Tiến trình hợp âm - hãy nhìn theo hướng đơn giản (P.4)
Tóm tắt 3 phần trước: - Hiểu tiến trình và đặt các hợp âm thành bậc cho tiến trình - Xây dựng tiến trình dựa trên các bậc - Hợp...
Tóm tắt 3 phần trước:
- Hiểu tiến trình và đặt các hợp âm thành bậc cho tiến trình
- Xây dựng tiến trình dựa trên các bậc
- Hợp âm mượn
Phần này tôi nói về nốt Bass trong tiến trình. Chỗ này tôi sẽ không dùng theo bậc nữa mà sẽ dùng hợp âm sẽ dễ hơn
Khái niệm
Nói về khái niệm thì nó có một vài từ ngữ liên quan: Hợp âm đảo (inversion chord), slash chord, walking bass,.. khái niệm đi sâu thì nói cũng dài dòng nên tôi sẽ chỉ nói về nốt bass trong hợp âm đó một cách đơn thuần
Về kí hiệu thì mọi người cũng hay thấy: C/E, D/F#, G/D,...
C/E - Hợp âm C dùng bass là nốt E
D/F# - Hợp âm D dùng bass là nốt F#
Để hiểu một cách đơn giản thì sau dấu '/' là phần nốt có cao độ thấp (bass)
Có những trường hợp sẽ kí hiệu là hợp âm: D/Em, F/Abm, F/Fm.. Những kiểu này thường thấy trên piano vì đây là dạng 2 kiểu hợp âm đánh cùng một lúc - Polychords, Split chords
Nhưng để cho sự đơn giản vấn đề này thì tôi chỉ nói về nốt thôi, không dám nói tới phần Polychords
Tầm quan trọng của nốt bass
Nốt bass tưởng chừng không quan trọng nhưng nó là phần nền cho cả hợp âm trong lúc đó, chỉ cần thay đổi thôi thì cảm xúc, cảm giác mang lại hoàn toàn khác
Sự di chuyển nốt bass
Để tạo nên những nốt bass hay thì yếu tố quyết định trên hết nằm ở Tiết tấu, ở đây tôi chỉ nói về những nốt bass xây dựng dựa trên một tiến trình được viết trên giấy thôi
Một ví dụ kinh điển cho việc tiến trình cho bass luôn gặp cho nhạc hiện giờ:
| C | G | Am | Em | F | C | Dm | G | - Tiến trình bài Canon
| C | G/B | Am | Em/G | F | C/E | Dm | G/B | - Thay đổi về nốt bass cho hợp âm
Và ta để ý nốt bass di chuyển theo hướng lùi C -> B -> A -> F -> E -> D ---> B. Các nốt bass đi liền theo 1 trật tự lùi tới D, và nốt B ở G/B để đi về lại C gần hơn hoặc có thể dùng G/D nếu bạn muốn giữ D đưa về C. Đây là một ví dụ kinh điển nhất cho việc sử dụng bass lùi
Chỉ đánh những nốt bass để ta thấy sự liền mạch trong đoạn bass (có thể gọi là bassline) trong tiến trình. Về cơ bản thì chúng ta xây dựng bass đi theo 1 đường liền mạch, liên kết với nhau
| C | G/B| Am | Em/G | F | C/E | Dm Dm/E | F/G | - Biến đổi một cách khác
Nếu bạn cảm thấy quá chán kiểu ở đầu thì có thể biến đổi cho một kiểu mới lạ, tất nhiên bản thân thấy nó hợp lý không nữa. C-> B -> A -> G -> F -> D -> E -> F. Thay vì cho D -> B -> C thì tôi thử một kiểu khác D->E->F, một kiểu bass đi lên - bass lùi vô cùng được thịnh hành nhưng không có nghĩa là sẽ không nốt bass đi lên
Các ví dụ khác:
| C | G/B| Am | Em/G | F | C/E | Dm D/F# | G G/B | - Mượn hợp âm D/F# để hút về G, sau đó dùng bass B của G đưa về hợp âm C
| C | Bdim| Am | G | F | C/E | D | G G/B | - Đổi G/B thành Bdim, Dm thành D
| C | G/B| Am | G | F | Em| Dm | G G/B |- Đổi C/E thành Em
Không nhất thiết các nốt bass phải liền với nhau
Đưa nốt bass liền để tạo sự liền mạch trong tiến trình nhưng không phải lúc nào nó cũng phải lùi liền nhau C-> D -> E hay E-> D -> C
Ví dụ như 4 khung này |F | C/E| Fm | G | ở C//Am chuyển thành | F | C/E | Fm/G# | G |
F -> E -> F -> G, các nốt liền nhau. Nhưng tôi có thể dùng nốt G# trong Fm để nhấn mạnh nốt G# (vốn ở ngoài âm giai) để tạo cảm giác lạ hơn và cũng vô tình rằng G# lùi về G và kết quả thành F -> E -> G# -> G
Ngoài lề cho ví dụ này nếu muốn bass liền nhau thì chúng ta có thể đi bass thành |F |-> |E -> F -> G | -> |G#| -> |G|. Chỗ này liên quan hơn về phần tiết tấu
Thêm passing chord để nối bass
Như ví dụ tiến trình canon ở trên tôi có thêm hợp âm D/F# làm passing chord để nối qua hợp âm G
Passing chord là một dạng hợp âm mượn (theo tôi hiểu), tác dụng của nó là cầu nối cho hợp âm phía sau, và việc chọn hợp âm rất tự do nên với một cách đơn giản, cục súc nhất là chọn hợp âm nào có nốt F# để nối qua G là được
Ví dụ: D/F#, F#, F#m, F#m7b5, F#dim,...
Đây là sơ lược về những hiểu biết của tôi về sử dụng bass trong hợp âm
Âm nhạc
/am-nhac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất