Câu hỏi gốc: Có phải TQ đã thực sự đánh cắp công nghệ Shinkansen của Nhật Bản, dường như có rất nhiều lời buộc tội từ người dân Nhật Bản?

Trả lời bởi Janus Dongye, Nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge (2012-nay)
Chà, đây là một câu chuyện dài và phức tạp. Tôi sẽ kể câu chuyện và bạn có thể đưa ra đánh giá của riêng bạn.
GIAI ĐOẠN I: MUA TỪ MỌI NGƯỜI (2004 - 2010)
Trở lại đầu năm 2004, khi TQ muốn giới thiệu tàu cao tốc cho cả nước, họ không thể tự thiết kế và sản xuất. Vì vậy, bộ đường sắt TQ đã tổ chức đấu thầu quốc tế. Nhiều nhà thầu quốc tế như Kawasaki (Nhật Bản), Siemens (Đức), Bombardier (Canada) và Alstom (Pháp) đã tham gia đấu thầu. Thay vì chọn một nhà thầu duy nhất, Bộ đường sắt TQ yêu cầu mỗi công ty thiết kế và sản xuất loại tàu cao tốc của riêng họ. Điều kiện là chúng phải được sản xuất tại TQ và chúng phải chấp nhận tiêu chuẩn tín hiệu từ TQ.
Những công ty vui vẻ chấp nhận các điều khoản và điều kiện. Vì vậy, họ đã cấp phép cho công nghệ của riêng họ và xây dựng các chuyến tàu cá nhân của họ.
Trong thập kỷ từ 2004 đến 2014, mạng lưới đường sắt cao tốc của TQ điều hành nhiều loại tàu từ các công ty khác nhau.
Đây là danh sách:
CRH1
CRH1 được mua từ dòng Bombardier Regina, và tốc độ tối đa của nó là khoảng 200km/h. Trong tiêu chuẩn TQ, nó không được gọi là tàu cao tốc.
Sê-ri Regina thường được tìm thấy từ các chuyến tàu ở châu Âu. Hình dạng của chúng giống hệt nhau.
CRH2
RH2 được cấp phép từ Công ty Công nghiệp nặng Kawasaki (川崎重工業車両). Người Nhật quá sợ người TQ sao chép công nghệ Shinkansen của họ, vì vậy họ đã chọn một phiên bản cũ hơn của Shinkansen E2-1000. Phiên bản này cũng được gọi là Yamabiko chạy trên mạng đường sắt JR-East. Tốc độ của nó là khoảng 300km/h nhưng tốc độ CRH2 bị giới hạn ở 250km/h.
Phiên bản gốc của Nhật Bản E2:
Vâng, chúng giống hệt nhau vì người TQ mua từ người Nhật. Nó không phải là ăn cắp.
Vào ngày 23 tháng 7 năm 2011, một chiếc CRH1 và CRH2 đã va chạm vào cây cầu khiến 40 người chết (Va chạm tàu Ôn Châu). Nó được cho là một vấn đề điều khiển mạng lưới.
CRH3

