Tiền, tiền và tiền, liệu chúng ta có đang yêu vì... Tiền ?
Hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng có một tình yêu trong cuộc đời mình, còn nếu ai vẫn chưa có thì chắc chắn sẽ có thôi, và đến...
Hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng có một tình yêu trong cuộc đời mình, còn nếu ai vẫn chưa có thì chắc chắn sẽ có thôi, và đến một lúc nào đấy, chúng ta sẽ tự băn khoăn rằng rốt cuộc liệu những đặc điểm gì của người bạn đời mà chúng ta chọn sẽ là động lực để thúc đẩy tình yêu...Thực sự những đặc điểm ấy có dẫn đến tình yêu hay chỉ đơn giản là nó chỉ thúc đẩy cảm quan của chúng ta với ý nghĩ rằng họ là một người bạn đời "hoàn hảo" để duy trì nòi giống.
Động lực của một cuộc tình ?
Chúng ta có rất nhiều loại động lực, nhưng nếu để xét các loại động lực chính thì chúng ta gồm 3 loại:
Động lực của các nhu cầu cơ bản như là đói, khát, tình dục ... Nhu cầu này ai cũng có, nó như một bản năng có sẵn của cơ thể, và chúng ta sẽ đi tìm những cách để giải quyết nhu cầu đó.
Động lực ngoại sinh (Extrinsic Motivation) là một loại động lực mà khi chúng ta làm đúng, chúng ta sẽ được thưởng và nếu làm sai sẽ bị phạt. Những người sử dụng phần thưởng như một cách để khuyến khích nhân viên tăng năng suất hoạt động hoặc để ép buộc một ai đó làm điều gì đó. Loại động lực này được các nhà khoa học chứng minh là không có lợi cho sự sáng tạo cũng như sẽ giết chết kết quả trong dài hạn, nhưng nếu sử dụng một cách hợp lí và phần thưởng không bất ngờ, thì sẽ có tác dụng thúc đẩy động lực nội tại.
Động lực nội tại (Intrinsic Motivation) là loại động lực được sinh ra khi chúng ta thích thú làm một điều gì đó, chúng ta mong muốn làm nó, thử thách chính bản thân mình mà không quan tâm đến phần thưởng bên ngoài.
Qua những khái niệm về các loại động lực trên, hãy quay trở về vấn đề chính, vậy thì trong tình yêu, đâu mới là động lực thật sự ? Nếu chúng ta suy xét dưới khía cạnh sự nghiệp, chúng ta có tiền bạc, danh vọng, nhan sắc, tài năng... Vậy thì cô gái hay chàng trai mà yêu ta khi ấy, liệu họ có phải bị tác động bởi loại động lực ngoại sinh hay không, nếu đúng vậy thì chẳng phải khi chúng ta không còn sở hữu những thứ đó nữa, chẳng phải họ sẽ không còn động lực để mà yêu chúng ta ?
Thí nghiệm của Edward Deci
Vậy thì vấn đề này cũng dẫn đến một câu hỏi, đó là liệu tình yêu nên đến trước, hay sự nghiệp nên đến trước ? Và liệu rằng động lực ngoại sinh có thể làm nảy sinh động lực nội tại trong tình yêu hay không ? Chúng ta sẽ biết câu trả lời ở phần sau. Rất nhiều người, đa phần từ khi còn bé, chúng ta đã được dạy rằng sự nghiệp của bản thân nên được đặt lên hàng đầu, và bởi vì vậy cho đến ngày nay, phần lớn chúng ta vẫn sẽ coi trọng sự nghiệp và có những suy nghĩ rằng khi đã có đầy đủ tài sản và địa vị trong tay, chúng ta mới tính đến chuyện có tình yêu, liệu có thực sự là như vậy ?
Hãy thử ứng dụng thí nghiệm của Edward Deci, sinh viên ngành tâm lý học của Đại học Carnegie Mellon với trò chơi Soma. Thí nghiệm này được thực hiện với hai nhóm:
Nhóm A: Có phần thưởng
Nhóm B: Không có phần thưởng
Kết quả ở lượt chơi đầu tiên không có sự khác biệt giữa hai nhóm, nhưng càng về sau, thành tích của nhóm B lại nổi trội hơn nhóm A, điều này dẫn đến một suy nghĩ rằng là liệu chúng ta có thực sự cần những phần thưởng tác động ngoại sinh không, câu trả lời là có. Nhưng trong một số trường hợp cụ thể, đó là sử dụng phần thưởng ngoại sinh với những công việc mang tính thuật toán (dễ dàng thực hiện, có tính chất lặp lại, đã được chỉ sẵn), nhưng nếu ta dùng nó vào những công việc mang tính chất sáng tạo, nó sẽ làm xói mòn động lực nội tại. Vậy thì tình yêu là một công việc mang tính thuật toán nhiều hơn hay là mang tính sáng tạo nhiều hơn, hẳn ai cũng đã có câu trả lời trong đầu mình rồi nhỉ.
Vậy thì rốt cuộc tình yêu hay sự nghiệp nên có trước ?
Nếu xét những khía cạnh trên về động lực nội tại và động lực ngoại sinh, hẳn nhiều người vẫn sẽ có xu hướng lựa chọn sự nghiệp bởi những thành kiến cố hữu, không sai, con người chúng ta là những cá thể sinh sống trên trái đất, chúng ta cũng có những nhu cầu cơ bản và thiết yếu riêng, chỉ khi những nhu cầu cơ bản như ăn, uống, ngủ, nghỉ và được thưởng lương đầy đủ, chúng ta mới có cơ hội để nảy sinh động lực nội tại, còn nếu ngay cả những nhu cầu cơ bản cũng không đáp ứng được, sẽ không có động lực nội tại nào ở đây cả, vậy thì tình yêu cũng vậy, chúng ta không nhất thiết phải có thật nhiều tiền, phải có xe xịn, có nhà lầu, địa vị, chúng ta chỉ cần có đủ tiềm lực kinh tế để lo cho bản thân, hoặc thậm chí khi chúng ta đang còn là sinh viên cũng được, còn về người bạn đời của chúng ta, tin chắc rằng họ cũng không cần chúng ta phải lo đâu, mỗi người có thể tự làm chủ kinh tế riêng cho mình. Vậy thì cuối cùng ở đây, chúng ta vẫn thường nghĩ phải có nhiều tiền, phải có nhà cửa xịn xò, thì mới có người yêu hoặc tìm đến bạn đời ư, không cần, khi chúng ta đang ở trong giai đoạn bình thường nhất của bình thường trong sự nghiệp hoặc thậm chí khi đang còn là sinh viên, đó là lúc chúng ta nên tìm kiếm tình yêu, đừng đợi đến lúc phải có nhiều tiền, xe xịn mới tìm kiếm, đến lúc đó thực sự chúng ta không biết rằng sau này khi chúng ta mất đi những thứ đó, thì liệu họ có còn ở bên ta hay không.
Lời kết
Đừng tin hoàn toàn vào những gì chúng ta thấy, mọi thứ đều chỉ mang tính tương đối. Hãy biến những tài liệu, công trình nghiên cứu để nâng cao tư duy của bạn, hãy đối thoại và thậm chỉ là phản biện lại. Mình rất mong những lời bình luận và đóng góp mang tính xây dựng,
I'm open to constructive criticism
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất