Rảo bước mỏi chân quanh nhà sách, tôi nhận ra một điều khá thú vị mà có lẻ ít bạn để ý tới là thị trường có vô vàn cuốn sách viết về Marketing, nhưng sách về Branding lại có số lượng khiêm tốn hơn một cách đáng kể. Ít về mặt số lượng không đồng nghĩa với việc chất lượng các đầu sách Branding không tốt.
Đọc mà tâm đắc, hay quá, kiểu như có thể vỗ đùi bất cứ lúc nào
Đọc mà tâm đắc, hay quá, kiểu như có thể vỗ đùi bất cứ lúc nào
Cuốn Brand Originality - Thương Hiệu Nguyên Bản chính là quyển sách tốt như thế đó. Nó tốt cả về phần đọc và hình ảnh, "no mắt" là bản đồ kho báu hoa tiêu cho đại hải trình sau này của bạn.

Tổng quan sách.

Nội dung.

_ Tháo gỡ những nút thắt về chuyện làm thương hiệu như: Chọn nghệ thuật hay thương mại? Lợi nhuận có nên là mục tiêu? Tại sao thương hiệu mãi không bứt phá?...Sách cũng bao gồm nhiều case study lớn nhỏ trong và ngoài nước cùng bài tập thực hành rèn luyện tư duy, kích thích sáng tạo cho người đọc.
_ Nét đặc trưng xuyên suốt của các số ấn phẩm Aa (A lớn a nhỏ) đó chính là nội dung được chia là ba phần:
Phần 1 - Tầm (nhìn): Cung cấp nền tảng về tư duy, với cơ sở lý thuyết cô đọng, những góc nhìn mới lạ cùng lời giải cho những vấn đề nhức nhối trong ngành sáng tạo.
Phần 2 - Tâm (điểm): Là “bữa tiệc” xu hướng về xây dựng thương hiệu, thiết kế, sáng tạo. Tâm (điểm) sẽ cung cấp bài học kinh nghiệm từ những vị khách mời đặc biệt, và những bài viết về các chủ đề nóng hổi xoay quanh chuyện làm thương hiệu.
Phần 3 - (khởi) Tạo: Là nơi kiến thức được ôn tập một lần nữa thông qua việc thực hành kết hợp giải trí. Chân dung khách hàng thực tế qua phương pháp Empathy Mapping:
-NGHĨ: lời nói và suy nghĩ thực tế của khách hàng.
- LÀM: điều khách hàng thật sự làm.
- NÓI: điều mà khách hàng bộc lộ ra ngoài.
- CẢM NHẬN: trạng thái cảm xúc của người dùng.

Quyển sách này dành cho ai.

_ Và nếu bạn chán ngán với những dòng chữ dày đặc, giáo điều: ấn phẩm còn là “Bữa tiệc nhìn”. Với phong cách chủ đạo là Swiss design, phần bìa phát sáng ấn tượng của 2 gam màu tương phản Cam – Xanh, cùng bố cục độc đáo, hiện đại.
_ Tăng tính mlem cho sản phẩm Desiger: với điểm nhấn Không gian âm trong từng trang sách giúp bạn vừa thu nạp kiến thức, trải nghiệm thị giác tinh tế, phá cách.
_ Ấn phẩm dành cho bất cứ ai từng đau đầu với 2 chữ thương hiệu: từ chủ thương hiệu, chiến lược gia, marketer, đến designer...
Làm thương hiệu, không gì đáng sợ hơn hai chữ tầm thường – nghĩa là không ai ghét, không ai thương. “Thương hiệu nguyên bản” chính là lời giải để thương hiệu bứt phá giữa thị trường “ngàn cái như một”.

Bài học hay trong sách.

Điểm tựa thương hiệu.

_ Quý nhất của một doanh nghiệp là tạo được tiếng vang thương hiệu, được khách hàng khắc ghi. Vây mà đáng buồn thay ở hành trình đó rất nhiều người đã bỏ cuộc để theo đuổi tầm nhìn ngắn hạn.
Cái tiếng thương hiệu nghe gần mà cũng xa. Khi bạn là nhà kinh doanh cá nhân theo thời gian người tiêu dùng chỉ nhớ đến bạn là thương hiệu giá rẻ bở bạn khuyết mãi quá thường xuyên rồi dần già cửa hàng bạn bị phụ thuộc vào Voucher, tặng kèm... Còn khi bạn kinh doanh xe hạng sang như Packard, vì tránh bị giảm doanh số trong khủng hoảng. Packard đã sản xuất xe tầm trung ồ ạt rồi thương hiệu bị hoen ố và dần bị thay thế bới Cadillac ở phân khúc hạng sang.