CRH3 được thiết kế bởi Siemens tại Đức và được sản xuất tại TQ. Giấy phép dựa trên dòng Velaro: Siemens Velaro. Loại tàu này thường thấy ở Đức, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.
Germany ICE:
British Eurostar:
Turkey TCDD:
Chúng đều là các con tàu giống nhau!
CRH4
Không có CRH4 vì 4 là con số không may mắn ở TQ!
CRH5
CRH5 được thiết kế bởi Alstom ở Pháp. Và nó được cấp phép dựa trên dòng Pendolino. Tốc độ tối đa của nó là 280km/h.
Giờ đã thấy chưa nào, người dân TQ thực sự thích những chuyến tàu từ Canada, Nhật Bản, Đức và Pháp. Chúng tôi không ăn cắp công nghệ. Chúng tôi đang mua chúng bằng đô la thật!
GIAI ĐOẠN II: BẮT CHƯỚC CHÍNH BẠN THÔNG QUA CÁC LIÊN DOANH (2008 - 2014)
Sau khi thử nhiều chuyến tàu khác nhau, Bộ đường sắt TQ đã chọn ra dòng tàu tốt nhất và các công ty tương ứng của họ. Sau đó, TQ yêu cầu họ tùy chỉnh tàu để đáp ứng nhu cầu mới: 380km/h. Và những chuyến tàu đó phải tương thích với tiêu chuẩn tín hiệu đường sắt của TQ và chúng phải được sản xuất tại TQ.
Nhật Bản rút lui
Tuy nhiên, người Nhật từ chối cung cấp thiết kế tùy chỉnh cho tiêu chuẩn 380km/h vì họ nghĩ rằng công nghệ 380 là chìa khóa cho Shinkansen mới nhất của họ và nó phải được áp dụng đầu tiên tại Nhật Bản. Tiêu chuẩn E7 hoặc 700 hiện tại của họ vẫn chạy khoảng 350km/h. Sau đó, họ quyết định rút sản xuất và tất cả các hợp tác tiếp theo với TQ.
Đồng thời, Bộ đường sắt TQ cũng yêu cầu các đoàn tàu mới được sản xuất bởi các công ty liên doanh ở TQ. Đây cũng là lý do tại sao người Nhật đã chọn rút lui. Nhưng Siemens và Bombardier đã đồng ý vì phần lớn doanh thu của họ là ở TQ và họ ko thể mất một thị trường lớn của TQ.
Sau khi thành lập các công ty liên doanh với Siemens và Bombardier, các công ty nội địa TQ đó chịu trách nhiệm sản xuất một phần linh kiện như các sản phẩm thay thế trong nước. Thông qua sản xuất lai, họ có thể âm thầm học hỏi và làm chủ hầu hết các quy trình thiết kế và sản xuất.
CRH380A - Thiết kế nội địa đầu tiên
Việc phát triển CRH380A bắt đầu vào đầu năm 2008, ban đầu được giao cho người Nhật thiết kế tàu mới 380km/h cho tuyến đường sắt cao tốc được đề xuất: Bắc Kinh - Thượng Hải. Nó được cho là thương hiệu hàng đầu của tất cả. Tuy nhiên, người Nhật đã quyết định bỏ dự án và họ đã rút tất cả các vật liệu và công nghệ chính để hoàn thành dự án.
Tuy nhiên, người TQ đã quyết định tiếp tục dự án bất kể Nhật Bản đã rút lui. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với một rào cản lớn vì người Nhật chỉ tiết lộ công nghệ áp dụng cho 250km/h. Và TQ thậm chí không có quyền truy cập vào toàn bộ mã nguồn của hệ thống kiểm soát.
Để vượt qua rào cản công nghệ, kể từ cuối năm 2008, Bộ đường sắt và Bộ khoa học và công nghệ TQ đã thành lập một đội đặc biệt có tên là Dự án 226 (Project 226). Mục tiệu của nhóm nghiên cứu là để xác định các vấn đề về công nghệ then chốt từ những chỗ thiếu sót (identify key technological problems from the gap). Bằng cách sử dụng quyền lực hành chính cộng sản, Dự án 226 đã gom các tài năng từ ba công ty thiết kế nội địa: Qingdao Sifang, CRRC, và CR Tangshan, cũng có 25 trường đại học, 56 phòng thí nghiệm quan trọng và 500 OEM tại TQ. Điều này bao gồm hơn 500 nhà nghiên cứu và 10000 kỹ sư đã đóng góp cho dự án này.
Năm 2010, TQ đã thiết kế thành công tích hợp phương tiện, cấu trúc liên kết khí động học, hệ thống chịu lực, truyền động và hệ thống phanh, hệ điều hành tàu, cung cấp lực kéo, vật liệu chính và các bộ phận, v.v.
Do đó, CRH380A là thiết kế nội địa đầu tiên của tàu cao tốc TQ. Khi được ra mắt vào năm 2010, người Nhật đã rất tức giận đến nỗi họ nghĩ rằng công nghệ của họ đã bị đánh cắp bởi người TQ. Và diện mạo của 380A khá tương tự với dòng Shinkansen E2. Điều họ không hiểu là nếu công nghệ thực sự bị đánh cắp, tại sao người TQ có thể tự cải thiện tốc độ từ 250km/h lên 380km/h?
CRH380-B tiếp tục sử dụng công nghệ tùy chỉnh của Siemens và tốc độ tối đa được cải thiện lên 380km/h.
CRH380-C Phương tiện đường sắt Changchun đã phát hành một mũi được thiết kế lại gắn trên thân CRH380B vào ngày 6 tháng 12 năm 2010. Nó được gọi là CRH380CL.
CRH380-D tiếp tục sử dụng công nghệ Bombardier. Và nó được thiết kế đặc biệt cho TQ với tốc độ 380km/h và nó được sản xuất bởi liên doanh Sifang (Thanh Đảo) của Bombardier tại TQ.
GIAI ĐOẠN III: THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT HOÀN TOÀN TRONG NƯỚC (2014 - 2018)
Sau 15 năm trau dồi tài năng và tích lũy công nghệ, người TQ cuối cùng đã bắt đầu đổi mới và tự chế tạo tàu cao tốc, mặc dù một số bộ phận của thành phần tàu vẫn cần phải nhập khẩu.
CRH6
CRH6 là thế hệ mới của tàu cao tốc đi trong khu vực / di chuyển ngắn, được thiết kế bởi CSR Qingdao Sifang Locomactor & Rolling Stock. Chuyến tàu này nhằm mục tiêu cho giao thông tốc độ thấp đi lại khoảng 200km/h.
Fuxing
Fuxing là dòng tàu đầu tiên được coi là một thương hiệu tiêu chuẩn cao của TQ. Fuxing có nghĩa là “sự trẻ hóa tuyệt vời của người TQ” vì vậy nó mang theo khát vọng và điều ước của người TQ.
Fuxing được thiết kế và tối ưu hóa dựa trên dữ liệu chạy (running data) được thu thập từ 600.000km hoạt động tàu cao tốc hiện hành trong 10 năm qua, nhờ quy mô lớn của mạng lưới đường sắt TQ, ngay cả Nhật Bản cũng không có quy mô dữ liệu này.
Vào ngày 15 tháng 7 năm 2016, hai đoàn tàu Fuxing ở hai hướng ngược nhau đã vượt qua nhau với tốc độ 420km/h (tốc độ tương đối với nhau là 840km/h) trong quá trình chạy thử trên đường sắt cao tốc Trịnh Châu-Từ Châu. Ngày nay, các chuyến tàu Fuxing hoạt động với tốc độ 350km/h dọc theo hầu hết các tuyến đường sắt cao tốc, đây là tàu không điện từ (non-maglev) chạy nhanh nhất thế giới trong mục đích thương mại.
Vào ngày 24 tháng 12 năm 2018, đêm Giáng sinh, CRRC vừa phát hành bốn loại tàu Fuxing mới:
Olympic mùa đông Bắc Kinh - Loại hình chưa được tiết lộ
Và nội thất của nó là một trong những thứ tốt nhất tôi từng thấy.
Một đoàn tàu Fuxing mới khác là CR200J chạy tới 160km/h. Tàu này sẽ rất rẻ để sản xuất và nó cũng có thể chạy trên đường sắt thông thường.
Chuyến tàu này sẽ thay thế tất cả các đoàn tàu màu xanh lá cây cũ ở TQ và nó sẽ chạy dọc theo các khu vực nghèo chưa có tàu cao tốc.
Bắt đầu từ đây:
Và đến đây:

Trong tương lai, chúng tôi tin rằng ngày càng nhiều loại tàu nội địa sẽ được thiết kế và sản xuất. Điều này đã tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cho thanh niên TQ. Em trai tôi học chuyên ngành kỹ thuật điện từ một trong những trường đại học hàng đầu ở Bắc Kinh. Anh ta vừa được tuyển dụng làm kỹ sư tốt nghiệp tại CRRC tại Thanh Đảo, đây là tổ chức thiết kế và sản xuất hầu hết các tàu cao tốc ở TQ.
Và đoán xem có bao nhiêu ứng viên từ trường đại học của anh ấy đã tham dự các cuộc phỏng vấn CRRC năm 2018? 200 ứng viên! Và tất cả họ đều có bằng thạc sĩ! Và CRRC chỉ chọn 10 người trong số họ. Sau đó, bạn có thể tưởng tượng các cuộc phỏng vấn cực kỳ cạnh tranh mà anh ấy đã trải qua. Điều này rõ ràng là cạnh tranh hơn so với các cuộc phỏng vấn của Google. Sau khi nghe tin từ anh ấy, tôi đã gửi cho anh ấy một lời chúc mừng lớn đến thành tích này.
Hàng năm, CRRC đã tích lũy được hàng trăm tài năng xuất sắc nhất từ khắp TQ. Những người đó không chỉ thông minh mà còn chăm chỉ. Xem xét rất nhiều tài năng trong CRRC, chúng ta không nên đánh giá thấp kỹ thuật và sự đổi mới từ họ trong tương lai. Công ty đại diện cho thương hiệu “Made-in-China” cao cấp mới giống như DJI trong lĩnh vực drone.

Tiện thể, tôi đã đi du lịch nhiều lần đến Nhật Bản. Và tôi đã mua vé đường sắt JR mỗi lần đi. Và tôi cũng đã đi qua loại nhanh nhất Nozomi từ Hakata đến Tokyo. Mặc dù trải nghiệm ở Nozomi rất dễ chịu đặc biệt là với bento ngon, tàu vẫn rung lắc liên tục khi đi vào đường hầm. Ngược lại, tôi cảm thấy rằng trải nghiệm trong Fuxing mượt mà hơn nhiều. Cân bằng một đồng xu không phải là một vấn đề.
Và tổng số chuyến đi từ Fukuoka đến Tokyo là khoảng 1069km và tôi mất 5 giờ và 23.000 yên ($210). Ngược lại, khoảng cách từ Bắc Kinh đến Thượng Hải là 1318km và tôi mất 4 giờ 18 phút trong Fuxing và tiêu tốn của tôi 550RMB ($80). Với thực tế tôi đã liệt kê, tôi nghĩ rằng người Nhật cần phải đối mặt với thực tế là người TQ đã làm tốt hơn.
Liệu người TQ có đánh cắp từ Nhật Bản hay không, giờ thì bạn có thể đưa ra phán xét bây giờ.
Và cảm ơn vì đã đọc bài viết dài này.

Bài dịch của Christian Wade tại group Quora Việt Nam.