Tiến trình hợp âm - hãy nhìn theo hướng đơn giản (P.3)
Chào mọi người, đã một thời gian bận rộn không cập nhật gì thêm. Tôi xin phép tiếp tục chia sẻ những kiến thức và hiểu biết của tôi...
Chào mọi người, đã một thời gian bận rộn không cập nhật gì thêm. Tôi xin phép tiếp tục chia sẻ những kiến thức và hiểu biết của tôi
Theo như tôi đọc lại thì tôi nói về 'Cách đặt thứ tự các bậc hợp âm trong 4 khung nhạc (4 bars)', 'Sự dẫn dắt từ bậc 5 về bậc 1' và 'Dẫn về bậc 1 bằng bậc khác ngoài bậc 5' trong Phần 2. Và tiếp theo phần này thì tôi sẽ tiếp tục

-- Hợp âm mượn --
Đây là khái niệm để tôi giải thích chung nhất cho việc các hợp âm lạ có thể tồn tại, hòa hợp trong Key nào đó (VD: Fm, E, D trong C//Am)
Các hợp âm mượn đều có thể tồn tại theo 1 cách giải thích nào đó (mượn từ key nào, mode nào, âm giai nào đó,... ). Ví dụ như là E là secondary dominant của Am, A là secondary dominant của Dm,...
Thế nào là hợp âm mượn?
- Theo tôi nghĩ thì nó là những hợp âm có cấu tạo nốt không có trong âm giai tự nhiên của key
VD: Hợp âm E ( E G# B ) ở trong key C, âm giai tự nhiên của C không có nốt #,b mà hợp âm E có nốt G# ---> hợp âm E là hợp âm mượn trong trường hợp này
Các hợp âm ở C: C Dm Em F G Am Bdim
Vài ví dụ về hợp âm mượn: Bb, Ab, D, Ebdim, F#m7b5,... Có thể nói chung là bạn thích bỏ hợp âm gì cũng được. Đừng nghĩ nó như thế nào mà hãy nghĩ tới việc nó phù hợp hay không
Tác dụng khi dùng 'Hợp âm mượn'?
- Thật sự mà nói thì dùng hợp âm mượn giống như khi đi cầu thang bình thường và đi phải 1 nấc thang lạ (nấc thang cao hơn, thấp hơn). Tạo ra một cảm giác lạ và ấn tượng
Khi nào dùng thì hợp lý?
- Miễn bạn cảm thấy hợp lý với bản thân bạn thì dùng thôi. Xin đừng quá nghĩ ngợi nhiều. Và tất nhiên cơ bản nhất là dùng cách bậc 5 về bậc 1 để lồng hợp âm mượn vào (D-> G ở key C)
- Có thể điều chỉnh tiến trình theo biến thể khác
Gốc: | C | G | F G | C | F G | Em Am | Dm | G |
Điều chỉnh: | C | G | F G | C | F Cm5+ (x3111x) | Em A | Dm | G |
Sử dụng tạo ấn tượng và dễ bị lạm dụng?
Tôi xin phép mô tả lại việc này giống như chúng ta đi cầu thang. Cầu thang là tiến trình 1 bài hát, các nấc thang sẽ là các hợp âm trong đó
Khi gặp 2 3 nấc thang lạ (hợp âm mượn) so với bình thường (khác với chuẩn chung của các nấc) thì chúng ta sẽ bị hụt và mang cảm giác lạ tất nhiên ấn tượng kèm theo. Và chúng ta luôn ghi nhớ những cái nấc thang lạ đó để cho khỏi tránh bị hụt lần sau đi lại, đó là chỉ 2 3 nấc lạ trong cả cầu thang
Nhưng khi cầu thang mà toàn là nấc lạ thì khi đi chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu vì chỗ cao, chỗ thấp, chỗ to, chỗ nhỏ,... không quy tắc rõ ràng. Và làm cả cầu thang hoàn toàn khó đi, trải nghiệm được
Với tôi khi tạo ra nấc thang lạ thì sẽ có 2 hướng giải quyết:
1/ Trả về đúng với nấc thang (quy tắc) cũ sau khi qua nấc đó
2/ Dùng nấc thang đó là quy tắc mới luôn (chuyển giọng, chuyển key,...)
Tất nhiên không thể cản được sự cao hứng khi mượn quá nhiều làm bài nhạc cảm giác không quy tắc, nhưng miễn nó thuyết phục được người nghe thì không quy tắc đó cũng thành có quy tắc
Tới đây tôi xin kết thúc phần 3 của bài viết vì cũng đủ dài và hy vọng người đọc có câu hỏi, phản hồi về những thứ tôi chia sẻ trong đây

