Tiến trình hợp âm - hãy nhìn theo hướng đơn giản (Phần cuối)
Lời mở đầu: Đây là bài viết cuối cùng cho chuỗi bài viết này, vì tôi chia sẻ tổng quan về các yếu tố để xây dựng một tiến trình theo...
Lời mở đầu: Đây là bài viết cuối cùng cho chuỗi bài viết này, vì tôi chia sẻ tổng quan về các yếu tố để xây dựng một tiến trình theo một cách không đặt nặng dùng hợp âm cao siêu
Phần 1: Các bậc ở trong một giọng/key
Phần 2: Xây dựng tiến trình dựa trên các bậc và tác dụng về sức hút của bậc 5
Phần 3: Hợp âm mượn, hợp âm không thuộc trong giọng/key
Phần 4: Nốt bass trong hợp âm, điều chỉnh nốt bass
Tiết tấu
Đây là yếu tố quan trọng nhất của một bài nhạc, cảm giác lên xuống của nhịp điệu, giai điệu của bài, ngày xưa người ta gọi đó là Điệu: Fox, Tango, Cha Cha Cha, Bolero...
Bạn có thể làm 1 tiến trình hoặc hợp âm cực kì cao siêu nhưng nếu tiết tấu trong bài nhạc bạn không ăn nhập gì thì đó vẫn chưa phải là một bài hay. Đôi khi cũng hợp âm đó ở dạng bình thường nhưng đánh ra tiết tấu, nhịp điệu thì nghe hay hơn, vẫn ra tính chất của nhịp điệu. Tất nhiên là chưa thể đạt cảm giác đúng kiểu nhạc đó hoàn chỉnh như là bossa nova, blues, .... vì tính chất hợp âm của từng dòng nhạc có sự đặc trưng nhất định nữa
Điều chỉnh hợp âm
Bạn đạt được tiết tấu và có tiến trình nền tương đối ổn định rồi thì đây mới là giây phút điều chỉnh để cho bài nhạc được đặc sắc hơn và cũng dựa theo kinh nghiệm, sở thích để điều chỉnh
Ví dụ như trong bossa nova thì tôi hay dùng hợp âm m6 (Am6), M6 (C6, A6,...). Ở blues thì dùng hợp âm dominant (át):C7,A7,C9. Ở ballad, có thể dùng bậc iv để hút về bậc I (Fm-> C) thay vì dùng V về I (G->C)
Điều chỉnh hợp âm để đưa ra cảm xúc rõ ràng hơn trong bài và kết hợp với phần tiết tấu để tạo ra bài nhạc hoàn chỉnh hơn
Ví dụ dưới đây theo cảm nhận riêng của tôi khi điều chỉnh hợp âm của tiến trình I V vi IV (C G Am F), chung 1 tiết tấu đệm là quạt ballad
- Cảm giác tươi sáng: | Cadd9 | G | Am11 | Fsus2Maj7 | (ghi chú: Fsus2Maj7: F G C E)
- Cảm giác tối: | C6 (hoặc Am/C) | G/B | Am | FMaj7 |
- Một cách khác: | C9 | G6 | Am7 | Fsus2 Fsus2/F# Fsus2/G |
- Cách hay gặp hiện giờ nhưng điều chỉnh thêm: | CMaj7 | G/B | Am7 Gm11 | FMaj7 |
Đặt hợp âm ở vị trí nào
Không hẳn lúc nào trong nhịp 4/4 thì hợp âm 1 ở phách 1 và hợp âm 2 ở phách 3. Có khi hợp âm thứ 2 ở phách 2.5 hoặc hợp âm 1 ở phách cuối khung trước. Cái này gọi là đảo phách hay upbeat accent gì đó thì tôi không dám nói vì không chắc kiến thức chỗ này
Ví dụ: Free Fallin' - John Mayer
Lời kết: 5 phần vừa qua là tôi đưa ra những yếu tố để tạo nên một tiến trình, chỉ là yếu tố, không hẳn là bước. Khi xây dựng tiến trình thì dựa vào những yếu tố đó ra phân tích và đúc kết kinh nghiệm từ đó
Thật sự thì những yếu tố này để tôi đem ra phân tích về một tiến trình bài nhạc thôi, chỉ mang về giá trị học tập, phân tích và phải áp dụng được nhiều trường hợp. Nếu bạn biết nhưng không thể áp dụng thì điều đó chứng tỏ rằng bạn chưa hiểu được cách thực hiện
Ví dụ: tiến trình | C| Bb | và | E | D |, đây là tiến trình | I | VIIb |, nếu bạn nghĩ 2 tiến trình đó khác nhau thì rõ ràng bạn vẫn hiểu về tiến trình
Ví dụ khác: | G#m7b5 | C#7/G# | F#m7 |, đây là một dạng tiến trình 2-5-1 của hợp âm thứ ( F#m). Khi nhìn vào sẽ quýnh quáng nhưng nếu để ý mà không nhận ra 2-5-1 thì bạn vẫn chưa hiểu đủ
Cuối cùng là lời khuyên của tôi: "Hãy học cách hiểu, đừng vội học cách dùng", khi bạn hiểu được thì ứng dụng kiến thức sẽ dễ hơn nhiều
Tái bút: trong thời gian nghỉ lễ thì có thể tôi viết thêm một bài về cách tôi nghe và phân tích một bài hát. Mong mọi người ủng hộ
Âm nhạc
/am-nhac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất