Xin được phép trích dẫn tổng hợp những tích lập nghiệp mà người xưa khiến người nay là chúng ta có thể học hỏi.
1. Lưu Bị (161-233)

Nhân vật nổi danh hàng đầu trong thời đại Tam Quốc. Ông là người sáng lập nhà Thục Hán. Khởi đầu hàn vi với ước mong khôi phục sự uy nghi của Hán thất, ông không ngại nguy hiểm gian khó vươn lên hùng cứ một phương. Tào Tháo - nhân vật quyền mưu bậc nhất thời bấy giờ cũng phải thốt lên một câu "Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ sứ quân và Tháo này mà thôi".
Lưu Bị thuộc dòng dõi nhà Hán nhưng thủa nhỏ gia cảnh thất thế mà phải đi bán giày vải ngoài chợ để kiếm sống. Bất chợt giang sơn nhà Hán suy vi, Lưu Bị nhận thấy cơ hội đổi đời liền không ngừng phấn đấu hơn 30 năm nhưng vẫn không có nổi một tấc đất cắm dùi do không có cho mình một chiến lược phù hợp cho tình hình thiên hạ. Từ khi gặp được Gia Cát Lượng dâng kế sách Long Trung nhằm chia ba thiên hạ, tạo thế chân vạc từ đó chiếm lại giang sơn cho nhà họ Lưu. Lưu Bị kết liên minh với Tôn Quyền đánh bại đại hùng binh nam tiến của Tào Tháo, tiến chiếm Kinh Châu, Ba Thục, lập ra nhà Thục chia ba thiên hạ với hai nhà Tào, Tôn.
=>> Bài học rút ra: Cho dù có sâu cuốc bẫm nhưng không có một bản đồ, chiến lược, kế sách phù hợp thì rất có thể tay không vẫn hoàn tay không.
2. Vua Quang Trung (1753-1792)

Vua Quang Trung lập nghiệp thì lại có chút quá mức nổi bật. Từ nhỏ nhà vua đã được miêu tả là mắt sáng, mình đồng, giỏi võ nghệ, lúc lãnh binh thì đánh đâu thắng đó, quyền mưu khiến kẻ địch gặp nhà vua mà không thể nào kịp đoán thì ngài đã đánh đến nơi.
Kỳ tích quân sự của ngài có thể so sánh với Na-pô-lê-ông nước Pháp sau này. Các đối thủ của ngài lần lượt bị đánh cho không còn manh giáp như quân Xiêm, nhà Thanh, hay kỳ phùng địch thủ của ngài là Nguyễn Ánh cũng đã phải ba lần chạy ra đảo cầu viện khắp nơi. Những chiến thắng vang dội của vua Quang Trung đã đưa nghệ thuật chiến tranh tốc chiến, tốc thắng của quân Tây Sơn lên đỉnh cao.
Không những giỏi võ mà tài trị nước của vua Quang Trung cũng đã khiến cho nhiều người phải công nhận là vô cùng tiến bộ, nếu được áp dụng lâu dài sẽ khiến vận nước lên cao.
Tuy nhiên cái chết quá sớm khi ngài còn rất trẻ 39 tuổi. Sự nghiệp của ngài đương buổi rực rỡ, quá nhiều đồn đoán xoay quanh cái chết của bậc anh hùng dân tộc. Nhiều người cho rằng do nhà vua quá lao lực, áp lực trong công việc dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe.
=>> Bài học rút ra: Hãy quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe của bạn vì đó cũng là một yếu tố quan trọng hàng đầu bởi lập nghiệp tốn quá nhiều sức lực và thời gian.
3. Abraham Lincoln (1809-1865)

Nếu nói đến tổng thống Mỹ truyền cảm hứng đến cho những người dấn thân lập nghiệp thì không thể không nhắc đến tổng thống Abraham Lincoln người đã cởi xiềng xích cho nộ lệ da đen ở nước Mỹ.
Nhưng ít ai biết rằng trước khi trở thành tổng thống Hoa Kỳ thứ 16 năm 1861 sự nghiệp của Abraham Lincoln không thực sự khởi sắc mà còn thất bại thảm hại liên tục. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, ông đã cố gắng nhiều công việc, kinh doanh nhiều lần nhưng đều thất bại, đổ vỡ. Cuối cùng ông thấy mình thích nghành Luật, ông đã theo đuổi nghành Luật và trở thành một trong những luật sư nổi tiếng.
Sau khi tham gia sự nghiệp chính trị ông cũng không mấy khởi sắc. Ông liên tiếp thất bại trong việc ứng cử làm Thượng Nghị Sĩ. Sau nhiều lần thất bại, ông vẫn tiếp tục đấu tranh cho luật xóa bỏ nô lệ, cuối cùng đắc cử tổng thống Hoa Kỳ thứ 16.
Sau tuyên bố giải phóng nô lệ của ông, miền Nam nước Mỹ tuyên bố ly khai và tuyên chiến với miền bắc nhằm chống lại đạo luật giải phóng nô lệ. Abraham Lincoln đã lãnh đạo miền bắc chiến thắng và thống nhất Hoa Kỳ. Tuy nhiên vào ngày 15/04/1965, Tổng thống Abraham Lincoln bị ám sát ở rạp hát Ford.
Nước Mỹ đã mất đi một vĩ nhân như thế. Cuộc đời và sự nghiệp của Tổng thống Abraham Lincoln sẽ vẫn được nhiều thế hệ sau học tập và tưởng nhớ.
Bài học rút ra=>> Kiên trì theo đuổi mục tiêu đến cùng