Âm nhạc
/am-nhac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Youforever
Quá cao siêu. Phục. Giá mà có cách gì mô tả dễ hiểu hơn :))
- Báo cáo
FBonzen
Hi Youforever,
Bạn có thể nói cho tôi chỗ nào bạn cảm thấy không dễ hiểu được không?
- Báo cáo

Youforever
Đọc thì tôi hiểu đại loại nó giống như số nhà. 21a, 21b. Khác là tròn nhạc lại dùng hoàn toàn chữ. Không dùng ký tự số. Có lẽ thế mà nó rườm rà hơn. :))
- Báo cáo
FBonzen
Ý bạn là hoàn toàn là chữ nên bạn khó hiểu? Tôi cũng chưa hiểu câu hỏi của bạn
- Báo cáo

Youforever
Đúng thế. Hay là tôi tưởng là hiểu nhưng vẫn chưa hiểu, nên hỏi câu hỏi cũng khó hiểu luôn :)) thế tóm lại có phải là giống như bên trên tôi nói không? Giống như số nhà chen giữa mà không thể đánh số họ chia 21-21a-21b
- Báo cáo

Kim Trọng
Cái bạn nói đến ở đây không phải là hợp âm mượn, định nghĩa chính xác của nó là hợp âm mở rộng (extended chords). Và thú vị 1 điểm là chơi hợp âm đó trên piano sẽ dễ hơn, logic hơn so với chơi trên guitar.
- Báo cáo
FBonzen
Hi Kim Trọng,
Cảm ơn về góp ý của bạn
Tôi thử tìm hiểu sơ về Extended Chord như bạn nói, thì có vẻ đây là loại hợp âm thêm nốt vào dựa trên quãng 3 kế tiếp tức là từ 1 3 5 thì ta sẽ thêm 7 9 13 vào hợp âm đó
Theo góc nhìn của tôi, Extended Chord chỉ là hợp âm thường + những nốt kế tiếp đó. Và nó chưa hẳn gọi là liên quan đến hợp âm mượn trừ khi cấu tạo hợp âm đó đã bị biến thể bị lạc ra khỏi âm giai tự nhiên (Natural Scale)
Giống như trong âm giai C/Am nhưng lại xuất hiện của nốt G# từ hợp âm Fm và E hoặc là Cm5+
Với cá nhân tôi thì gọi là hợp âm mượn để có thể gọi là bao quát nhất những trường hợp có hợp âm ở ngoài trong quy định 7 hợp âm cơ bản
- Báo cáo
Sala Shane
Chờ bài mới anh lâu quá =)) hay sắp tới anh viết 1 bài về Mode đi
Cảm ơn anh
- Báo cáo
FBonzen
Cảm ơn bạn đã quan tâm nhưng hiện tại do bận rộn nên không thể viết tiếp
Còn về phần mode thì tôi không khẳng định mình hiểu đúng nên không thể viết được. Nếu bạn hứng thú có thể nhắn tin cho tôi trao đổi
Thân,
- Báo cáo
Sala Shane
Cảm ơn anh rất nhiều ạ <3
- Báo cáo