Mỗi khi nhắc tới Gia Cát Lượng thì điều ai cũng khẳng định đó là 1 thiên tài trên thông thiên văn dưới tường địa lý. Ông có nhiều kế sách rất đỗi không tưởng giúp Thục Hán trở thành 1 thế lực lớn tạo ra thế chân kiềng Tam Quốc.Những ai là fan của truyện Tam Quốc chắc chắn không thể không biết tới kế sách thuyền cỏ mượn tên của Khổng Minh Gia Cát. Nguyên nhân của sự kiện này đơn giản chỉ vì Chu Du vốn đã coi Gia Cát Lượng là mối nguy hiểm tiềm tàng với Đông Ngô nên luôn cố gắng tìm cách triệt hạ. 1 trong những kế sách đó là yêu cầu Gia Cát Lượng làm hơn vạn mũi tên trong vòng 3 ngày phải xong việc. Đó có thể coi là việc bất khả thi bởi thợ làm tên đã được Chu Du dặn là phải làm chậm nhất có thể nên việc 3 ngày chứ 30 ngày cũng chưa chắc đã xong. Gia Cát hiểu bụng dạ Chu Du nhưng vì liên minh Thục Ngô vẫn phải nhận lời. Ông không làm gì trong 2 ngày đầu và ngày cuối ông mang thuyền cỏ ra thủy trại quân Tào rồi đánh trống thị uy. Tào Tháo thấy bên ngoài trời tối sương mù dày đặc,lại sợ quân Ngô giỏi thủy chiến chơi phục kích nên chỉ dám bắn tên ra để đuổi. Gia Cát tiên sinh trúng mánh lớn thu về hơn vạn mũi tên nộp Chu Du ngay hôm sau trước sự ngỡ ngàng của ba quân. Có lẽ chi tiết này đã khiến bao người thần tượng hóa Gia Cát Lượng lên tầm thần cơ diệu toán. Nhưng theo suy nghĩ bản thân tôi,cái chiến tích thuyền cỏ mượn tên này thật sự có nhiều điểm nghi vấn đến mức bất khả thi. Kế sách này nghe qua có vẻ là hợp lý nhưng lại rất đỗi phi lý trên thực tế và tôi có 3 lý do sau để phản bác kế hoạch này của Ngọa Long tiên sinh.
Thứ 1:Thuyền cỏ dù nhỏ nhưng đâu dễ dùng
Cần phải nói là chiến trường chính yếu trong trận Xích Bích chính là trên sông nước nên hiển nhiên đây sẽ là nơi bị kiểm soát rất nghiêm ngặt.Về mặt kỹ thuật,1 con tàu có thể chịu được hàng ngàn mũi tên cắm thì không thể là 1 con thuyền cỡ nhỏ được. Theo nhiều bộ phim Tam Quốc,đó là những con thuyền có trọng tải ít nhất là hơn vài chục người và những con tàu như vậy thường là tàu buôn hoán cải thành tàu quân sự. Nếu trong thời bình,tàu thuyền ra vào cảng đã bị kiểm soát thì thời chiến như Tam Quốc như vậy,việc cho phép không chỉ 1 mà nhiều con tàu cỡ vừa như vậy ra khỏi cảng là điều rất khó. Cần phải nói thêm rằng mọi con tàu muốn xuất cảng trong chiến sự đều phải được sự cho phép ở cấp cao nhất là Đô Đốc Chu Du. Mặc dù có liên minh Ngô Thục và Gia Cát Lượng có thể có 1 số nguồn lực nhất định trong đó có tàu bè nhưng hiển nhiên với việc ông ta bị Chu Du liệt vào danh sách đen thì những nguồn lực này không thể không bị kiểm soát. Chu Du nếu biết Gia Cát có ý định dùng kế thuyền cỏ mượn tên thì không bao giờ ông cho phép những con tàu đó được xuất cảng và việc theo dõi nhất cử nhất động của Gia Cát Lượng thì việc điều động 1 số lượng tàu như vậy hiển nhiên là Gia Cát sẽ hiểu là liều lĩnh.
Thứ 2: Quân Tào không hề vô dụng như vậy
Nói đến Tào Tháo ai cũng nghĩ ngay tới tính đa nghi. Không chỉ Tào Mạnh Đức mà bất cứ vị tướng lĩnh nào khi giao chiến trong hoàn cảnh không giỏi thủy chiến mà lại có tàu địch ẩn trong sương mù thì việc giữ thế thủ là cần thiết. Tuy nhiên cũng cần phải hiểu rằng để kế thuyền cỏ mượn tên thành công thì tàu của Ngọa Long tiên sinh phải đi vào tầm bắn của cung tên và nếu làm như vậy sẽ là 1 sai lầm hết sức ngớ ngẩn của Gia Cát. Quân Bắc Ngụy là đội quân rất mạnh về bộ binh,kỵ binh .Sở trường của quân Bắc Ngụy còn ở khả năng công thành nên họ có 1 số lượng hùng hậu máy bắn đá.So với cung tên ,máy bắn đá có tầm bắn xa hơn và đặc biệt là uy lực rất kinh khủng.Những bức tường thành bằng đất đá dày còn sụp nếu là con tàu bện cỏ kia thì sẽ vỡ vụn như củi khô.Trận Xích Bích là 1 chiến dịch quân sự lớn với huy động lên tới 100 vạn quân từ phía Bắc Ngụy nên hiển nhiên số lượng máy bắn đá là rất khủng.Doanh trại quân Tào sẽ là 1 pháo đài khổng lồ,nếu họ cùng lúc dùng hết số máy bắn đá họ có thì số phận của Ngoạ Long tiên sinh trên thuyền cỏ sẽ rất thê thảm.
Thứ 3: Tên đó dùng sao được
Nếu giả sử Gia Cát Lượng có thể mang được 10 vạn mũi tên về thì mọi thứ vẫn chưa kết thúc.Khoan đã, ngài Khổng Minh ngài quên mất đó là tên của quân Bắc Ngụy hay sao,quân Đông Ngô đâu dùng được.Bởi mỗi đội quân sẽ có chuẩn vũ khí khác nhau, người phương Bắc với người phương Nam thể lực khác nhau.Điều kiện kinh tế cũng như nguyên liệu sản xuất khác nhau,nên cung và tên cũng có sự khác biệt.Nếu Gia Cát giao ra 1 lô hàng sai sót về tiêu chuẩn chất lượng,chủng loại thì Chu Du lại càng có cớ để xử ông.