Tích lũy việc thiện, hành động vị tha (Trích "Tuổi 20 hiên ngang bước vào đời" - Inamori Kazuo)
Người Trung Hoa xưa có câu: “Gia hành thiện, ắt nhận báo đáp,” tức là gia đình nào tích lũy nhiều việc thiện ắt gặp được điều tốt....
Người Trung Hoa xưa có câu: “Gia hành thiện, ắt nhận báo đáp,” tức là gia đình nào tích lũy nhiều việc thiện ắt gặp được điều tốt. Gia đình nào có tổ tiên hành thiện sẽ mang lại hậu vận hạnh phúc cho con cháu. Người Trung Hoa tin như vậy.
Trước nay, tôi vẫn luôn tâm niệm thế gian này có luật nhân quả, báo ứng và truyền đạt điều đó với mọi người. Thời trẻ, tôi từng đọc cuốn sách Vận mệnh và lập mệnh của Yasuoka Masahiro. Tôi cảm kích sâu sắc cuốn sách này:
Ai cũng có vận mệnh.
Con người sống dựa vào vận mệnh,
Trong cuộc đời, suy nghĩ nhiều thứ và làm nhiều thứ.
Suy nghĩ lương thiện dẫn đến việc hành thiện, hoặc là
Suy nghĩ độc ác dẫn đến việc làm điều xấu,
Từ đó, vận mệnh đổi thay.
Vận mệnh không phải không thay đổi được.
Mặc dù sống dựa vào vận mệnh nhưng trong cuộc đời thực ra tồn tại luật nhân quả, báo ứng. Nếu suy nghĩ hướng thiện và làm điều tốt, vận mệnh sẽ chuyển sang hướng tích cực; nếu suy nghĩ tồi tệ và làm điều xấu, vận mệnh sẽ chuyển sang hướng tiêu cực. Yasuoka muốn để lại cho hậu thế câu nói này trong cuốn Vận mệnh và lập mệnh: Làm việc thiện hay đối xử tốt và thân thiện với mọi người là rất quan trọng.
Từ xưa, người Nhật đã có câu nói: “Tình thương không phải vì người khác.” Làm việc tốt cho người khác thì chắc chắn may mắn sẽ quay về với mình. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp vì đối xử tốt với người khác lại khiến bản thân gặp rắc rối, bị tổn hại. Ví dụ, bạn thân của bạn lâm vào tình cảnh khổ sở, muốn tìm người đồng bảo lãnh để vay tiền. Vì thực sự muốn giúp nên bạn đồng ý, rốt cuộc bạn gặp rắc rối và mất toàn bộ tài sản.
Xét từ khía cạnh này, sự giúp đỡ người khác chia thành hai loại. Thứ nhất là tiểu thiện và thứ hai là đại thiện.
Sự giúp đỡ người khác chia thành hai loại. Thứ nhất là tiểu thiện và thứ hai là đại thiện.
Tiểu thiện là khi bạn bè gặp khó khăn, cần người đồng bảo lãnh để vay tiền, bạn cảm thấy cậu ấy đáng thương nên đồng ý. Khi bạn hỏi thử tại sao cậu ấy cần nhiều tiền, thực ra cậu ấy mở công ty dịch vụ tang lễ, vì sống bất cần, không suy tính nên rơi vào tình trạng hiện tại. Việc bạn đồng ý cùng bảo lãnh ngược lại khiến người bạn đó đi theo chiều hướng xấu hơn. Lúc này, bạn có thể bị cho là vô tâm nếu từ chối, nhưng đó mới là đại thiện. Khi tích lũy việc thiện hay đối xử tốt với người khác, tôi phải phân biệt rõ tiểu thiện và đại thiện. Ngay ở hiện tại, tôi vẫn không ngừng suy nghĩ như thế. Chẳng hạn, nếu nuông chiều con quá mức thì cuộc đời đứa trẻ mai sau sẽ không thể thuận buồm xuôi gió. Muốn ngắm nhìn vẻ đáng yêu của trẻ, muốn dành điều tốt đẹp cho con thực ra là tiểu thiện. Vì đã quen với tiểu thiện nên đứa trẻ ấy không thể trưởng thành một cách tuyệt vời. Đó là lý do người ta nói: “Tiểu thiện giống đại ác.” Đừng nuông chiều con cái mà phải dạy dỗ nghiêm khắc. Người xưa có câu: “Để đứa trẻ đáng yêu rời xa vòng tay bao bọc.” Bạn vẫn yêu thương trẻ nhưng hãy để trẻ tự bước đi trên hành trình vất vả, dạy dỗ trẻ nghiêm khắc trên đường đời. Có thể chung quanh buông lời chỉ trích: “Để đứa trẻ non nớt như thế ra ngoài xã hội, đúng là bà mẹ tàn nhẫn. Cậu bé đó đúng là đáng thương.” Nhưng ngược lại, việc dám để trẻ trải nghiệm khổ cực mới khiến chúng nên người, trở thành cá thể tuyệt vời của xã hội. Đó chính là đại thiện.
Với tầm nhìn hạn hẹp, đại thiện dường như tàn nhẫn; nhưng nếu biết nhìn xa trông rộng, tiểu thiện chính là đại ác.
Với tầm nhìn hạn hẹp, đại thiện dường như tàn nhẫn; nhưng nếu biết nhìn xa trông rộng, tiểu thiện chính là đại ác.
- Gửi đến người bạn: Hoàng Anh
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất