắm. Đường đường là 1 thạc sỹ kinh tế học ở Mỹ về cơ mà sao lại thua cả mấy tay con buôn ít học thì nhục. Suốt cả chuyến xe lúc về thày lầm lỳ chẳng nói câu gì cả. Và từ đó trở đi thày luôn bị ám ảnh vì cái kỉ niệm đó và thày sẽ mãi mãi không bao giờ quên cái tiếng cười như nắc nẻ của mấy tay thương nhân Trung Quốc . Cái tiếng cười như xoáy sâu vào sự kém cỏi, non kinh nghiệm của thày cũng như của bao nhiêu con người Việt Nam ta vậy.
/quan-diem-tranh-luan
- Hot nhất
- Mới nhất