Chào các bạn, tôi xin phép được nối tiếp cho P.1 của chủ đề này

-- Cách xây dựng tiến trình --
Tôi xin đưa ra câu hỏi
- Câu hỏi: có 7 con số từ 1 tới 7, nếu bốc ngẫu nhiên 4 con số bất kì trong đó thì sẽ có bao nhiêu kết quả (bao gồm việc lấy trùng số) ?. Đây là kiểu bài toán tổ hợp, chỉnh hợp là cái môn tôi dở nên kêu tôi nói đáp án thì tôi xin 'bó tay'

Từ câu hỏi trên nếu chuyển qua thành lựa các bậc bất kì cho tiến trình 4 khung (bars) trong 7 bậc của key C thì có bao nhiêu tiến trình có thể sinh ra. Tiến trình này vẫn là ghi giấy thôi, để nó có thể hoàn thiện cần có sự lựa chọn giai điệu, tiết tấu, thể loại nhạc,...
C   Dm   Em   F   G   A   Bdim
I    ii       iii     IV  V   vi   vii(dim)
Tôi xin phép ghi vài ví dụ tôi 'chế' hoặc có thể trùng bài nào đó bạn biết: 
- I-I-I-I
- I-V-vi-I
- IV-iii-IV-I
- V-IV-ii-I
- vii-iii-IV-iii
- ii-IV-V-I
- I-vi-iii-V
- ii-V-vi-I
- vi-ii-V-vii(dim)
- IV-iii-ii-I
- ii-ii-V-V
...
Có 1 kiểu câu hỏi đưa ra khi nhìn vào 1 tiến trình kì quái đều hướng đến đó là "Vì sao nó lại như vậy?". Đây là 1 kiểu câu hỏi đều hướng đến là tìm nguyên lý để áp dụng theo nhưng đa phần sẽ nhận được câu trả lời: 
- "Tôi thấy nó hay nên tôi dùng luôn" - một câu trả lời rất đơn giản kèm theo sự không thỏa mãn câu hỏi, tất nhiên là có cách giải thích nhưng có thể tác giả không biết rồi kéo theo hiểu nhầm là 'giấu nghề' :D
Nếu nhìn theo một góc nhìn khác thì có phải chúng ta đang bị rập khuôn không? VD: Hợp âm đầu phải là bậc I,IV,vi, Phải dùng passing chord, Cái này phải dùng secondary dominant, Hợp âm chỗ này có phải đang dùng Tritone hay không, Hợp âm này không dùng được ở đây...
Những khái niệm có thể giúp bạn giải thích sự tồn tại của nó NHƯNG cũng là rào cản để bạn thử cái mới vì cứ trong tâm lý là nó không hợp, nó không hợp nhưng nếu tìm ra cách để hòa hợp vào thì là một điều hay giống như câu "Vô lý nhưng nó lại thuyết phục"
Nên cách xây dựng ở đây là "Đừng dựa quá nhiều vào quy luật và hãy thử sáng tạo" và tất nhiên cũng phải có sự tham khảo những bài có tiến trình thú vị với bạn nữa. Hãy thử và học hỏi như một đứa trẻ, trẻ không biết gì hết miễn thích là học, dùng rất nhanh :D có khi không hiểu là sao lại như vậy luôn. Cũng có vài trường hợp ra siêu phẩm từ "Sự ngẫu nhiên"

-- Sức hút trước sau --
"Hợp âm bậc 5 sẽ tạo sức hút về bậc 1" (tôi dùng số thường vì nó áp dụng luôn cho cả hợp âm trưởng và thứ: G->C, Em->Am, Dm->G)
Đây là một phát biểu kinh điển, trường tồn mọi thời đại đôi khi ít nhận ra nó luôn xuất hiện trong các bài, ta sẽ thường thấy dùng G để kết ở C
Ở đây tôi sẽ nói về tiến trình cơ bản trong jazz luôn luôn gặp đó là | ii | V | I | vi |
Hãy nhìn kĩ 1 chút ii -> V thì ii (Dm) chính là bậc 5 của V (G) [ G(1) A(2) ... D(5) ] nên về lý thuyết Dm đã tạo ra sức hút tới G rất tốt
Tiếp theo nhìn qua V (G) -> I (C) , cũng là bậc 5 qua bậc 1 nên không bàn chỗ này
Khung 4 để trở về khung 1: vi (Am) -> Dm (ii), đây cũng là bậc 5 về bậc 1. Chỗ này nhiều người biến nó từ Am (vi) thành A(VI) để tạo ra một sức hút mạnh hơn về Dm và tạo ra cảm giác lạ tai hơn vì hợp âm A (A C# E) đã có nốt ở ngoài scale C/Am rồi
Kèm theo điều ở trên thì chúng ta có thể 'chế' tiến trình ra sao chỉ với khung 4?
Gốc:          | ii | V | I | vi|
Biến đổi:  | ii | V | I | VI |
                  | ii | V | I | vi - - VI| (chuyển sang VI ở phách 4 trong nhịp 4/4)
                    ...

Đó là phần cơ bản nhất - dẫn dắt hợp âm theo bậc 5, và từ đây đến lúc thử sáng tạo xem nếu chúng ta dẫn dắt bằng những bậc không phải bậc 5 thì sẽ ra sao. Tôi sẽ ghi dưới dạng hợp âm luôn thay vì bậc, một phần tôi buồn ngủ và hy vọng giúp bạn nhìn nhận thêm điều gì đó
| C#m | A | B | F# |
| Em | A | Bm | Bm A |
| D | C | G | D |
| D | A  | B | E |
| F#m | E | D | C# |
| C#m | B | A | Bbm7b5 |
| F | C | F | C |
| Em | D | B | Em B |
| C | Am | Em | G |
| C | Dm | F | C |
Và điều cuối cùng cho bài viết là Hợp âm đạt hiệu quả như mong muốn hay không thì phụ thuộc vào hợp âm trước của nó như thế nào
| E | E | và | C | E |
Bạn đánh so sánh 2 cái này và thử cảm nhận cảm giác mang lại ở hợp âm E khung 2
(Còn tiếp)