Vì sao yếu tố thị giác quan trọng.

"Vật cản" sẽ giúp khách hàng lựa thêm đồ trước khi đến với quầy mình mong muốn.
"Vật cản" sẽ giúp khách hàng lựa thêm đồ trước khi đến với quầy mình mong muốn.
_ Thị giác: giác quan mạnh mẽ nhất vượt qua các giác quan khác và thuyết phục chúng ta chống lại logic (đơn cử như là ảo giác). Như Walmart trưng bày sản phẩm đang giảm giá ngay tại cửa vào, kèm theo slogan “Giá rẻ mỗi ngày”. “No” con mắt, “đói” túi tiền.
_ Thính giác: âm thanh tạo nên nhịp điệu trong con người tức muốn thay đối "mood" hãy đổi âm nhạc. Ông nào hay đi ăn với người yêu trong nhà hàng là hiểu ngay.
_ Khước giác: mùi hương có khả năng kích thích ký ức lần cảm xúc một cách nhanh chóng sống động. Walmart sử dụng hình ảnh xe đẩy trống và bảng giá khổ lớn để tạo cảm giác “giá hời” cho khách hàng. Họ cố tình trưng bày những sản phẩm đang trong chương trình giảm giá ngay tại cửa vào.
_ Vị giác: góp phần tạo nên trải nghiệm thú vị nhưng cần sự tương tác thêm từ các giác quan khác để tạo nên trải nghiệm đặc biệt. Như những siêu thị có quầy ăn trực tiếp tại chổ và cũng tăng được tỷ lệ mua hàng.
_ Xúc giác: giác quan đầu tiên chúng ta phát triển cho phép đánh giá sơ bô qua việc cầm nắm, cẩm nhận và điều khiển. Hãng xe thường tổ chức buổi lái thử tạo nên hiệu ứng sỡ hữu qua những lần tiếp xúc, trải nghiệm khả năng chi trả của họ sẽ tăng lên.
Walmart để xe đẩy khổng lồ để khách hàng luôn thấy bên mình là một chiếc xe trống cần lấp kín. Điều này kích thích hành động mua sắm.

Đừng cố làm hài lòng tất cả mọi người.

_ Lối mòn suy nghĩ đầu tiên là:
"Thương hiệu thành công là thương hiệu phải được tất cả mọi người yêu quý".
Một tiệm bánh Oraganic với chỉ những loại ít béo, ít đường... vẫn có thể "ngon" hơn tiệm bánh thập cẩm với đầy đủ phân loại từ chay mặn hay đang trendy thậm chí là ngoài lề như đá bào milo.
=> Tiệm bánh thập cẩm như anh bạn thân thiện gặp ai cũng chào nói nhưng chả có lấy người bạn trung thành nào cả hãy nhớ ông kẹ Vinamilk dẫn đầu ngành sữa nước ta cũng chỉ chiếm hơn nữa một chút. Điều đó dẫn đến bài học về phân khúc thị trường.
Tăng trưởng của VNM ngày càng khó khăn.
Tăng trưởng của VNM ngày càng khó khăn.
Quy mô thị trường rộng:
_ Tiếp thị không phân biệt: tiếp cận số lượng lớn khách hàng. Sản xuất và phân bố đại trà bỏ qua ranh giới của các giai đoạn thị trường.
_ Tiếp thị phân biệt: tham gia vào nhiều giai đoạn thì trường có cách tiếp cận riêng biệt từng đoạn thị trường.
Quy mô thị trường hẹp:
_ Tiếp thị tập trung: tập trung vào một hoặc một phân khúc hay thị trường ngách.
_ Tiếp thị vi mô: tiếp thị địa phương- Local marketing thành phố, vùng lân cận hay các cửa hàng cụ thể.

Kết bài.

_ Thật ra là trường tôi review cuốn này cuốn quá nên quyết định mua. Và đây là một lựa chọn hoàn toàn đúng xóa tan đi trí óc mù mịt của tôi. Không nặng về lý thuyết và phong cách thiết kế phá cách trong sự tối giản, sách là một sự lựa chọn phù hợp cho những người đã, đang và sẽ theo đuổi hành trình xây dựng thương hiệu.
Bài viết này chỉ tóm tắt những gì là tinh túy nhất còn nếu muốn cảm nhận sâu sắc hơn thì bạn có thể mua sách đọc trực tiếp. Và vẫn là câu slogan cũ, nếu thấy bài viết này hay và hữu ích thì có thể để lại comment bên dưới và nhấn phím lên để ủng hộ tác giả.